Tâm sự Suy thoái đạo đức học đường?

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vấn đề suy thoái đạo đức học đường trầm trọng thường xuyên diễn ra hiện nay ở Việt Nam, qua những vụ việc nhẫn tâm được cộng đồng chia sẻ rộng rãi đã trở thành chủ đề được bàn luận phổ biến, nhất là khi chỉ còn vài năm nữa thôi, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sẽ được ban hành. Và câu hỏi đặt ra là, liệu các nhà giáo dục có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?

Không chỉ ở Việt Nam, tình trạng này cũng khiến các nước phát triển trên thế giới phải đau đầu. Một bài viết của giáo viên Mỹ tại bang Texas đã cho thấy vấn đề không chỉ xuất phát từ một bộ phận những giáo viên có đạo đức kém, mà còn xuất phát chính từ học sinh và phụ huynh, khiến những giáo viên giỏi, có nhiệt huyết bị "vắt kiệt đam mê với nghề"

Đây là nguyên văn bài viết của cô:

"
I left work early today after an incident with a parent left me unable emotionally to continue for the day. I have already made the decision to leave teaching at the end of this year, and today, I don't know if I will make it even that long. Parents have become far too disrespectful, and their children are even worse. Administration always seems to err on the side of keeping the parent happy, which leaves me with no way to do the job I was hired to do...teach kids.
I am including photos that I took in my classroom over the past two days. This is how my classroom regularly looks after my students spend all day there. Keep in mind that many of the items damaged or destroyed by my students are my personal possessions or I purchased myself, because I have NO classroom budget. I have finally had enough of the disregard for personal and school property and am drawing a line in the sand on a myriad of behaviors that I am through tolerating. Unfortunately, one parent today thought it was wrong of me to hold her son accountable for his behavior and decided to very rudely tell me so, in front of her son.
Report cards come out later this week, and I have nearly half of my students failing due to multiple (8-10) missing assignments. Most of these students and their parents haven't seemed to care about this over the past three months, though weekly reports go out, emails have been sent and phone calls have been attempted. But now I'm probably going to spend my entire week next week fielding calls and emails from irate parents, wanting to know why I failed their kid. My administrator will demand an explanation of why I let so many fail without giving them support, even though I've done practically everything short of doing the work for them. And behavior in my class will deteriorate even more. I am expecting this, because it is what has happened at the end of every other term thus far.
I have never heard of a profession where people put so much of their heart and soul into their job, taking time and resources from their home and family, and getting paid such an insultingly measly amount. Teachers are some of the most kind and giving people I have ever met, yet they get treated so disrespectfully from all sides. Most parents can't stand to spend more than a couple hours a day with their kid, but we spend 8 with yours and 140 others just like him. Is it too much to ask for a little common courtesy and civil conversation?
It has been a dream of mine for as long as I can remember to have a classroom of my own, and now my heart is broken to have become so disillusioned in these short two years. This is almost all I hear from other teachers as well, and they are leaving the profession in droves. There is going to be a teacher crisis in this country before too many more years has passed unless the abuse of teachers stops.
People absolutely HAVE to stop coddling and enabling their children. It's a problem that's going to spread through our society like wildfire. It's not fair to society, and more importantly, is not fair to the children to teach them this is okay. It will not serve them towards a successful and happy life.
Many will say I shouldn't be posting such things on social media...that I should promote education and be positive. But I don't care anymore. Any passion for this work I once had has been wrung completely out of me. Maybe I can be the voice of reason. THIS HAS TO STOP.
---
UPDATE: Thank you, everyone for your words of support! I'm feeling a little shell-shocked over the attention I have gotten, to say the least. This is something I had no way of anticipating and have taken a few days to come to terms with.
I never intended to be a spokesperson for anything. I'm not the most qualified to do so, and I'm certainly not the best teacher out there, by far. But obviously my words, spoken in desperation that day, have struck a chord with many people. My Facebook Messenger inbox has been inundated with comments from teachers and others worldwide in agreement and support of my post.
If I could have the moment back, I might have said some things differently. For one, I would have pointed out that I have many amazing, hard-working, respectful students who show up every day and give their best and also many supportive, loving parents. For them I am thankful and hope I haven't offended. But my frustration was also in their behalf. Because the actions of some are hindering their educational experience.
I believe this post resounded with so many because it speaks to three main issues we must address as a society:
First, the education system as we know it needs reform. It is broken and inadequate for our children.
Second, we absolutely have to hold our children to a higher standard of accountability in all areas. Inflating their success doesn't raise self-esteem. If it did, we wouldn't have the highest teen suicide rates in history right now.
Third, we as a society have to get back to treating one another with manners and respect. We are only going downhill with hatred and name-calling. No one wins when kindness dies.
I am a woman of faith and have been quite reflective this week on the good that I can bring to this world because of this experience. I have decided to (as soon as feasible) start blogging my feelings on all of the above and hope many of you will join me in the discussion. If we all work together, we can make the changes we need for our collective success.

"
Đây là bản dịch:
"
Hôm nay tôi rời trường sớm sau khi một phụ huynh khiến tôi cảm thấy không thể tiếp tục công việc. Tôi đã đưa ra quyết định từ bỏ việc giảng dạy vào cuối năm nay, nhưng hôm nay, tôi không biết liệu mình có chờ được lâu thế hay không. Phụ huynh học sinh đã trở nên quá thiếu tôn trọng, và con cái của họ thậm chí còn tệ hơn.
Tôi đăng kèm những bức ảnh chụp lớp học trong hai ngày. Nhiều món đồ bị hư hỏng hoặc bị phá hoại bởi học sinh là tài sản cá nhân, do tôi tự bỏ tiền túi ra mua bởi không có ngân sách cho lớp học. Một phụ huynh nghĩ rằng việc tôi bắt con trai họ phải chịu trách nhiệm với hành vi phá hoại của mình là sai trái, và họ đã nói chuyện với tôi rất thô lỗ trước mặt học sinh đó.
Khi tôi nhắc nhở việc trẻ không làm bài tập về nhà suốt nhiều tháng, phụ huynh không hề bận tâm. Nhưng đến cuối kỳ, khi đánh giá gần một nửa số học sinh không đạt, tôi phải nhận những cuộc gọi và email từ phụ huynh, hỏi tại sao lại đánh trượt con họ. Lãnh đạo trường cũng sẽ yêu cầu tôi giải thích tại sao lại để cho nhiều em có kết quả kém mà không hỗ trợ, dù thực tế cô đã làm mọi thứ. Đó là chuyện thường xuyên xảy ra vào cuối mỗi kỳ học.
Tôi chưa từng thấy một nghề nào mà ở đó người ta dốc hết trái tim và tâm hồn vào công việc, bớt xén thời gian dành cho gia đình và được trả một khoản tiền rẻ mạt như thế. Giáo viên thuộc nhóm những người tử tế và sẵn sàng cho đi, nhưng họ phải nhận sự đối xử thiếu tôn trọng về mọi mặt.
Hầu hết phụ huynh không thể chịu nổi khi phải dành vài tiếng mỗi ngày với trẻ, nhưng chúng tôi dành đến 8 tiếng với con của họ và 140 đứa trẻ khác. Đòi hỏi một cuộc trò chuyện lịch sự và thái độ nhã nhặn với học sinh có phải là quá nhiều hay không?
Đó luôn là ước mơ của tôi khi có một lớp học cho riêng mình, và giờ trái tim tôi đã tan nát vì vỡ mộng trong hai năm ngắn ngủi. Những điều này tôi cũng nghe được từ nhiều giáo viên khác, và họ đang bỏ nghề ngày một nhiều. Nếu việc ngược đãi giáo viên không dừng lại, sẽ có một cuộc khủng hoảng nghề giáo ở đất nước này.
Việc phụ huynh nuông chiều con cái của họ "đang lan rộng trong xã hội như cháy rừng". Điều này không công bằng với xã hội và càng không công bằng với những đứa trẻ, bởi chúng đang không được chuẩn bị những kỹ năng để trở thành người thành công và hạnh phúc.
Nhiều người sẽ nói rằng tôi không nên đăng những nội dung như thế trên mạng xã hội. Nhưng tôi không quan tâm nữa. Đam mê dành cho công việc mà tôi từng nuôi dưỡng trong nhiều năm "đã bị vắt kiệt hoàn toàn". Đây là tiếng nói của lý trí. Mọi chuyện đã kết thúc!"

---------------------------
C Ậ P N H Ậ T: Cám ơn những lời ủng hộ từ mọi người. Không quá khi tôi hơi shock và bất ngờ trước sự chú ý mà tôi nhận được. Đây là điều tôi không ngờ tới và phải mất vài ngày để chấp nhận. Tôi không có ý định đại diện lên tiếng cho bất kỳ vấn đề gì. Tôi không phải là người có đủ tiêu chuẩn để làm vậy, và tôi nhất định không phải là giáo viên giỏi nhất ngoài kia. Nhưng rõ ràng những câu từ mà tôi đã nói trong sự tuyệt vọng ngày hôm ấy, đã khiến nhiều người đồng tình. Inbox của tôi thì ngập trong những tin nhắn, bình luận của các giáo viên và mọi người trên toàn thế giới với sự ủng hộ và động viên.

Nếu bây giờ tôi quay lại thời điểm đó, tôi có thể sẽ nói khác đi. Trước hết, tôi đáng lẽ đã chỉ ra rằng tôi có những học sinh tuyệt vời, chăm chỉ và đáng tôn trọng luôn cố gắng hết mình khi ở trên lớp và cả những phụ huynh đáng quý luôn giúp đỡ tôi. Vì họ mà tôi cảm thấy biết ơn và hi vọng mình không bị xúc phạm. Nhưng sự thất vọng của tôi cũng là vì họ. Bởi vì hành động của một số người đang cản trở trải nghiệm giáo dục của chính mình.
Tôi tin rằng bài viết này đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nhiều người vì nó phát biểu 3 vấn đề chính mà xã hội cần phải lên tiếng:
Thứ nhất, hệ thống giáo dục của chúng ta cần phải cải cách. Nó đã thối nát và không thích đáng với con em chúng ta
Thứ hai, chúng ta chắc chắn phải nâng cao tiêu chuẩn về tính tự chịu trách nhiệm về mọi mặt đối với con em trên mọi mặt. Khích lệ và thổi phồng thành công của chúng không nâng cao cho chúng lòng tự trọng.
Thứ ba, xã hội cần phải học lại cách ứng xử với mọi người bằng thái độ tôn trọng. Chúng ta chỉ đang đi xuống với sự thù ghét và những lời miệt thị. Không ai chiến thắng cả nếu lòng tốt biến mất.
Tôi là một người phụ nữ có niềm tin mạnh mẽ và đã suy nhĩ khá nhiều trong tuần này về những điều tốt đẹp tôi có thể mang lại cho thế giới với trải nghiệm này. Tôi đã quyết định (ngay khi có thể) ghi lại những cảm xúc đối với tất cả thứ tôi đã nói ở trên và tôi mong nhiều người trong số các bạn sẽ thảo luận với tôi. Nếu chúng ta làm việc cùng nhau, ta có thể tạo ra sự thay đổi cần thiết cho thành công của tập thể.

"
Vậy thì không chỉ có học sinh tức giận với việc bị học quá tải, thi cử nhiều, bị cấm đoán đủ thứ, mệt mỏi với thầy cô và bạn bè, mà cả các thầy cô cũng tức giận với hệ thống giáo dục. Phụ huynh không kết hợp chặt chẽ với nhà trường, mà nhà trường cũng chỉ quan tâm đến thành tích mình đạt được, nên áp lực đổ dồn lên giáo viên. Áp lực ấy càng nặng nữa khi phụ huynh quá nuông chiều con mình, bảo vệ cho lỗi lầm con mình mà không nhắc nhở chúng phải nhận hình phạt hay sửa chữa. Một số trường hợp các giáo viên khác cũng không ngồi yên với việc nghề giáo bị coi trọng quá thấp. Có những giáo viên cũng yêu cầu được tăng lương cũng như được các nhà chức trách đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, cho các trường học....

Tôi là học sinh, không phải là con ngoan trò giỏi nhưng vẫn luôn dành sự tôn trọng với những người giáo viên vì họ đã làm việc rất nhiều để cung cấp chúng ta kiến thức và làm hài lòng nhà trường cũng như phụ huynh. Tôi mong học sinh chúng ta, dù không thích học hành mệt mỏi, nhưng hãy luôn biết ơn những người thầy cô nhiệt huyết với nghề, với bố mẹ đã quan tâm, lịch sự, hi sinh vì mình. Có giáo viên chuyên môn có thể tốt, nhưng đạo đức nghề nghiệp kém, không yêu thương học sinh, làm việc để lợi cho cá nhân mình, thì bạn cũng đừng ngại ngần lên tiếng, chia sẻ với bạn bè, với những người mình tin tưởng.

Nguồn: Facebook Julie Marburger.
Bản dịch (không có UPDATE) được cung cấp bởi Kenh14. Phần UPDATE được dịch bởi @Trường Thái.
 

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
Nói chung thì nó cứ qua lại mấy cái vòng luẩn quẩn, tất cả đều ức chế nhau và tất cả đều cho rằng mình bị thiệt quá nhiều! Một nguyên nhân là tất cả đều kì vọng vào nhau nhiều quá! Nhiều lúc mình cũng cảm thấy ghét một vài giáo viên kinh khủng khiếp, nhưng mà vẫn cứ lễ phép ngoan ngoãn thôi. Cơ mà nhiều người không kiềm chế được...
Tóm lại càng ngày càng hiểu hơn về đạo phật (dù chưa làm được như phật dạy!)
Tóm lại 2 là chúng ta bị ảnh hưởng bởi 2 luồng, 1 là tư tưởng thầy cô là cha mẹ, 2 là tư tưởng tự do của Tây... Tất cả đều đúng nhưng bị chúng ta làm cho sai lệch hết đi vì thiếu hiểu biết và thiếu suy nghĩ quá nhiều...
Mà thôi nói chung từ vụ học sinh đi gài bẫy giáo viên cô Lê Na là mình chán lắm rồi. Vụ đó mình ủng hộ cô Na hoàn toàn. Xong có mấy vụ bây giờ nữa, loạn hết cả lên!
 
Last edited:
  • Like
Reactions: realjacker07
Top Bottom