Văn Tác phẩm Lão Hạc

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
Suy nghĩ của em về con mắt nhìn người trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
Gợi ý:
-Nam Cao có cái nhìn đa chiều, nhiều khía cạnh trong một sự vật, hiện tượng, ông là con người am hiểu cuộc sống người nông dân trước CM tháng Tám.
-Với người nông dân, muốn hiểu họ, ta phải ''cố tìm mà hiểu họ'' nghĩa là phải xem xét, tiếp cận, gắn bó...
 

minh2006sc

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng tám 2017
278
306
109
17
Hà Nội
THCS Sơn Công
LÃO HẠC

Câu 1 (trang 48 Ngữ Văn 8 tập 1):
- Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:
+ Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng
+ Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa
+ Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…
- Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:
+ Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc "đói deo đói dắt"
- Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng
+ Cố làm ra vui vẻ, nhưng "đôi mắt ầng ậng nước", "mếu máo như con nít"
+ Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.
= > Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:
+ Do tình cảnh túng quẫn: đói deo dắt, nghèo khổ, bần cùng
+ Lão không thể ăn phạm vào số tiền dành cho con
+ Lão chọn cái chết để giải thoát số kiếp,và bảo toàn số tiền cho con
- Lão Hạc thu xếp nhờ "ông giáo"sau đó tìm đến cái chết chứng tỏ:
+ Lão là người có lòng tự trọng, biết lo xa
+ Lão không chấp nhận việc làm bất lương, không nhận sự giúp đỡ
+ Lão coi trọng nhân phẩm, danh dự hơn cả mạng sống
Câu 3 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Khi nghe chuyện lão Hạc muốn bán chó thì dửng dưng, thờ ơ
- Khi lão Hạc khóc vì bán chó thì cảm thông, chia sẻ "muốn ôm choàng lấy lão mà khóc", muốn giúp đỡ
- Khi nghe Binh Tư kể lão Hạc xin bả chó: nghi ngờ, thoáng buồn
- Khi chứng kiến cái chết của lão Hạc thì kính trọng nhân cách, tấm lòng của con người bình dị
= > "Ông giáo" trở thành người bạn tâm giao của lão Hạc, ông hiểu sâu sắc và đồng cảm, kính trọng lão Hạc
Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Khi nghe Binh Tư nói, nhân vật "tôi" bất ngờ, hoài nghi, cảm thấy thất vọng
+ Nhân vật "tôi" nhanh chóng cảm thấy chán ngán: người trung thực, nhân nghĩa như lão Hạc lại "nối gót" Binh Tư.
+ Buồn vì cái đói nghèo có thể làm tha hóa nhân cách con người ( cái đói nghèo có thể biến lão Hạc trở nên tha hóa như Binh Tư)
- Sau đó chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, ông giáo lại thấy buồn ở khía cạnh khác.
+ Hóa giải được hoài nghi trong lòng nhưng lại thấy buồn
+ Xót xa vì người sống tử tế và nhân hậu, trung thực như lão Hạc phải chọn cái chết đau đớn, dữ dội
Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.
+ Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó
+ Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng
- Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng
+ Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực
+ Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.
- Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.
Câu 6 ( trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Đây là phát hiện sâu sắc mang tính triết lý:
+ Phải thực sự am hiểu, trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người.
+ Con người chỉ bị những đau khổ che lấp đi bản tính tốt đẹp, cần phải "cố tìm hiểu"
+ Cần phải đặt mình vào hoàn cảnh và vị trí của người khác để hiểu, cảm thông và chấp nhận họ
- Là cách ứng xử nhân hậu, tình nghĩa xuất phát từ tinh thần yêu thương con người.
+ Tránh những mâu thuẫn bằng sự thấu hiểu và vị tha.
Câu 7 (trang 48 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
- Cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám:
+ Bị bóc lột, bần cùng hóa, đói nghèo, thiếu thốn
+ Họ sống khổ cực trong làng quê
+ Cuộc sống eo hẹp dần tới kiệt quệ, bế tắc
- Họ có những phẩm chất đáng quý
+ Trong sạch, lương thiện , giàu tình yêu thương
+ Họ sẵn sàng chết, phản kháng lại để giữ phẩm giá cao quý của mình
+ Trong người nông dân luôn tiềm tàng sức mạnh của tình cảm, có thể phản kháng lại những bất công.
 

mỳ gói

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
28 Tháng mười 2017
3,580
6,003
694
Tuyên Quang
THPT NTT
Suy nghĩ của em về con mắt nhìn người trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao
những trang văn đầy nước mắt thương khóc về những con người bị khốn cùng, bị tha hoá đến tận cùng bởi các thế lực tàn ác.
miêu tả một cách chân thực tình cảnh nghèo khố và bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo. Họ là những người có hoài bão, có khát vọng cao cả mà không thực hiện được.
Nhà văn không nên chạy theo cái đẹp mà quay lưng lại vởi hiện thực; không thế thờ ơ, hò' hững trước nỗi khổ của những người xung
quanh; không đứng ngoài hiện thực, không tránh hiện thực. 
văn chương thấm đượm tư tướng nhân đạo, vừa mang nỗi đau nhân tình vừa có thế tiếp thêm sức mạnh cho con người, giúp họ vương tới cuộc sống nhân ái, công bằng.
 

Thiên Băng Nguyễn

Học sinh
Thành viên
26 Tháng một 2018
42
46
49
24
Hà Nội
Seoul National University
Nhà văn Nam Cao rất nổi tiếng nền văn học nước nhà, ông sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng cho văn học nước nhà. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong số các tác phẩm thể hiện nỗi khổ người nông dân trong cảnh nghèo khổ, túng quẫn, bí bách dẫn đến con đường chết, Lão Hạc là nhân vật như vậy.
Lão Hạc xuất thân là người nông dân sống cảnh nghèo đói, khổ cực, Lão Hạc góa vợ, hoàn cảnh khó khăn buộc lão phải để con lão bỏ làng đi vào đồn điền cao su làm ăn. Với lão chỉ còn người bạn duy nhất đó là con chó mà con trai lão đã mua.
Lão thương con chó lắm, có gì cũng cho nó ăn, chăm sóc chu đáo nhưng cuộc sống nghèo đói, lão không có mà ăn lấy đâu cho nó ăn. Cuối cùng quyết định bán con chó đi, một quyết định khiến chính bản thân lão cũng cảm thấy có lỗi.
Cuộc sống ngày càng túng quẫn lão quyết định không nên sống, lão tự tử để số tiền dành dụm được cho đứa con trai cùng mảnh đất cũng để lại cho nó. Nhân vật Lão Hạc tự sắp xếp trước cái chết, một cái chết giải thoát, đây là tình cảnh chung của người nông dân nghèo khổ, túng quẫn bị áp bức đến đường cùng.
Nhân vật Lão Hạc trong những thời khắc cuối cùng vẫn giữ được nhân phẩm, đạo đức không để cho thân danh một đời bị nghèo đói làm vẩn đục. Cái chết đó chính là tâm điểm của tác phẩm khi sáng lên tinh thần nhân văn cao cả của con người, càng khiến người đọc cảm phục hơn tinh thần của một người nông dân nghèo khổ.
Truyện ngắn Lão hạc của nhà văn Nam Cao các em đã được học xong, hãy phát biểu một số suy nghĩ về truyện ngắn trên. Nhớ viết ngắn gọn dễ hiểu đầy đủ.
Nhà văn Nam Cao rất nổi tiếng nền văn học nước nhà, ông sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng cho văn học nước nhà. Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong số các tác phẩm thể hiện nỗi khổ người nông dân trong cảnh nghèo khổ, túng quẫn, bí bách dẫn đến con đường chết, Lão Hạc là nhân vật như vậy.
Lão Hạc xuất thân là người nông dân sống cảnh nghèo đói, khổ cực, Lão Hạc góa vợ, hoàn cảnh khó khăn buộc lão phải để con lão bỏ làng đi vào đồn điền cao su làm ăn. Với lão chỉ còn người bạn duy nhất đó là con chó mà con trai lão đã mua.
Lão thương con chó lắm, có gì cũng cho nó ăn, chăm sóc chu đáo nhưng cuộc sống nghèo đói, lão không có mà ăn lấy đâu cho nó ăn. Cuối cùng quyết định bán con chó đi, một quyết định khiến chính bản thân lão cũng cảm thấy có lỗi.
Cuộc sống ngày càng túng quẫn lão quyết định không nên sống, lão tự tử để số tiền dành dụm được cho đứa con trai cùng mảnh đất cũng để lại cho nó. Nhân vật Lão Hạc tự sắp xếp trước cái chết, một cái chết giải thoát, đây là tình cảnh chung của người nông dân nghèo khổ, túng quẫn bị áp bức đến đường cùng.
Nhân vật Lão Hạc trong những thời khắc cuối cùng vẫn giữ được nhân phẩm, đạo đức không để cho thân danh một đời bị nghèo đói làm vẩn đục. Cái chết đó chính là tâm điểm của tác phẩm khi sáng lên tinh thần nhân văn cao cả của con người, càng khiến người đọc cảm phục hơn tinh thần của một người nông dân nghèo khổ.
Tác phẩm Lão Hạc khiến người đọc không khỏi xót xa, nghẹn ngào trước một lão nông đến chết vẫn giữ được nhân phẩm của mình. Hình ảnh ông giáo học thức nhưng vẫn không tìm ra giải pháp cứu thoát cuộc đời mình khỏi áp bức bóc lột, nỗi lo cơm áo gạo tiền, các nhân vật trong truyện đều vô cùng đáng thương.Số phận của họ đều đang chịu cảnh bí bách, áp bức bóc lột đến thậm tệ.
Tác giả đã cho người đọc thấy cái nhìn chân thực, sâu sắc về những con người nghèo khổ trong xã hội xưa, qua đó chính là cái nhìn nhân sinh của tác giả Nam Cao.
nguồn:hoctot
em kham thảo bài này nha
 
Top Bottom