Giúp em với mọi người ơi
em cảm ơn ạ
Phân tích (gạch ý) nhân vật Lão Hạc chi tiết
- Gia cảnh Lão Hạc:
- Lão có một đứa con trai đã đến tuổi lập gia đình nhưng không có bạc để cưới nên con ông đã đi đồn điền cao su.
- Là một người nông dân nghèo, số phận chua chát khi không thể giúp con trai với lấy hạnh phúc, chính cái nghèo hèn ấy đã làm tan nát gia đình ông, khiến con trai đi đồn điền.
- Lão có một con chó, đặt tên là "Cậu Vàng" coi như con cái trong nhà.
- Cuộc sống của Lão sau khi con trai đi đồn điền:
- Sau trận ốm nặng, công việc trong làng thì chẳng còn mà Lão lai phải nuôi hai miệng ăn, không có người thân thích bên cạnh lúc hoạn nạn, tình cảnh bế tắc vô cùng.
- Để bào toàn mảnh vườn cùng tài sản cho con trai khi trở về còn có chỗ ra vào, nương thân qua ngày nên Lão đã ra quyết định đau lòng là bán đi Cậu Vàng - kỉ niệm của người con trai.
- Sau khi bán đi chú chó, tâm can dằn vặt :"Già bằng này tuổi rồi còn đi lừa gạt một con chó"
- Lão cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng không thể dấu đi vẻ chua xót, bất lực trước cái nghèo, lão cười như mếu, nước mắt ầng ậc, những vết nhăn cứ thế mà xô lại ép cho nước mắt chảy ra, cái miệng móm mém khóc như con nít, lão òa lên khóc huhu,......
-> Lựa chọn bất đắc dĩ, đường cùng, bế tắc, đau khổ, ân hận với chính bản thân. Xét theo một khía cạnh thì Lão Hạc là một người cha thương con, giàu tình cảm cha con.
- Cái chết của Lão:
- Sau khi bán cậu Vàng, lão cũng tìm đến cái chết.
- Trước khi chết, tiền bạc, tài sản đã nhờ ông giáo trông coi hộ, khi nào con trai về sẽ đưa lại. Nhờ lo hộ ma chay để đỡ phiền hà đến hàng xóm láng giềng.
- Cái chết kết liễu bằng bả chó, hành hạ về thể xác lẫn tinh thần.
- Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long xòng xọc,......
-> Từ ngữ gợi hình, gợi cảm (Cho thấy cái chết dữ dội, khủng khiếp)
-> Bi kịch của người nông dân không lối thoát, yêu con và trọng danh dự hơn cả sự sống.
-> Cái chết ấy còn là bằng chứng sống cho tình cha con thiêng liêng, đơn sơ, mộc mạc nhưng bất diệt.
=> Cái chết của Lão Hạc góp phần bộc lộ rõ bản chất của người nghèo trong xã hội xưa trước Cách Mạng tháng tám và tố cáo hiện thực nửa phong kiến thối tha. Họ chỉ có tha hóa mới sống còn giữ nguyên vẻ lương thiện, trong sáng thì chỉ có con đường chết.
Em tham khảo các ý, có gì thắc mắc về phần bài làm cũng như có câu hỏi nào cứ nói nha ^^