Văn 9 Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ng

VânHà.D

Cựu TMod Cộng đồng|Cựu Phụ trách box "Sách"
HV CLB Địa lí
Thành viên
2 Tháng chín 2018
1,591
6,066
576
Bình Dương
THPT BẾN CÁT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như tiêu đề, trước tiên chúng ta phải nắm được cốt truyện, nội dung bài học để phân tích. Trước khi phân tích thì chúng ta cũng nên lập dàn ý, có như vậy thì bài văn mới mạch lạc và hay.

Sau đây là phần dàn ý cho đề bài "Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng"

I. Mở bài:
- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
II. Thân bài:
1. Tình cảm của cha con ông Sáu:
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng ( bé Thu )chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:
* Bé Thu rất yêu ba:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha ( khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược,bướng bỉnh ( để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng ( khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng…
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết bài:
- “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình,tình cha con…luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.

Sưu tầm.
Các bạn có thể dựa vào phần dàn bài này để viết thành 1 bài văn


*********
Đây là bài làm của mình, (có tham khảo trên mạng vì lâu rồi không làm dạng đề này :D)

Trong đời sống tinh thần của con người, gia đình và tình cảm gia đình là những điều thiêng liêng nhất. Nhưng chiến tranh đã chia cắt những con người trong một mái nhà, khiến người mẹ phải mất con, vợ phải xa chồng, những đứa con sinh ra không được thấy mặt cha. Và truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - một nhà văn quê ở miền Tây Nam Bộ - đã thể hiện một phần trong những điều thiêng liêng ấy. Truyện ngắn này ra đời trong hoàn cảnh đạn bom ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người, cụ thể là tình cha con của người chiến sĩ cách mạng.


Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng, con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến ông không giống như trong ảnh. Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh cho. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược. Bé Thu đâu biết, vết sẹo ấy là vết tích của chiến tranh đã để lại trên thân thể người cha yêu quý. Chiến tranh, bom đạn của kẻ thù đã chia rẽ cuộc sống của hai cha con ông Sáu, cũng như bao gia đình Việt Nam khác đã chịu đựng hi sinh gian khổ để cứu đất nước. Đó là một thực tế, là nỗi đau không thể quên đối với nhiều thế hệ người dân Việt Nam.

Thế nhưng chiến tranh có khốc liệt, tàn ác đến đâu thì cũng không thể chia cắt được tình phụ tử của cha con bé Thu.Bé Thu đã thể hiện tình yêu thương với người cha trong tấm ảnh một cách thật đặc biệt. Nó tỏ ra xa cách, lạnh nhạt với ông Sáu, cả thái độ ngang ngạnh, hỗn xược khi ông Sáu cố làm thân trong ba ngày ở lại nhà. Đó ià vì bé Thu luôn không coi người đàn ông có vết thẹo đáng sợ ấy là "ba" của mình. Sự ương ngạnh, thái độ có phần như hỗn xược của Thu chính là thể hiện tình yêu thương sâu sắc của Thu dành cho người ba mà Thu vẫn thấy trong tấm hình - người đàn ông hiền lành không có vết thẹo từng chụp hình cùng má nó. Cũng chính vì vậy mà bé Thu nhất quyết không chịu gọi ông Sáu dù chỉ một lần tiếng ba

Trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, càng cố gắng xóa bỏ khoảng cách giữa hai cha con bấy lâu nay thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng lớn dần, khiến ông không thể khóc mà chỉ cười được thôi "Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi", nụ cười mang trong đó là sự ngượng ngạo, sự bất đắc dĩ, cười chỉ để quên đi nỗi đau vô bờ bến nhưng nỗi đau vẫn còn trong lòng. Và từ tâm trạng thất vọng, ông đã trở thành tuyệt vọng khi bé Thu hất trứng cá ra khỏi bát, không thể kìm nén được nữa, bây giờ cũng không thể cười được, nên ông đành giận dữ và đánh thật mạnh vào mông bé Thu rồi hét lên rằng: "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Thật là khổ tâm cho ông, tình yêu chưa thể hiện được bao nhiêu , đã phải đánh con, nỗi đau đánh con còn lớn hơn cả nỗi đau con không nhận ra cha, bởi vì đánh con tức là phủ nhận tất cả niềm yêu thương mà ông đã dành cho con mình, nhưng ông đành thế, vì ông muốn con biết ông chính là người cha của em.

Sau khi nghe bà giải thích, Thu mới hối hận nghĩ lại, trăn trở suốt đêm, thở dài và không ngủ được. Đến khi ông Sáu ra đi, cô bé mới để cho cảm xúc của mình được bộc lộ ra hết.
"...kêu thét lên: Ba...a...a...ba!....
...Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con.
...Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa"

Tiếng "ba" đó mới thật sự thiêng liêng làm sao. Hơn tám năm rồi Thu chưa được gặp người cha thân yêu của mình, bây giờ sau tám năm gặp lại cha, em chỉ biết gọi "ba!". Ông Sáu cảm động rút khăn ra lau nước mắt "khi bé Thu cuống quýt bày tỏ tình cảm với mình". Nhưng khoảnh khắc ấy chẳng được bao lâu, chiến tranh lại chia cắt họ. Xa con, ông dồn hết nỗi nhớ để làm chiếc lược khắc lên đó dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Đến khi cận kề cái chết, ông vẫn tập trung sức lực cuối cùng nhờ người bạn trao chiếc lược cho bé Thu, ánh mắt trăn trối ấy in sâu vào lòng người bạn, làm người đó không thể nào quên cũng như chỉ có tình cha con là không thể chết được.

"Chiếc lược ngà" là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, chúng ta có thể hiểu được rằng : chiến tranh có thể huỷ hoại cuộc sống, bom đạn có thể vùi lấp thân thể nhưng không thể cướp đi tình cảm gia đình thiêng liêng của con người. Nguyễn Quang Sáng đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, đẹp đẽ, và trên thực tế còn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn.

@Minh Minidora, có thể là chị làm không được hay, em thông cảm nha.
 

Pineapple <3

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
750
964
111
Hà Nội
THCS-THPT Tạ Quang Bửu
Như tiêu đề, trước tiên chúng ta phải nắm được cốt truyện, nội dung bài học để phân tích. Trước khi phân tích thì chúng ta cũng nên lập dàn ý, có như vậy thì bài văn mới mạch lạc và hay.

Sau đây là phần dàn ý cho đề bài "Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng"

I. Mở bài:
- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
II. Thân bài:
1. Tình cảm của cha con ông Sáu:
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng ( bé Thu )chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:
* Bé Thu rất yêu ba:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha ( khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược,bướng bỉnh ( để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng ( khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng…
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết bài:
- “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình,tình cha con…luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.

Sưu tầm.
Các bạn có thể dựa vào phần dàn bài này để viết thành 1 bài văn


*********
Đây là bài làm của mình, (có tham khảo trên mạng vì lâu rồi không làm dạng đề này :D)

Trong đời sống tinh thần của con người, gia đình và tình cảm gia đình là những điều thiêng liêng nhất. Nhưng chiến tranh đã chia cắt những con người trong một mái nhà, khiến người mẹ phải mất con, vợ phải xa chồng, những đứa con sinh ra không được thấy mặt cha. Và truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - một nhà văn quê ở miền Tây Nam Bộ - đã thể hiện một phần trong những điều thiêng liêng ấy. Truyện ngắn này ra đời trong hoàn cảnh đạn bom ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người, cụ thể là tình cha con của người chiến sĩ cách mạng.


Sau nhiều năm xa cách vợ con, ông Sáu được về nhà nghỉ phép. Thế nhưng, con gái ông là bé Thu lại không nhận ra cha mình do có vết sẹo mới trên mặt khiến ông không giống như trong ảnh. Trong ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi đó, ông ở nhà suốt để vỗ về con và cho con cái cảm giác có cha ở bên. Thế nhưng bé Thu không chịu nhận cha, càng ngày càng ương bướng, thậm chí lúc được cha gắp cho cái trứng cá, bé đã hất ra. Ông Sáu nổi giận, đánh cho. Bé buồn chạy sang nhà bà, kể hết mọi chuyện cho bà. Được bà giải thích, bé hiểu ra và trong giây phút cuối cùng trước khi cha trở lại chiến trường, bé đã nhận cha trong sự xúc động của mọi người và bé đã vòi cha mua cho mình một chiếc lược. Bé Thu đâu biết, vết sẹo ấy là vết tích của chiến tranh đã để lại trên thân thể người cha yêu quý. Chiến tranh, bom đạn của kẻ thù đã chia rẽ cuộc sống của hai cha con ông Sáu, cũng như bao gia đình Việt Nam khác đã chịu đựng hi sinh gian khổ để cứu đất nước. Đó là một thực tế, là nỗi đau không thể quên đối với nhiều thế hệ người dân Việt Nam.

Thế nhưng chiến tranh có khốc liệt, tàn ác đến đâu thì cũng không thể chia cắt được tình phụ tử của cha con bé Thu.Bé Thu đã thể hiện tình yêu thương với người cha trong tấm ảnh một cách thật đặc biệt. Nó tỏ ra xa cách, lạnh nhạt với ông Sáu, cả thái độ ngang ngạnh, hỗn xược khi ông Sáu cố làm thân trong ba ngày ở lại nhà. Đó ià vì bé Thu luôn không coi người đàn ông có vết thẹo đáng sợ ấy là "ba" của mình. Sự ương ngạnh, thái độ có phần như hỗn xược của Thu chính là thể hiện tình yêu thương sâu sắc của Thu dành cho người ba mà Thu vẫn thấy trong tấm hình - người đàn ông hiền lành không có vết thẹo từng chụp hình cùng má nó. Cũng chính vì vậy mà bé Thu nhất quyết không chịu gọi ông Sáu dù chỉ một lần tiếng ba

Trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé Thu, càng cố gắng xóa bỏ khoảng cách giữa hai cha con bấy lâu nay thì Thu lại nới rộng thêm khoảng cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng lớn dần, khiến ông không thể khóc mà chỉ cười được thôi "Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh cười vậy thôi", nụ cười mang trong đó là sự ngượng ngạo, sự bất đắc dĩ, cười chỉ để quên đi nỗi đau vô bờ bến nhưng nỗi đau vẫn còn trong lòng. Và từ tâm trạng thất vọng, ông đã trở thành tuyệt vọng khi bé Thu hất trứng cá ra khỏi bát, không thể kìm nén được nữa, bây giờ cũng không thể cười được, nên ông đành giận dữ và đánh thật mạnh vào mông bé Thu rồi hét lên rằng: "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Thật là khổ tâm cho ông, tình yêu chưa thể hiện được bao nhiêu , đã phải đánh con, nỗi đau đánh con còn lớn hơn cả nỗi đau con không nhận ra cha, bởi vì đánh con tức là phủ nhận tất cả niềm yêu thương mà ông đã dành cho con mình, nhưng ông đành thế, vì ông muốn con biết ông chính là người cha của em.

Sau khi nghe bà giải thích, Thu mới hối hận nghĩ lại, trăn trở suốt đêm, thở dài và không ngủ được. Đến khi ông Sáu ra đi, cô bé mới để cho cảm xúc của mình được bộc lộ ra hết.
"...kêu thét lên: Ba...a...a...ba!....
...Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con.
...Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa"

Tiếng "ba" đó mới thật sự thiêng liêng làm sao. Hơn tám năm rồi Thu chưa được gặp người cha thân yêu của mình, bây giờ sau tám năm gặp lại cha, em chỉ biết gọi "ba!". Ông Sáu cảm động rút khăn ra lau nước mắt "khi bé Thu cuống quýt bày tỏ tình cảm với mình". Nhưng khoảnh khắc ấy chẳng được bao lâu, chiến tranh lại chia cắt họ. Xa con, ông dồn hết nỗi nhớ để làm chiếc lược khắc lên đó dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Đến khi cận kề cái chết, ông vẫn tập trung sức lực cuối cùng nhờ người bạn trao chiếc lược cho bé Thu, ánh mắt trăn trối ấy in sâu vào lòng người bạn, làm người đó không thể nào quên cũng như chỉ có tình cha con là không thể chết được.

"Chiếc lược ngà" là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, chúng ta có thể hiểu được rằng : chiến tranh có thể huỷ hoại cuộc sống, bom đạn có thể vùi lấp thân thể nhưng không thể cướp đi tình cảm gia đình thiêng liêng của con người. Nguyễn Quang Sáng đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, đẹp đẽ, và trên thực tế còn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn.

@Minh Minidora, có thể là chị làm không được hay, em thông cảm nha.
Từ đây nếu muốn liên hệ thực tế, bộc lộ suy nghĩ của em về tình cảm cha mẹ dành cho con cái và bổn phận của con đối với cha mẹ thì làm như nào chị nhỉ? (Nếu được chị cho em xin dàn ý luôn với @@)
 
Top Bottom