Câu 1:
I. MỞ BÀI
- Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).
- Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.
II. THÂN BÀI
1/ Giải thích học đối phó là gì?
- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
2/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:
- Chép sách khi thầy cô giao bài tập
- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.
- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng học".
- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm khắc của thầy cô, ...
3/ Tác hại của việc học đối phó:
- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.
- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai trầm trọng, mất kiến thức ngữ pháp, giải bài tập đơn giản...
- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách tốt.
- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.
4/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?
- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu kiến thức.
- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.
- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.
III. KẾT BÀI
- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.
- Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.
- Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người, bởi thế hệ sẽ là người nắm giữ tương lai mai sau.
________________
Câu 2:
MỞ BÀI
- Giới thiệu chung về gia đình
- Khi sinh ra, chúng ta là 1 chú chim non nhỏ bé và gia đình chính là tổ ấm của chúng ta.
THÂN BÀI
a) Giải thích : Gia đình là gì?
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. ... Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.
b) Tầm quan trọng của gia đình:
+ Là chỗ dựa tinh thần vững chắc.
+ Là nơi chúng ta có thể hưởng trọn tình yêu thương một cách hoàn hảo nhất.
+ Là nơi mang đến cho ta cmả giác an toàn, ấm cúng của ông bà, cha mẹ, anh chị.
c) Làm thế nào để giữ gìn hạnh phúc gia đình?
- Hiện trạng : Một số gia đình hiện nay đã tan vỡ do nhiều nguyên nhân : Bất hoà, cãi cọ,''
- Là một học sinh, chúng ta cần phải:
+ Học tập chăm chỉ, có hiếu với ông bà cha mẹ.
+ Là cầu nối gắn kết những sứt mẻ trong gia đình.
KẾT BÀI
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị của gia đình (khía quát, như đã nêu ở thân bài)
- Đưa ra lời khuyên dàh cho bạn bè : Hày bảo vệ hạnh phúc gia đình
______________________
P/s: Chúc bạn học tốt!