- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 26
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế


NỘI DUNG CHÍNH CẦN NHỚ VỀ TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU
Nguyễn Trung Thành
- Cây bút văn xuôi trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- NTT chiến đấu trên mảnh đất Tây Nguyên.
- RXN viết năm 1965 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ bước vào giai đoạn căng thẳng.
II. Nội dung quan trọng trong tác phẩm:
1. Hình tượng Rừng xà nu:
- Là loài cây không thể vắng mặt trong đời sống của người dân Tây Nguyên:
+ bếp lửa gia đình
+ xông bảng đen
+ soi sáng sân nhà rong, soi sáng cho mọi người trong đêm tối
* Mọi hoạt động đều gắn liền với cây Xà Nu
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:
+ Mở đầu tác phẩm, là hình ảnh rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, nằm trong sự hủy diệt bạo tàn: Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn. Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồn đối diện với sự hủy diệt. Từ chỗ tả thực, rất tự nhiên hình ảnh xà nu đã trở thành một biểu tượng: cuộc đụng độ của Xà nu chính là cuộc đụng độ lịch sử quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ - Diệm.
+ Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào Xôman đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt (Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão).
+ Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ không khuất phục trước kẻ thù, như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất (trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy....).
+ Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt. Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt, bằng vẻ đẹp của tư thế hùng tráng, hiên ngang của mình (Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời), như người Xô man kiên cường, hết lòng trung thành với cách mạng: Người này ngã xuống, người khác thay thế,...
+ Mở đầu là hình ảnh rừng xà nu, kết thúc là hình ảnh của những rừng xà nu đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. Rừng xà nu bạt ngàn, rừng xà nu trùng trùng lớp lớp các thế hệ nối tiếp cũng chính là thể hiện sự gắn bó, sức mạnh đoàn kết và sự nối tiếp bất tận của các thế hệ, gợi liên tưởng đến sức sống vô tận, bền bỉ, bất diệt; tư thế kiêu hãnh, hùng tráng của con người Xô man nói riêng và người VN nói chung trong cuộc k/c chống Mĩ. Ấn tượng đọng lại trong kí ức người đọc mãi mãi chính là cái bát ngát của những cánh rừng xà nu kiêu dũng đó.
2. Hình tượng các nhân vật:
a) Cụ Mết
- Người kể chuyện + nhân vật tham gia câu chuyện
- Ngoại hình: ngoài 60 nhưng thân hình khá vạm vỡ, cường tráng
+ Đôi bàn tay nặng trịch như kìm sắt
+ Mắt sáng và xếch
+ Râu đen bóng, dài
+ ngực ưỡn căng như cây xà nu lớn
- Ngôn ngữ nhân vật:
+ Giọng nói: ồ ồ, vang dội lòng ngực. Mỗi khi cụ cất tiếng nói dân bản im phăng phắc -> uy tín, tầm ảnh hưởng cụ Mết
+ Ít nói nhưng mỗi câu giống mệnh lệnh dứt khoát, điều này thể hiện tính cách quyết đoán của vị già bản.
- Câu chuyện cụ kể với bà con dân bản: tái hiện quá khứ đau thương nhưng rực lửa anh hùng của nhân dân Tây Nguyên. -> Khắc sâu lòng căm hờn vừa gợi niềm tự hào truyền thống quê hương.
Chính vì vậy cụ Mết là người đã nhóm lên lòng yêu nước, sự tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc sâu sắc của người dân Tây Nguyên. Nhóm lên trong lòng họ niềm tin vào cách mạng và là cầu nối giữa Đảng và nhân dân.
ð Cụ Mết là biểu trưng cho sức mạnh vật chất và tinh thần mang tính cội nguồn, truyền thống của nhân dân Tây Nguyên. Điều này làm nên tính sử thi cho tác phẩm.
b) T- Nú
Câu chuyện T-nú là câu chuyện về một chàng trai Tây Nguyên: “Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta.”
- Số phận:
+ Mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Lớn lên trong sự cưu mang, đùm bọc của dân làng Xô Man
+ Tuổi thiếu niên diễn ra trong những ngày bão lửa (từng bị bắt, tra tấn dã man. Lưng cậu bé ngang dọc những vết dao chém, cục máu ứa ra màu đen như nhựa xà nu)
+ Tuổi trưởng thành: chứng kiến cảnh vợ con bị quân thù sát hại. Bản thân Tnu bị giặc bắt, đốt cháy 10 đầu ngón tay.
è Số phận T-nú phải trải qua rất nhiều đau thương.
ð Bi kịch số phận T-nú vừa là bi kịch của 1 cá nhân nhưng đó cũng là bi kịch chung của cả cộng đồng trong cơn bi lửa.
- Cuộc đời trải qua nhiều đau thương mất mát nhưng T-nú vẫn giữ được những phẩm chất đáng quý:
+ Ngay từ thuở nhỏ T-nú nổi tiếng là con người gan góc, dũng cảm. Những ngày giặc vây ráp, khủng bố dã man T-nú vẫn dám vượt rừng, băng suối để tiếp tế, nuôi bộ đội. Đi liên lạc luôn chọn con đường khó đi nhất, những chổ nước chảy xiết nhất để tránh sự phục kích của kẻ thù.
Bị giặc bắt, tra tấn dã man (Lưng ngang dọc những vết chém...) nhưng vẫn dũng cảm chỉ tay vào bụng và nói: ‘cộng sản ở đây’’
-> Hành động này vừa thể hiện sự gan góc, dũng cảm, mặt khác đã thể hiện sự trung thành với Cách mạng.
+ Khi lớn lên T-nú đã trở thành chỉ huy du kích dũng cảm, tài ba. Bọn giặc khiếp sợ gọi T-nú là con cọp của núi rừng Tây Nguyên. Bọn giặc bắt anh, đốt cháy cả 10 đầu ngón tay nhưng không 1 tiếng kêu van.
-> Bản lĩnh của 1 người cộng sản được tô luyện qua thử thách đã giúp anh trụ vững trước hoàn cảnh.
=>Tất cả những hành động trên không chỉ thể hiện sự gan góc, kiên cường, dũng cảm mà còn thể hiện sự trung thành với cách mạng của T-nú. Từ khi còn là 1 cậu bé cho đến khi lớn khôn chỉ có duy nhất 1 con đường. Đó là đi theo cách mạng.
- Trước quân thù anh là một người gan góc thế nhưng trong cuộc sống đời thường.
+ Tình cảm dành cho quê hương, làng bản. Sinh ra và lớn lên ở làng Xô Man nên những cánh rừng xà nu đã đi sâu vào tiềm thức.
+ Bao năm xong pha chiến trường T-nú vẫn luôn nhớ tiếng chày dã gạo chuyên cần, rộn rã của quê hương. Anh nhớ từng con nước, từng góc gốc cây, nhận ra từng đổi thay dù rất nhở của bà con, dân bản.
+ Tình yêu quê hương, đất nước gắn với tình cảm gia đình. Vì yêu thương vợ con nên anh vô cùng đau đớn khi phỉ chứng kiến cảnh họ bị tra tấn. Anh chấp nhận hi sinh để bảo vệ gia đình của mình.
-> Tình yêu quê hương, gia đình là cội nguồn của tình yêu quê hương.
- Ở T-nú tình cảm yêu thương gắn với lòng căm thù giặc sâu sắc. Lòng căm thù ấy đã rự cháy thành ngọn lửa trong đêm anh chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị tra tấn. Lòng căm thù ấy đã thôi thúc T-nú cầm vũ khí lên đường chiến đấu.
- Đôi tay tàn tật T-nú đã trở thành một biểu tượng sức mạnh lòng hờn căm.
Kết luận
Bằng bút pháp sử thi tác giả đã xây dựng được 1 hình tượng rất đẹp: T-nú . Nhân vật này là điển hình cho số phận, phẩm chất, con đường đi của nhân dân Tây nguyên trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
c) Dít:
- Là một thiếu nữ Tây Nguyên gan góc, dũng cảm
- Là cô gái công tư phân minh, sống có tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc trong công việc
- Giàu tình cảm: bộc lộ tế nhị và kín đáo
-> Dít vừa là thế hệ trẻ tiêu biểu của mảnh đất Tây Nguyên trưởng thành nhanh trong bão táp chiến tranh.
3. Thành công của tác phẩm
- Đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Cốt truyện kép
- Ngôn ngữ đậm chất Tây Nguyên
- Hệ thống nhân vật mang tính biểu tượng sâu sắc
- Kết cấu đầu cuối tương ứng