Văn 8 Suy nghĩ về vai trò của những nguời lãnh đạo anh minh dựa vào Hịch Tướng Sĩ và Chiếu dời đô.

lam371

Học sinh gương mẫu
HV CLB Lịch sử
Thành viên
25 Tháng mười hai 2011
1,065
2,563
406
Bình Phước
Hogwarts School Of Witchcraft And Wizardry

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Đề: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn và Hịch tuớng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những nguời lãnh đạo anh minh.Em hãy lập dàn ý của đề trên
A, Mở bài:
- Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước gắn liền với tên tuổi của những anh hùng dân tộc vĩ đại bởi tài năng xuất chúng, lãnh đạo tài tình và những yếu tố ấy ảnh hướng đến vận mệnh của cả đất nước. Đọc lại bài "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn và "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn.
B, Thân bài:
- Chiếu dời đô:
+ Là sự bày tỏ ý định rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội) bởi ông nhìn xa trông rộng đến tương lai của đất nước, của con cháu mình, nhìn ra những tiềm năng của Đại La để giúp đất nước phát triển trong phồn vinh.
+ Trong lịch sử nhà Thương, nhà Chu của Trung Quốc đã đời đô nên vận nước lâu dài, dân tộc phát triển.
+ Lịch sử Việt Nam hai nhà Đinh, Lê đóng đô một chỗ dẫn đến triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi
-> Lí Công Uẩn nhìn được vận mệnh đất nước, quyết định dời đô.
+ Với mỗi đất nước thì thủ đô là trung tâm văn hóa, nhìn vào thủ đô là có thể biết được đất nước này phát triển hay dậm chân một chỗ, thậm chí là thụt lùi mãi mãi.
+ Lợi thế của Đại La:
  1. Về mặt lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương
  2. Về mặt địa lí:
    • Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng
    • Trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi.
    • Đúng nơi Nam, Bắc, Đông, Tây lại thuận tiện nhìn sông giữ núi.
  3. Về mặt chính trị, văn hóa:
  • Chốn hội tụ của bốn phương đất nước.
=> Việc dời đô có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển của đất nước, đây là nơi phù hợp để đóng đô.
- Hịch tướng sĩ:
+ Vào thời đại Việt phải đương đầu với quân Mông - Nguyên hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn đã ba lần cầm quân đánh bại giặc, xứng đáng là một vị anh hùng dân tộc.
+ Cũng vào lúc ấy, Trần Quốc Tuấn đã viết bài Hịch Tướng Sĩ với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư yếu lược, rèn luyện võ nghệ để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc chiến.
+ Trong bài Hịch, vị tướng anh minh cũng nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến họ, chỉ cho họ thấy được sự độc ác, tàn độc của quân giặc như thế nào (Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, thu bạc vàng,.....) hiện lên ngay bộ mặt vô nhân đạo, tham lam và âm mưu chiếm nước ta một cách nham hiểm, thâm độc.
+ Đây còn là lời hiệu triệu tướng sĩ nhằm khơi gợi lòng yêu nước, bùng lên ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng.
+ Qua đó cũng phê phán những co người thờ ơ, vô tâm đến vận mệnh đất nước, ông cũng vạch ra nguy cơ đất nước bị rơi vào tay quân giặc nhưng đã phản biện lại: Chỉ cần các tướng sĩ học tập binh thư yếu lược, rèn luyện võ công thì cũng sẽ được lưu danh trong sử sách.
-> Vấn đề về nhận thức và hành động nhằm bày tỏ lòng yêu nước và khích kệ cý chí, tinh thần binh sĩ.
=> Xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn, là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam kinh điển.
+ Những mốc son chói lại, đỉnh cao chiến thắng một phần công lao cũng nhờ các vị anh hùng , họ là những tấm gương sáng để thế hệ con cháu noi theo.
c, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ.
 
Top Bottom