Văn tác dụng của sách

S I M O

Cựu Phụ trách nhóm Anh
Thành viên
19 Tháng tư 2017
3,385
9
4,344
649
Nam Định
Trái tim của Riky-Kun
a. Mở bài

- Trong cuộc sống, giá trị vật chất và giá trị tinh thần đều cần thiết cho con người. Thiếu chúng nhân loại không thể tồn tại
- Trong các món ăn tinh thần, sách chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, Thử hình dung nếu một ngày sách biến hết khỏi hành tinh này thì con người sẽ trở lên đau khổ cô đơn biết nhường nào?
- M. Go-rơ-ki đã đúng khi đề cao: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới".

b. Thân bài:

- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu con người:

+ Từ khi con người phát minh ra giấy và nước... thì sách luôn là bạn đổng hành cùng nhân loại.

+ Sách lưu giữa những giá trị tinh thần vô giá: đời sống nhân loại qua những thời kì lịch sử, những nguyên tắc đối nhân xử thế, những ước mơ của con người ngàn xưa.

+ Sách là kho bách khoa, là cẩm nang kì diệu con người.

+ Sách mở rộng những chân trời mới.

+ Sách đưa con người phiêu du ngược thời gian về với những nền văn minh cổ xưa, với những Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon...

- Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách:

+ Những kẻ độc tài phi nhân tính thường căm thù sách: Tần Thủy Hoàng, Hit le...

+ Tuy nhiên không hải cuốn sách nào cũng có giá trị. Có loại sách tốt nhưng cũng có loại đem lại nguy hại cho con người. Cần có sự tỉnh táo khi chọn sách.

- Cần kết hợp giữa thực tế và văn chương.

c. Kết bài

- Sách có một khả năng rất lớn trong việc nâng cao tầm hiểu biết cho con người.
- Mãi mãi sách là người bạn đồng hạnh không thể thiếu của con người.
Cre: loigiaihay
 
  • Like
Reactions: Trung2782002

quynhphamdq

Cựu Mod Toán
Thành viên
7 Tháng mười hai 2014
5,938
1,875
599
Thanh Hóa
...
A. Mở bài :
-Vai trò của tri thức đối với loài người
-Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, là người bạn tốt cảu con người .

B. Thân bài :
* Giải thích : Sách là tài sản vô giá , là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống

* Chứng minh tác dụng của sách :
-Sách giúp ta có kiến thức , mở rộng tầm hiểu biết , thu nhận thông tin một cahcs nhanh nhất +dẫn chứng
-Sách bồi dưỡng tinh thần , tình cảm cho chúng t addeer chúng tatr[r thành người tốt + dẫn chứng
- Sách là người bạn động viên , chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta +dẫn chứng

*Tác hạ của việc ko đọc sách i :
Hạn hẹp tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi ,..

* Phương pháp đọc :
-Chọn sách tốt , có gí trị để đọc
- Thực hành vận dụng kiến thức học được trong sách vào cuộc sống
- Phải đọc kĩ , đọc nghiền ngẫm , suy nghĩ và ghi chép lại những điều bổ ích

C. Kết bài :
- Khẳng định sách là người bạn tốt
-Lời khuyên chăm chỉ đọc sách , yêu quý sách
 

Hà Tuấn Anh Tú

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng sáu 2014
513
520
219
Đắk Lắk
THCS NGÔ QUYỀN
I.Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Vai trò, tầm quan trọng của sánh đối với con người bằng 1 luận điểm chính
- Giới thiệu phạm vi: Từ xưa tới nay
- Trích dẫn câu nói, câu tục ngữ
II.TB:
1.Sách là 1 kho tàng kiến thức vô tận nên con người xem nó là 1 người bạn trung thành, thân thiết
- Có nhiều loại sách khác nhau, đem lại nhiều kiến thức mới, khác lạ
VD: + Sách văn học: Nhiều bài văn, thơ, câu chuyện lí thú, bổ ích=> Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người,…
+ Sách sử: Đưa ta quay trở về quá khứ cách đây cả nghìn năm để chứng kiến những sự kiện, những cuộc đấu tranh, những công cuộc xây dựng đất nước=>Giúp ta thêm yêu non sông, giúp ta am hiểu hơn về sự hình thành của các quốc gia
+ Sách khoa học: mở ra 1 thế giới thú vị với những con số, những thí nghiệm,….

2.Nếu thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất vô vị, nhàm chán
- Con người sẽ thiếu kiến thức, hiểu biết
- Ngày càng bị thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới
- Nếu thiếu sách sẽ không còn bất cứ thứ gì để lưu lại cho đời sau
- Sẽ chìm trong bống tối của sự dốt nát
=>Vì thế sách rất cần thiết đối với con người
=>Sách là người bạn thân thiết của con người

3.Không phải lúc nào sách cũng là người bạn lớn của con người. Chỉ có những cuốc sách tốt mới là bạn lớn của con người
- Trong thực tế, có rất nhiều sách. Bên cạnh những cuốn sách hay lại vẫn còn tồn tại những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ, kích động bạo lực
- Những cuốn sách không phù hợp lứa tuổi, nội dung đồi trụy, truyền bá những tư tưởng phi đạo lí,…
- Con người cần phải biết chọn lựa sách khi đọc sách để không tim nhiễm phải những thói xấu và để sách luôn là 1 người bạn lớn của con người
4. Làm cách nào để sách luôn là người bạn lớn của con người?
- Giữ gìn sách
- Trân trọng sách
- Sưu tầm, tìm những cuốn sách mới lạ, bổ ích
- Loại bỏ những cuốn sách vô bổ
- Xem sách là người bạn lớn của con người
II.KB:
-Khẳng định lại vấn đề: Sách mãi là người bạn lớn, trung thành của con người trong việc tìm kiếm và khám phá tri thức
- Vì vậy cần phải trân trọng sách
 
  • Like
Reactions: Trung2782002

S I M O

Cựu Phụ trách nhóm Anh
Thành viên
19 Tháng tư 2017
3,385
9
4,344
649
Nam Định
Trái tim của Riky-Kun
Có đoạn văn cụ thể không bạn ơi
Bài làm
Sách là người bạn thân thiết của mỗi người, đọc những cuốn sách hay chúng ta có những phút giây được tự do theo đuổi những suy nghĩ, những rung động riêng hoà theo hồn câu chữ mà khống bị vướng bận bởi bất cứ thứ gì. Nhờ vậy con người ta vừa được tiếp thu thêm nguồn tri thức bổ ích, giứp mở mang trí tuệ, vừa có cảm giác thanh thản hơn như được trở về với chính mình sau vòng quay ngẹt thở của cổng việc, cửa sự bận rộn mối ngày.
Đọc sách để mở mang trí tuệ: Đọc sách giúp con người nâng cao hiểu biết, tiếp thu tri thức: Sách có một khả năng .tập trung kiến thức, kinh nghiệm rất lớn. Do đó sách có thể cung cấp cho ta một nguồn tri thức khổng lồ đã được đúc kết cô đọng và chính xác ở mức độ cao.
Có nhiều cách học: từ thầy, từ bạn,…. nhưng không một ai có thể dạy ta tất cả những gì ta cần phải biết, ta nên biết. Do vậy việc đọc sách đối mỗi người là vô cùng cần thiết, hơn nữa sách có thể đọc ở mọi nơi mọi lúc nên rất thuận tiện.
Nói như thế không có nghĩa là bất cứ quyển sách nào cũng bổ ích, cũng hay, cũng cần đọc: số lượng sách nhiều vô số, gồm rất nhiều loại: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách về từng lĩnh vực, khoa học, y học, nghệ thuật (văn thơ, hội hoạ, điêu khắc,…), sách cũng bao gồm cả truyện,…

Chất lượng mỗi sách là khác nhau, do vậy đọc sách cần phải lựa chọn kĩ càng từng loại sách, chất lượng sách nếu không tốt sẽ ngốn một phần lớn thời gian và sức lực của ta mà chẳng đem lại một kiến thức bổ ích gi.

Nguồn tri thức mà sách cung cấp có đến được với người đọc hay không và còn tuỳ thuộc vào phương thức đọc sách: đọc nhiều mà chỉ lướt qua thì chẳng đọng lại bao nhiêu. Do đó đọc cần phải đọc kĩ, biết suy ngẫm và tiếp thu. Như vậy việc đọc sách còn rèn luyện cho ta kĩ nâng nghiền ngẫm, phân tích tức là ta được tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp, tự mình cảm nhận, không phải qua người trung gian. Nhờ đó đọc sách không những giúp ta có thêm hiểu biết mà còn giúp người đọc dần dần chín chắn hơn, biết tự minh suy nghĩ trước mọi vấn đề. Bởi vậy, việc đọc sách đốí với lứa tuổi thiếu nhi, tuổi mới lớn là vô cùng cần thiết và bổ ích. Mở mang trí tuệ không chỉ là việc tiếp thu trí thức mà còn là sự rèn luyện những nếp nghĩ, sự sáng tạo.

Đọc sách, không chỉ giúp ta được mở mang trí tuệ mà còn cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc và nhẹ nhõm hơn. Nguồn tri thức từ sách là hành trang quý báu để mỗi người bước vào cuộc sống, sống và khẳng định mình giữa cuộc đời. Do vậy, đọc và tiếp thu trí thức từ sách giúp ta tự tín hơn trên bước dường đời của mình, trước những gì mình cần phải làm để sống một cuộc đời ý nghĩa. Chẳng hạn sau khi đã nghiền ngẫm kĩ nhiều cuốn sách về ba môn thi đại học, chúng ta có thể bình tĩnh, tự tin trước một kl thi cam go quyết định cuộc đời mình, cũng bởi vậy mà chúng ta sẽ thấy mình nhẹ nhõm và thoải mái rất nhiều.

Đọc sách, chúng ta vừa nâng cao tri thức, vừa tự rèn luyện nết nghĩ, nhờ đồ ta sẽ làm chủ được chính mình trước sự quay cuồng cùa vòng sống xô bồ. Những cuốn sách viết về đời sống, những cuốn tiểu thuyết,., giúp chúng ta nhìn rõ hơn về cuộc đời, bao diều hay dở, tốt xấu trong xả hội. Hiểu về bản chất của đời sống, làm chủ được bản thân mình trước những cám dỗ cùa cuộc đời, biết tự mình đặt ra câu hỏi: sống sao cho ra sống, sống sao khỏi bị sa ngã, sống sao cho hợp tình hợp lí.

Còn với những loại sách về văn hóa, địa lí, lịch sử,… mồi lẩn đọc sách là một lần ta được hòa mình vào những nét truyền thống văn hoá tốt đẹp khắp mọi nơi, hoà vào những miền đất nước, được quay về quá khứ, hướng đến tương lai,… nhờ đó chúng ta sẽ thấy cuộc đời tốt đẹp và tươi vui hơn. Đọc một cuốn sách viết về truyền thống của dân tộc miền núi phía Bắc với những chiếc váy xoè, điệu múa ô trong ta ngay lập tức nghĩ đến niềm vui sướng được đặt chân đến đó hay đọc một cuốn sách viết về quốc đảo Italia đầy huyền bí, tâm hồn ta cũng sẽ ngao du đến tận Châu Âu… và trong ta dần dần tự mình nuôi sống những ước mơ, tâm hồn ta sẽ được thanh lọc hơn trước những sự xô bồ, vất vả của cuộc sống hằng ngày.

Sách cũng là một cách giải trí hiệu quả. Những mẩu truyện cười, những bài thơ nhỏ giúp ta cảm thấy thoải mái hơn nhiều sau những giờ làm việc căng thẳng.

Như vậy, đọc sách không những giúp chúng ta mở mang trí thức, mà còn nâng cao tâm hồn mình. Được giải trí, sống một cách tự chủ, tự tin. Chứng ta sẽ tự đặt ra cho mình một phương pháp sống sao cho thật ý nghĩa, sống giữa cuộc đời và làm chủ chính đời sông của mình, nâng cao tâm hồn biết sống hợp tình hợp lí, sống vui vẻ và ý nghĩa.

Đọc sách vô cùng bổ ích mà cũng thật dễ dàng, có thể đọc mọi lúc mọi nơỉ, đọc sách vừa mở mang trí tuệ vừa nâng cao tâm hồn. Vì vậy hãy tận dụng thời gian và sức lực đang có vào việc đọc sách khi còn chưa quá muộn.
cre:vanhoc.edu.vn
Bài 2:
Từ xa xưa, ông cha ta đã rất đề cao tầm quan trọng của sách, coi sách như gia tài đáng giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cháu: "Để vàng để bạc chẳng bằng để sách cho con" (Ngạn ngữ Việt Nam). Danh ngôn thế giới cũng ghi nhận sự quý báu không thể thiếu của sách đối với đời sống tinh thần của con người, chẳng hạn, ví sách như bánh mì của tinh thần, ví căn nhà không có sách giống như cơ thể không có linh hồn, coi sách là người bạn tốt nhất, đặc biệt là một cuốn sách tốt được coi như một người bạn chân thực không bao giờ phản bội.

Có thực là sách quan trọng đến thế không? Trong lớp tôi, trong nhóm bạn cũ, họ hàng và hàng xóm, tôi thấy có nhiều người không thích đọc sách, họ đọc rất ít, mỗi năm có lẽ chi đọc chưa đến một quyển sách. Mà cuộc sống của họ vẫn trôi đi bình thường, vui vẻ, thậm chí nhiều người rất giàu có và hạnh phúc. Họ bảo, thiếu tiền, thiếu gạo thì chết chứ thiếu sách không chết được đọc làm gì cho lắm, thành "con mọt sách" vô tích sự. Ý kiến của bạn thế nào bạn có nghĩ như vậy không? Riêng tôi, tôi không tán thành quan niệm coi thường sách của những người không ưa sách đó. Tại sao trẻ con phải đến trưòng học? Từ xưa đến nay, nếu không có sách lưu giữ cả một kho tàng kinh nghiệm, tri thức của nhiều thế hệ đi trước thì khi nắm xương người đã mục nát cùng cây cỏ, cái gì còn lại cho các thế hệ đến sau học hỏi, tiếp nối? Thử tưởng tượng, ở thời đại văn minh công nghiệp ngày nay mà thế giới không có thư viện, không có sách, con người sẽ tồn tại theo cách nào?

Bạn hãy trả lời tôi vài câu hỏi đơn giản ấy, chúng ta sẽ ngay lập tức khẳng định được vai trò quan trọng và vị trí không thể thiếu của sách trong đời sống nhân loại từ xưa đến nay.

Từ khi con người có chữ viết là có sách ra đời. Chỉ có điều cách đây vài nghìn năm, sách được làm bằng mai rùa, xương thú, rồi tiến tới bia đá, thẻ tre… Những cuốn sách đầu tiên mang hình hài gần giống ngày nay có lẽ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XV khi con người phát minh ra kĩ thuật in ấn. Như vậy, trong suốt quá trình tiến hóa, loài người đã đánh dấu các giai đoạn phát triển văn minh của mình bằng chính sự tiến hóa của sách. Sách ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Học sinh đến trường có sách giáo khoa, sách tham khảo. Người tri thức có sách giáo khoa, sách chuyên môn. Người làm nghề liên quan đến nghệ thuật, văn chương, ngôn ngữ thì có sách truyện, tiểu thuyết, thơ, sách nghiên cứu phê bình,…. Ngoài ra, còn nhiều các loại hình sách khác phục vụ mọi đối tượng độc giả khác nhau như: sách phổ biến kiến thức, sách giải trí, sách bói toán, sách dạy đối nhân xử thế, nữ công gia chánh, võ thuật… và loại sách nào cũng có tác dụng riêng của nó, nói nhu một triết gia: "Sách trí cũng có lợi cho sức khỏe như tập thể dục". Sách giúp con người nâng cao hiểu biết, bồi bổ trí tuệ, quan trọng hơn nữa là nuôi dưỡng đời sống tâm hồn để con người thực sự "người" hơn. Đối với lứa tuổi chúng ta, những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi thế giới như: Không gia đình, Túp lều bác Tám, Những tấm lòng cao cả… dạy chúng tôi biết sống yêu thương, nhân ái, đùm bọc sẻ chia. Hai vạn dặm dưới biển hay Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ chúng tôi đến với những miền đất lạ vói bao hồi hộp khám phá và khát vọng thế hiện bản lĩnh vượt khó những cuốn sách quý đó luôn ờ bên tôi, thực sự an ủi động viên hay khích lệ tôi như một người bạn và chính là một phần hành trang giúp tôi bước vào đời.

Cô giáo tôi thường xuyên khuyên chúng tôi, khi đọc sách nên có một tư duy độc lập và phản biện: Không nên tin tưởng tuyệt đối vào tất cả những điều được viết trong sách mà nên luôn luôn đặt câu hỏi vì sao, giả thiết ngược lại thi nào: đọc sách như thế mới mang lại hiệu quả mong muốn. Đúng như một triết gia nhận xét, cách đọc thông minh là cách đọc của người "suy nghĩ nhiều" để thấy mình "biết ít" mà gắng "đọc thêm nữa": "nếu đọc nhiều mà không suy nghĩ thì anh sẽ tương tượng rằng mình biết nhiều, còn nếu suy nghĩ nhiều trong lúc đọc thì hẳn anh sẽ thấy mình biết ít". Mẹ tôi cũng thường nhắc nhờ khi thấy tôi đọc truyện kinh dị hoặc truyện phù thủy mà cứ một mực tin vào những sự việc kì quái để đến nỗi mất hồn vía, mẹ mượn lời một người xua: “ đọc sách mà cả tin ở sách thì chăng bằng không có sách". Mẹ bảo tôi, đọc sách phải chọn lọc, phải biết điều khiển hứng thú của mình, cuốn sách đó cũng giống như người bạn xấu, sẽ có lúc làm hại bạn. Còn cuốn sách tốt giống như người bạn chân thực, không bao giờ phản bội, mở ra thì gợi niềm hi vọng và gấp lại thì đem đến hữu ích cho ta. Chọn được những cuốn sách tốt và biết kết hợp hài hòa điều đọc được trong sách với thực tiễn cuộc sống đời thường chúng ta sẽ tránh khỏi tình trạng "mọt sách" đáng tiếc.
Những năm gần đây, internet phát triển nhanh chóng làm xã hội thay đổi nhiều. Có mặt tốt lên nhưng không phải không có mặt xấu đi. Một trong những mặt xấu đi đó là tình trạng độc giả giảm đáng kể. Tôi chưa biết có một cuộc khảo sát xã hội học nào thống kê hứng thú đọc sách của độc giả Việt Nam mấy năm lại đây song nghe tin tức từ đài phát thanh truyền hình, từ báo chí hoặc nhà trường thì có vẻ như việc đọc của học sinh, sinh viên đặc biệt là sinh viên chuyên ngành xã hội nhân văn đang giảm sút đáng kể. Thế nên, các chuyên gia văn hóa giáo dục mới phải tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu sách với câu danh ngôn hàng đầu: "Không có gì có thể thay thế văn hoá đọc". Và những câu chuyện tiếu lâm đại loại như học sinh trả lời thầy giáo số năm sinh, năm mất (1766 – 1820) viết đằng sau tên Nguyễn Du là số điện thoại nhà riêng của ông ấy, khộng còn là hiếm. Nguyên nhân chủ yếu đầu tiên phải kế đến là sự hấp dẫn của thế giới ảo, các bạn trẻ bị hút vào nhũng chương trình, trò chơi sự kiện của internet đến nỗi không còn thời gian và niềm say mê dành cho sách nữa. Điều đó góp phần dẫn đến hậu quả tâm hồn xơ cứng, tình cảm lạnh lùng – lí do sâu xa của những hành động bạo lực nghiêm trọng hay những hành vi vi phạm pháp luật xuất hiện ở lứa tuổi vị thành niên: đâm chém người khi bị trái ý, trả thù thay, cô khi bị phạt, tổ chức lạm dụng tình dục tập thể, bắt cóc tống tiền, giết người cướp của… Đương nhiên, còn nhiều nguyên nhân xã hội khác cùng lúc "phối hợp" làm méo mó cách ứng xử của thế hệ trẻ ngày nay. Nhưng rõ ràng, nhìn từ góc độ nhà trường và gia đình, việc giảm sút văn hóa đọc cả vế số lượng và chất lượng là nguyên cơ sâu xa dẫn đến các hành tội ác. Hầu hết những trẻ em phạm tội đều sinh ra và lớn lên trong một môi trường rất thiếu sách tốt, hoặc không có người định hướng chọn sách, hoặc không được giáo dục hứng thú với sách từ khi còn bé thơ… Thiếu những cuốn sách tốt ngay trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, đó là một bất hạnh lớn rất cần được xã hội quan tâm giúp đỡ khi mà gia đình và nhà trường đã "bó tay”

Thời đại công nghệ thông tin hẳn không phải là "kẻ thù" của văn hóa đọc. Càng ngày càng có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới hay những cuốn sách khoa học nghiên cứu chuyên môn sâu có uy tín được đăng tải trên mạng internet. Chỉ cần chúng ta cân đối thời gian, điều chỉnh hứng thú là có thế dễ dàng "vào thư viện" đọc những cuốn sách quý ngay tại nhà hoặc tại "cà phê nét" chi với chiếc máy tinh nhỏ.
cre:vanhochay
Tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/van-8-doan-van-nghi-luan-xa-hoi.500447/
 
  • Like
Reactions: Trung2782002
Top Bottom