N
naniliti
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
TẠI SAO BẠN KHÔNG MUỐN GIÚP NGƯỜI LẠ?
Tình huống 1: Bạn đang ngồi chờ xe bus, bỗng 1 thanh niên không biết từ đâu xuất hiện, trên đầu anh ta có vài giọt máu nhỏ xuống, không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà anh ta gục ngay gần chân bạn.
Tình huống 2: Giống như tình huống thứ nhất, có điều là thanh niên đấy đầu tóc sạch bong, không có máu chảy.
Tình huống 3: Bạn đang đi trên đường, bỗng dưng một người lao ra chặn xe bạn, theo đánh giá tình hình, có vẻ như người này bị đâm vào ngực, máu đang chảy xối xả ướt đẫm áo anh ta.
THỰC TẾ
Các thực nghiệm từ những năm 1970 đã chứng minh rằng: các đặc điểm của người lạ trong tình huống khủng hoảng và cần được giúp đỡ sẽ quyết định đến việc chúng ta có giúp đỡ họ hay không, điều này cũng giống như việc chúng ta sẵn lòng chọn việc quyên 1 số tiền với việc tham gia can thiệp trực tiếp vào một vụ bạo lực: Tính trách nhiệm quy định mọi việc!
Trong 3 tình huống trên, 2 tình huống đầu là thực nghiệm của Piliavin, tình huống thứ 3 là một câu chuyện thật xảy ra tại Hà Nội vào tháng 7/2009. Về mặt lý thuyết, đáng ra những nạn nhân mang trên mình vết máu sẽ được nhận nhiều sự giúp đỡ hơn, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại: nạn nhân có vết máu trong thực nghiệm chỉ nhận được 65% sự giúp đỡ trên tổng số lần thực nghiệm, còn nạn nhân không có vết máu thì nhận được đến 95%.
Thê thảm hơn, nam thanh niên trong tình huống thứ 3 trong lúc tuyệt vọng còn cố nhảy lên xe 1 người nhưng bị đuổi xuống ngay lập tức, sau đấy anh ta nằm gục giữa đường, cầu xin sự giúp đỡ nhưng vô hiệu; cuối cùng, anh ta chết trên đường đến bệnh viện.
LÝ GIẢI
Việc lý giải được dựa trên những đặc điểm ngoại hình của cá nhân có nhu cầu cần được giúp đỡ, bỏ qua những chuẩn mực và diễn biến đạo đức hết sức phức tạp trong đầu óc chúng ta khi gặp tình huống, những nghiên cứu đã chứng minh rằng, con người thực sự bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốn chủ quan khi đưa ra quyết định có giúp đỡ 1 ai đấy hay không, chúng bao gồm 3 nhóm sau:
A. Sự tương đồng
Nếu chẳng may bạn là nạn nhân, bạn sẽ có cơ thoát nạn khi bạn:
- Là đồng hương với người giúp
- Có đặc điểm về ngoại hình tương đồng với người giúp: ví dụ như cùng mặc 1 loại quần, cùng đeo kính hay cùng đề 1 kiểu tóc…
- Ăn mặc chỉnh tề
Đây là một hành vi rất tự nhiên của con người, chúng ta có xu hướng muốn gần gũi hay giúp đỡ những ai giống mình hoặc có chung một nền tàng. Hành vi này vốn được kế thừa ở động vật, một vài nghiên cứu cho thấy con tinh tinh sẵn sàng nhịn đói nếu điều đấy giúp những con khác trong nhóm không bị shock điện
Chỉ có 1 số ít người thuộc các tổ chức tôn giáo mới xuất hiện hành vi can thiệp và giúp đỡ người hoàn toàn xa lạ.
B. Giới tính
Đàn ông hay mang tiếng về các vấn đề như lạm dụng chất kích thích, sử dụng rượu hay ma túy, đồng thời xã hội cũng như bản thân người đàn ông đó có định kiến rằng: nếu cầu xin sự giúp đỡ là thể hiện 1 sự yếu đuối.
Ngược lại, định khuôn đạo đức trong xã hội cho chúng ta cái nhìn chung về phụ nữ như những người rất dễ bị tổn thương và luôn cần sự giúp đỡ; ngoài ra, bản thân phụ nữ cũng hay có xu hướng lệ thuộc vào nhau. Điều này vô hình chung tạo nên động cơ thúc đẩy người phụ nữ đi tìm kiếm sự giúp đỡ.
Như vậy, chẳng ngạc nhiên gì nếu trong cùng 1 tính huống, người phụ nữ luôn nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn. Rõ ràng nếu phải cho ai đấy đi nhờ xe, việc cho 1 người phụ nữ đi nhờ ít phiêu lưu hơn hẳn là cho một nam giới, bạn có thể làm quen, xin số, tán tỉnh, nếu không chí ít có thể làm bạn,… điều mà rất khó tìm ra ở 1 người đàn ông, kẻ cho bạn cảm giác rằng mình có thể bị xiên bất cứ lúc nào.
Có 1 lưu ý nhỏ: Không phải tất cả phụ nữ đều sẽ nhận được giúp đỡ, sự giúp đỡ sẽ tỉ lệ thuận với nhan sắc của bạn. Nếu bạn gặp tai nạn trong một lần quên trang điểm mà nhan sắc của bạn vô cùng tệ thì… xin lỗi, bạn quá đen!
C. Văn hóa
Ở một số nền văn hóa, những người tự trọng cao sẽ từ chối sự giúp đỡ. Điều này tạo ra một lối suy nghĩ rất nguy hiểm đối với người khác rằng:
“Nếu mình giúp, phải chăng cô ấy sẽ từ chối sự giúp đỡ của mình?” Hoặc “ Không nên giúp đỡ anh ta, có thể anh ta cần chúng thật, nhưng điều đấy sẽ giống như sỉ nhục anh ta vậy, không khéo sau khi giúp xong, anh ta mổ bụng tự sát mất”
( SƯU TẦM )
Tình huống 1: Bạn đang ngồi chờ xe bus, bỗng 1 thanh niên không biết từ đâu xuất hiện, trên đầu anh ta có vài giọt máu nhỏ xuống, không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà anh ta gục ngay gần chân bạn.
Tình huống 2: Giống như tình huống thứ nhất, có điều là thanh niên đấy đầu tóc sạch bong, không có máu chảy.
Tình huống 3: Bạn đang đi trên đường, bỗng dưng một người lao ra chặn xe bạn, theo đánh giá tình hình, có vẻ như người này bị đâm vào ngực, máu đang chảy xối xả ướt đẫm áo anh ta.
THỰC TẾ
Các thực nghiệm từ những năm 1970 đã chứng minh rằng: các đặc điểm của người lạ trong tình huống khủng hoảng và cần được giúp đỡ sẽ quyết định đến việc chúng ta có giúp đỡ họ hay không, điều này cũng giống như việc chúng ta sẵn lòng chọn việc quyên 1 số tiền với việc tham gia can thiệp trực tiếp vào một vụ bạo lực: Tính trách nhiệm quy định mọi việc!
Trong 3 tình huống trên, 2 tình huống đầu là thực nghiệm của Piliavin, tình huống thứ 3 là một câu chuyện thật xảy ra tại Hà Nội vào tháng 7/2009. Về mặt lý thuyết, đáng ra những nạn nhân mang trên mình vết máu sẽ được nhận nhiều sự giúp đỡ hơn, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại: nạn nhân có vết máu trong thực nghiệm chỉ nhận được 65% sự giúp đỡ trên tổng số lần thực nghiệm, còn nạn nhân không có vết máu thì nhận được đến 95%.
Thê thảm hơn, nam thanh niên trong tình huống thứ 3 trong lúc tuyệt vọng còn cố nhảy lên xe 1 người nhưng bị đuổi xuống ngay lập tức, sau đấy anh ta nằm gục giữa đường, cầu xin sự giúp đỡ nhưng vô hiệu; cuối cùng, anh ta chết trên đường đến bệnh viện.
LÝ GIẢI
Việc lý giải được dựa trên những đặc điểm ngoại hình của cá nhân có nhu cầu cần được giúp đỡ, bỏ qua những chuẩn mực và diễn biến đạo đức hết sức phức tạp trong đầu óc chúng ta khi gặp tình huống, những nghiên cứu đã chứng minh rằng, con người thực sự bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốn chủ quan khi đưa ra quyết định có giúp đỡ 1 ai đấy hay không, chúng bao gồm 3 nhóm sau:
A. Sự tương đồng
Nếu chẳng may bạn là nạn nhân, bạn sẽ có cơ thoát nạn khi bạn:
- Là đồng hương với người giúp
- Có đặc điểm về ngoại hình tương đồng với người giúp: ví dụ như cùng mặc 1 loại quần, cùng đeo kính hay cùng đề 1 kiểu tóc…
- Ăn mặc chỉnh tề
Đây là một hành vi rất tự nhiên của con người, chúng ta có xu hướng muốn gần gũi hay giúp đỡ những ai giống mình hoặc có chung một nền tàng. Hành vi này vốn được kế thừa ở động vật, một vài nghiên cứu cho thấy con tinh tinh sẵn sàng nhịn đói nếu điều đấy giúp những con khác trong nhóm không bị shock điện
Chỉ có 1 số ít người thuộc các tổ chức tôn giáo mới xuất hiện hành vi can thiệp và giúp đỡ người hoàn toàn xa lạ.
B. Giới tính
Đàn ông hay mang tiếng về các vấn đề như lạm dụng chất kích thích, sử dụng rượu hay ma túy, đồng thời xã hội cũng như bản thân người đàn ông đó có định kiến rằng: nếu cầu xin sự giúp đỡ là thể hiện 1 sự yếu đuối.
Ngược lại, định khuôn đạo đức trong xã hội cho chúng ta cái nhìn chung về phụ nữ như những người rất dễ bị tổn thương và luôn cần sự giúp đỡ; ngoài ra, bản thân phụ nữ cũng hay có xu hướng lệ thuộc vào nhau. Điều này vô hình chung tạo nên động cơ thúc đẩy người phụ nữ đi tìm kiếm sự giúp đỡ.
Như vậy, chẳng ngạc nhiên gì nếu trong cùng 1 tính huống, người phụ nữ luôn nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn. Rõ ràng nếu phải cho ai đấy đi nhờ xe, việc cho 1 người phụ nữ đi nhờ ít phiêu lưu hơn hẳn là cho một nam giới, bạn có thể làm quen, xin số, tán tỉnh, nếu không chí ít có thể làm bạn,… điều mà rất khó tìm ra ở 1 người đàn ông, kẻ cho bạn cảm giác rằng mình có thể bị xiên bất cứ lúc nào.
Có 1 lưu ý nhỏ: Không phải tất cả phụ nữ đều sẽ nhận được giúp đỡ, sự giúp đỡ sẽ tỉ lệ thuận với nhan sắc của bạn. Nếu bạn gặp tai nạn trong một lần quên trang điểm mà nhan sắc của bạn vô cùng tệ thì… xin lỗi, bạn quá đen!
C. Văn hóa
Ở một số nền văn hóa, những người tự trọng cao sẽ từ chối sự giúp đỡ. Điều này tạo ra một lối suy nghĩ rất nguy hiểm đối với người khác rằng:
“Nếu mình giúp, phải chăng cô ấy sẽ từ chối sự giúp đỡ của mình?” Hoặc “ Không nên giúp đỡ anh ta, có thể anh ta cần chúng thật, nhưng điều đấy sẽ giống như sỉ nhục anh ta vậy, không khéo sau khi giúp xong, anh ta mổ bụng tự sát mất”
( SƯU TẦM )