Suy nghĩ về tác dụng giáo dục con người trong truyện Tấm Cám

P

phnglan

Như nhiều truyện cổ tích khác, các nhân vật của Tấm Cám cũng trải qua bao biến cố thăng trầm để cuối cùng mỗi nhân vật được nhận những kết cục xứng đáng với việc làm của họ. Người hiền lành, nhân hậu được hưởng hạnh phúc; kẻ ác bị trừng trị đích đáng. Việc Tấm trừng trị Cám sau bao nhiêu tội lỗi Cám gây ra cho Tấm cũng không đi ngoài quy luật ấy, theo cách nói của Phạm Xuân Nguyên: “Đây là quy luật đấu tranh khi sự sống của bên này là cái chết của bên kia và ngược lại”(1). Tuy nhiên, truyện cổ tích không chỉ là những giấc mơ đẹp với bao điều kỳ thú và hấp dẫn, mà còn là bài học, niềm tin, ước mơ về những điều tốt đẹp và lương thiện. Con người hướng về cổ tích không chỉ thỏa mãn cho riêng mình niềm say mê đối với văn học mà còn tìm đến sự trong sáng và bình an cho tâm hồn. Trong nhà trường, việc đưa vào chương trình giảng dạy những câu chuyện cổ cũng nhằm mục đích giáo dục cho học sinh tình yêu thương, lòng nhân hậu, tính vị tha và những đức tính quý báu khác. Đây là một việc làm thiết yếu và đúng đắn góp phần rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh - những mầm non của đất nước, những người đang ở độ tuổi phát triển cần một sự định hướng đúng đắn để hoàn thiện nhân cách.

nguồn: sưu tầm
 
Top Bottom