Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tại sao hầu hết những nhà văn nổi tiếng đều tự nhận ngày xưa mình học không giỏi?
Nói về vấn đề này chắc hẳn chúng ta đều rất thắc mắc. Arthur đã dùng toàn bộ số điểm của mỗi bài kiểm tra suốt 9 năm học qua để đưa ra cách lí giải và nhìn nhận tạm thời như sau. Trước hết chúng ta đi vào dẫn chứng...
Khi làm tập làm văn chúng ta có những quy tắc cần phải tuân thủ. Tôi lấy ví dụ từ quy tắc trong Mở bài- Thân bài- kết bài . Điều khiến bản thân tôi cảm thấy bó buộc chính là: Mở bài nhất quyết phải đề cập tới vấn đề nghị luận/ miêu tả.
Nếu như ai đã đọc đoản văn “Lời nàng kể cho tôi” của Arthur, có thể dễ dàng nhận thấy toàn bộ phần trên của đoạn tự kí không hề đề cập tới truyện Kiều. Danh tính của nhân vật chỉ được hé lộ ở dòng cuối cùng của đoản văn. Điều này khiến người đọc đọng lại trong lòng cảm giác ngỡ ngàng, chua xót và mới lạ. Thử hỏi nếu tôi bắt đầu một đoản văn phong cách Phòng Giáo Dục thế này, các bạn còn thấy hấp dẫn không nhé?
“Tôi tên là Thuý Vân, tôi là con gái của một viên quan ngoại họ Vương. Chị gái tôi tên là Thuý Kiều...”
Vâng, không khác gì một bài khai báo tội phạm. Và hiếm thấy nhà văn nào mở đầu câu chuyện của mình bằng cái cách làm “ngộ nghĩnh” “Lạ lùng” này cả? Một ví dụ khác nhé? Năm học cấp hai, khi tả “ngày cuối rời khỏi trường cấp một” tôi đã kết bài thế này:
“Tôi đứng trong nắng chiều rực rỡ, cờ đỏ tung bay giữa trời xanh”
Và cô giáo tôi đã phê thế này:
- Lời tự nhủ đâu? Hứa hẹn đâu? Chốt lại đề bài đâu? Công thức đâu? Kết bài sơ sài! 5 điểm!!!
Từ đó, tôi không bao giờ dám làm chính mình nữa.
Tất cả những cái tôi và sự sáng tạo của học sinh đều bị gói gọn trong hai chữ công thức. “Người ta làm ra một cái mũ size M và ép buộc các giáo viên phải đội nó lên đầu các học sinh của mình dù đầu các em to hay nhỏ. Bắt học sinh ngồi trong lớp giơ tay như một cái máy và đến cuối năm thì nhận điểm A - một kí tự đánh giá chất lượng thịt.”(•)
“Mọi sự sáng tạo của học sinh bị bó chặt lại, còn các giáo viên là những người hùng bị vu oan.” (•) Tất cả đều hiểu được thế nào là sáng tạo, thế nào là tố chất nhưng vì để bảo đảm các học sinh của mình đều được lên lớp họ bắt buộc phải đưa các em đi theo một con đường giống nhau.
Một giáo viên lại chỉ có đồng lương ít ỏi trong khi ở các quốc gia tiên tiến khác, lương của giáo viên sánh ngang với bác sĩ. Bởi vì bác sĩ giúp bệnh nhân thở còn giáo viên giúp tim của họ thực sự đập trở lại.
Có một lần tôi và cô giáo đã nói chuyện với nhau như thế này:
- Cô có thấy Thuý Vân khổ không cô?
- Có chứ, ai chả có nỗi khổ riêng.
- Thế mình ghi vào bài văn thế nào ạ?
-“ Thuý Vân sướng”
- ...
Đúng vậy, chúng ta đều biết, nhưng chúng ta không thừa nhận. Cổ nhân có câu: “Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên?”. Thế nhưng hành động bây giờ của nền giáo dục có khác gì ép chúng ta “thương” một người theo công thức của họ? Cái giáo dục cần làm là định hướng cho chúng ta, còn quyền thương ai là ở cá nhân mỗi người.
Chúng ta sống trong tình trạng: “Viết theo cảm nghĩ của em, nhưng chấm theo cảm nghĩ của cô.” Điều này là quá bất công với các thế hệ học sinh, tuy chúng chỉ chiếm 20% dân số nhưng chúng là 100% tương lai.
Chính vì vậy đôi khi chúng ta vẫn tự hỏi: Người học kém văn đi làm nhà văn hết rồi, thế người học giỏi văn đâu ???
Câu trả lời chính là, dựa vào tình trạng giáo dục hiện nay, chúng ta không thể nhìn vào số phẩy điểm mà xác định đâu là học sinh giỏi đâu là học sinh dốt. Mà chỉ có thể chia làm hai thành phần: học sinh sống theo công thức và học sinh sống bằng trái tim.
Chẳng phải khi không mà các giáo viên thường nói:
- Ngày xưa A học giỏi lắm, nhưng cô ấn tượng với cách làm bài của B hơn.
Đó là vì các giáo viên muốn tìm lại hình ảnh của chính mình qua một học trò nào đó. Chính những học trò viết bằng trái tim đó đã thay họ nói lên những suy nghĩ mà kể từ khi làm một giáo viên - họ đã không có quyền nói ra nữa.
- Arthur Tố Cẩm -
Nói về vấn đề này chắc hẳn chúng ta đều rất thắc mắc. Arthur đã dùng toàn bộ số điểm của mỗi bài kiểm tra suốt 9 năm học qua để đưa ra cách lí giải và nhìn nhận tạm thời như sau. Trước hết chúng ta đi vào dẫn chứng...
Khi làm tập làm văn chúng ta có những quy tắc cần phải tuân thủ. Tôi lấy ví dụ từ quy tắc trong Mở bài- Thân bài- kết bài . Điều khiến bản thân tôi cảm thấy bó buộc chính là: Mở bài nhất quyết phải đề cập tới vấn đề nghị luận/ miêu tả.
Nếu như ai đã đọc đoản văn “Lời nàng kể cho tôi” của Arthur, có thể dễ dàng nhận thấy toàn bộ phần trên của đoạn tự kí không hề đề cập tới truyện Kiều. Danh tính của nhân vật chỉ được hé lộ ở dòng cuối cùng của đoản văn. Điều này khiến người đọc đọng lại trong lòng cảm giác ngỡ ngàng, chua xót và mới lạ. Thử hỏi nếu tôi bắt đầu một đoản văn phong cách Phòng Giáo Dục thế này, các bạn còn thấy hấp dẫn không nhé?
“Tôi tên là Thuý Vân, tôi là con gái của một viên quan ngoại họ Vương. Chị gái tôi tên là Thuý Kiều...”
Vâng, không khác gì một bài khai báo tội phạm. Và hiếm thấy nhà văn nào mở đầu câu chuyện của mình bằng cái cách làm “ngộ nghĩnh” “Lạ lùng” này cả? Một ví dụ khác nhé? Năm học cấp hai, khi tả “ngày cuối rời khỏi trường cấp một” tôi đã kết bài thế này:
“Tôi đứng trong nắng chiều rực rỡ, cờ đỏ tung bay giữa trời xanh”
Và cô giáo tôi đã phê thế này:
- Lời tự nhủ đâu? Hứa hẹn đâu? Chốt lại đề bài đâu? Công thức đâu? Kết bài sơ sài! 5 điểm!!!
Từ đó, tôi không bao giờ dám làm chính mình nữa.
Tất cả những cái tôi và sự sáng tạo của học sinh đều bị gói gọn trong hai chữ công thức. “Người ta làm ra một cái mũ size M và ép buộc các giáo viên phải đội nó lên đầu các học sinh của mình dù đầu các em to hay nhỏ. Bắt học sinh ngồi trong lớp giơ tay như một cái máy và đến cuối năm thì nhận điểm A - một kí tự đánh giá chất lượng thịt.”(•)
“Mọi sự sáng tạo của học sinh bị bó chặt lại, còn các giáo viên là những người hùng bị vu oan.” (•) Tất cả đều hiểu được thế nào là sáng tạo, thế nào là tố chất nhưng vì để bảo đảm các học sinh của mình đều được lên lớp họ bắt buộc phải đưa các em đi theo một con đường giống nhau.
Một giáo viên lại chỉ có đồng lương ít ỏi trong khi ở các quốc gia tiên tiến khác, lương của giáo viên sánh ngang với bác sĩ. Bởi vì bác sĩ giúp bệnh nhân thở còn giáo viên giúp tim của họ thực sự đập trở lại.
Có một lần tôi và cô giáo đã nói chuyện với nhau như thế này:
- Cô có thấy Thuý Vân khổ không cô?
- Có chứ, ai chả có nỗi khổ riêng.
- Thế mình ghi vào bài văn thế nào ạ?
-“ Thuý Vân sướng”
- ...
Đúng vậy, chúng ta đều biết, nhưng chúng ta không thừa nhận. Cổ nhân có câu: “Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên?”. Thế nhưng hành động bây giờ của nền giáo dục có khác gì ép chúng ta “thương” một người theo công thức của họ? Cái giáo dục cần làm là định hướng cho chúng ta, còn quyền thương ai là ở cá nhân mỗi người.
Chúng ta sống trong tình trạng: “Viết theo cảm nghĩ của em, nhưng chấm theo cảm nghĩ của cô.” Điều này là quá bất công với các thế hệ học sinh, tuy chúng chỉ chiếm 20% dân số nhưng chúng là 100% tương lai.
Chính vì vậy đôi khi chúng ta vẫn tự hỏi: Người học kém văn đi làm nhà văn hết rồi, thế người học giỏi văn đâu ???
Câu trả lời chính là, dựa vào tình trạng giáo dục hiện nay, chúng ta không thể nhìn vào số phẩy điểm mà xác định đâu là học sinh giỏi đâu là học sinh dốt. Mà chỉ có thể chia làm hai thành phần: học sinh sống theo công thức và học sinh sống bằng trái tim.
Chẳng phải khi không mà các giáo viên thường nói:
- Ngày xưa A học giỏi lắm, nhưng cô ấn tượng với cách làm bài của B hơn.
Đó là vì các giáo viên muốn tìm lại hình ảnh của chính mình qua một học trò nào đó. Chính những học trò viết bằng trái tim đó đã thay họ nói lên những suy nghĩ mà kể từ khi làm một giáo viên - họ đã không có quyền nói ra nữa.
- Arthur Tố Cẩm -