tả người ở truyện kiều

H

hienxs

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhận xét về nghệ thuật tả người của ngdu qua các nhân vật:
THUÝ VÂN
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
THUÝ KIỀU
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc, lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
KIM TRỌNG
Phong tư tài mạo tuyệt vời
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.
SỞ KHANH
- Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng
MÃ GIÁM SINH
- Qúa niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
THÚC SINH
-Thúc Sinh quen thói bốc trời
Trăm nghìn đổ một trận cười như không .
TÚ BÀ
- Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao ?
HOẠN THƯ
Bề ngoài thưa thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao.
TỪ HẢI
Râu hùm, hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
 
N

naniliti

Nghệ thuật chủ yếu đuwocj Nguyễn Du sử dụng để tả người ở đây trước hết là nghệ thuật ước lệ tượng trưng. Ở VH trung đại, để nói lên bản chất, tính cách, giai cấp của một người thì các nhà thơ thường gợi tả qua ngoại hình. Bằng cách sử dụng những hình ảnh chuẩn mực của thiên nhiên ( hoa, liễu, mây gió, thu thuỷ, xuân sơn, hàm én, mày ngài,...) để gợi lên phong thái, dáng vẻ một con người, nhà thơ dễ dàng khiến người đọc tưởng tượng, liên tưởng tới vẻ ngoài của nhân vật mà không cần phải miêu tả chi tiết. Thông qua vẻ bên ngoài đó, tác phẩm phần nào mở ra cho người đọc thấy bản chất bên trong nhân vật. Với Tk, Nguyễn Du cũng vậy. Ông ảnh hưởng rất nhiều thi pháp cổ điển về khắc hoạ và xây dựng nhân vật. Những nhân vật của Truyện Kiều thường mang tính điển hình. Ví dụ, đã là nam tử hán thì :
" Râu hùm, hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao"​

là thư sinh thì:
"Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa."​

khách làng chơi thì:
-Thúc Sinh quen thói bốc trời
Trăm nghìn đổ một trận cười như không ."​

Mình chỉ nói qua nghệ thuật ước lệ tượng trưng vì hơi bận. Ngoài ra nghệ thuật miêu tả nhân vật ở Truyện Kiều rất phong phú, như sử dụng các tính từ để lý tưởng hoá nhân vật, sử dụng nghệ thuật so sánh ẩn dụ, nghệ thuật đòn bẩy, ngôn từ miêu tả nhân vật đặc sắc, rõ nét ( trang trọng khác vời, sắc sảo mặn mà, ...), nghệ thuật đối lập,...
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom