SỨC SỐNG TIỀM TÀNG CỦA NHÂN VẬT MỴ

C

conu

Chưa học nên chưa biết, có ai đã học rồi vào giúp emcute đi kìa, mà emcute đã đi học vẽ chưa nhỉ? Lâu rồi ko thấy vào diễn đàn. :D
 
T

tranquang


Thực ra Mị đã chứng kiến cảnh A Phủ bị trói từ mấy đêm trước. “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”. Thậm chí, “nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. Mị không biết gì, trừ ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử ngứa tay đánh Mị ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau, Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Điều đó chứng tỏ tâm hồn của Mị đã bị chai sạn, đã trở thành vô cảm, Mị sống vô ý thức, sống mà như đã chết.

Nhưng đêm nay, bỗng Mị nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hòm má đã nám đen lại” của A Phủ. Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A sử trói Mị, Mị cũng phải bị trói đứng thế kia. Như vậy, dòng nước mắt của A Phủ đã làm cho Mị có sự tự ý thức “Trông người lại ngẫm đến ta”, Mị xót thương cho chính mình. Điều này chứng tỏ tâm hồn người phụ nữ khốn khổ này đã hồi sinh.

Từ thương mình, Mị thương cho A Phủ. Mị đã từng chứng kiến ngày trước một người đàn bà cũng bị trói đến chết ở cái nhà này. Mị nghĩ chỉ đêm mai là A Phủ chết. Mị thấy việc anh ta phải chết là điều vô lí.

Tuy vậy, cô vẫn run sợ khi nghĩ đến việc nếu A Phủ trốn được, Mị sẽ bị cha con Pá Tra trói thay vào chỗ A Phủ, vì nghi cô giải thoát cho anh ta.

Nhưng tình thương lớn dần, không thể ngồi nhìn A Phủ chết. Cuối cùng, Mị đã cởi trói cho A Phủ và chạy theo anh, vì tình thế khiến cho Mị không thể chọn con đường nào khác. Ở đây có sự thúc bách của tình cảm, của quyết tâm, nhưng cũng có sự thúc bách hoàn cảnh. Mị biết ở đây thì chết mất. Muốn sống, Mị chỉ có con đường duy nhất là chạy trốn cùng A Phủ. Như vậy, lòng thương người giúp Mị cứu A Phủ, lòng thương mình giúp cô giải thoát được cho chính bản thân mà trước đó, điều này cô chưa hề nghĩ tới.

Như vậy, việc Mị cứu A Phủ là tự giác hay tự phát? Thực ra có cả hai. Đáng lưu ý hơn cả đây là hành động được coi là kết quả tất yếu một sức sống mãnh liệt vốn tiềm ẩn trong nhân vật.


Đại khái thế! Thử đọc lại tác phẩm lần nữa và tìm hiểu xem sao nhé?
 
Z

zinkitino

nếu nói về sức sống tiềm tàng của Mị thì có nên phân tích cả cái đoạn khi hội xuân về, nghe những âm thanh náo nức của ngày xuân, của tình yêu từ khung cửa sổ nhỏ, trong con người Mị như có 1 cái j` đó sống dậy, Mị chải tóc.... ( j` đấy đoạn sau em ko nhớ lắm, đọc cũng lâu lâu rồi, đại loại là Mị sửa soạn cho mình như hồi còn thiếu nữ mong đến hội xuân để đc đi chơi hội cùng người mình yêu thương..) Em nghĩ chi tiết ấy cũng thể hiện sức sống tiềm tàng trong con người Mị, tâm hồn tưởng như chai sạn bấy lâu ấy vẫn còn cháy âm ỉ ngọn lửa khao khát yêu thương.
 
V

vuonglinhbee

bài làm cần triển khai theo những luận điểm sau(hehe, tớ vừa thi tháng đề này xong)
Sức sống tiềm tàng ấy được thể hiện qua hai nội dung chính là:
1. Diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
---> phân tích tâm trạng của Mị từ khi trở thành người con dâu gạt nợ cho nhà thống lý, sau đó tới tâm trạng khi tết đến, đặc biệt là cụ thể diễn biến tâm trạng khi 4 lần nghe tiếng sáo gọi bạn tình (từng lần một ra sao? làm thay đổi những gì trong tâm hồn Mị?)
cụ thể:

Lần một: tiếng sáo mới chỉ thấp thoáng ngoài đầu núi
--> Từ trạng thái tâm hồn gần như đang tê liệt, trở thành " con rùa trong xó cửa", Mị đã nghe và cảm nhận đựoc giai điệu của tiếng sáo-->hát theo
Lần hai: tiếng sáo gần hơn, từ đầu làng
--> Mị nhớ lại tuổi xuân của mình, ý thức đựoc giá trị của sự sống, của tuổi trẻ--> lại có ý định tự tử ( bởi lúc người ta nghĩ đến cái chết không phải vì người ta chán sống, mà lại là lúc người ta yêu sự sống hơn bao giờ hết)
Lần 3: tiếng sáo còn gần hơn: ở ngoài đường
Mị ý thức được tuổi trẻ: " Mị trẻ lắm"...--? muốn đi chơi
Lần 4: tiếng sáo lúc này ở ngay trong đầu Mị, khi Mị đang bị A Phủ trói---? không thấy đau, chỉ thấy trong đầu tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn réo rắt, đưa Mị đến những cuộc chơi, những đám chơi,...
____________> ý thức phản kháng tiềm tàng đang trỗi dậy


2.Hành động cắt dây trói &tự giải thoát
--> thể hiện rõ nhất ý thức phản kháng


thôi, bạn chịu khó nghĩ tiếp, Bee mỏi tay lám rồi
chúc vui
 
E

emcutehehe


nhưng cái khó là làm nổi lên đựoc ý chính là : giải thik về sự gthay đổi tâm trạng
nhá : Mỵ đang trong trạng thái người vô cảm>>>đùng phát thành anh hùng......Có lẽ là ko phải Mỵ vô cảm mà Mỵ sống như đã chết>>khổ quá đâm ra thế>>đựoc ko hỉ
 
L

leejunki18

sách tham khảo phân tích bài này hay phết đấy.U có thể tham khảo.
tuy tui mới học lớp 11 nhưng đọc gần hết sách tham khảo văn lớp 12 rùi
HAY
 
C

conu

emcutehehe said:

ko học vẽ nữa
bố ko cho
vẫn thi luật thôi
lâu ko gặp ông hehhe
Thi Luật à, hay đấy, nhưng thuộc nhiều văn bản cũng hơi mệt :D
Thi luật kinh tế hay dân sự hay gì gì...? Có gì sau này tôi có tranh chấp hay kiện tụng gì còn nhờ ông cái nhẩy :D
 
H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 12] - Vợ chồng A-Phủ- Sức sống tiềm tàng của Mị.

Chào em.
Cô thấy ý kiến của các bạn đúng rồi nhưng chưa đầy đủ lắm nên cô làm lại dàn ý, em tham khảo nhé.
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật Mị : kết tinh phẩm chất cao đẹp đồng thời thẻ hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
II. Thân bài:
1. Quãng đời Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra.
- Mị là bông hoa của núi rừng, tập trung mọi vẻ đẹp của người con gái miền núi (xinh đẹp, tài hoa)
- Làm dâu nhà thống lí để trả nợ cho cha: giàu đức hi sinh.
2. Khi về làm dâu nhà thống lí:
- Đêm nào cũng khóc: Thể hiện một sự phản kháng
- Định tự tử bao nhiêu lần nhưng ý nghĩ thương cha lại kéo Mị về hiện thực.
- Bị áp bức nhiều làm tê liệt sức sống ở Mị, cô thờ ơ với tất cả mọi thứ: chỉ có duy nhất một ô cửa sổ nhỏ để giao lưu với cuộc sống nhưng chỉ thấy một khoảng trăng trắng không biét sương hay nắng.
- Sống cuộc đời lầm lũi: Chỉ như con rùa
3. Đêm tình mùa xuân.
a, Hoàn cảnh:
- Mùa xuân về trên bản cao.
- Tiéng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân đánh thức trong Mị một sức sống tiềm ẩn.
- Mị uống rượu, trong cơn say thoát khỏi cuộc đời lầm lũi để vươn tới những ý nghĩ đẹp.
- Ý thức về số phận tủi nhục của mình, Mị một lần nữa muốn tự tử nhưng tiếng sáo (Biểu tượng của tình yêu tuổi trẻ và khát vọng tự do) cứ rập rờn trong lòng Mị làm tan đi ý nghĩ đó trong cô.
- Một loạt những hành động của Mị thể hiện sức sống đang trỗi dậy trong cô: Khêu đèn cho sáng, quấn tóc, lấy váy hoa.
- Mặc dù bị A Sử trói nhưng tiếng sáo vẫn thức dậy sức sống trong Mị: Mị vùng dậy bước đi như không nghĩ là mình đang bị trói.
b, Cảnh cứu A Phủ.
- Thấy A Phủ bị trói, lúc đầu Mị dửng dưng vì đó là chuyện bình thường vẫn xảy ra tại nhà thống lí.
- Giọt nước mắt của A Phủ làm trỗi dậy tình thương và sự đồng cảm trong Mị.
- Hành động cắt dây trói giải thoát cho A Phủ: Không phải là một hành động tự phát mà là kết quả của một quá trình bị vùi dập, bị đè nén, nó thể hiện sức sống âm ỉ không ngừng chảy trong Mị
- Ý thức được được kiếp sống tủi nhục của mình, Mị đã can đảm vượt qua nhà ngục của thống lí Pá Tra với nhiều thé lực hà khắc và những lễ giáo phong kiến trói buộc người phụ nữ.
III. Kết bài.
-Thông qua nhân vật Mị, Tô Hoài bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ miền núi, đồng thời tác gỉa ngợi ca phẩm chất cao đẹp của họ. Đây là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Nhận xét nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của Tô Hoài.
 
L

love.hocmai

lên lớp tập trung nghe giảng .chỗ nào thầy cô nói những ý quan trọng thì ghi nhanh ! về nhà học lại những gì đã tiếp thu va sáng tạo thêm cho bài học...chúc bạn thành công !
 
L

love.hocmai

chang biet noi gi nua ! đại khái là khi xác định đi học thì phải có ý chí và quyết tâm ! yêu tố cần cù chịu khó là tốt nhưng không có sự sáng tạo thì cũng chẳng có hiệu quả gì cả,mình phải biết kết hợp những gì cần thiết nhất để tạo thành một khối hoàn chỉnh...giống như đọc sách nhiều là tốt,nhưng phải ghi lại được những gì mình đã đọc mới thực sự là tốt ! hãy tìm phương pháp đúng đắn để giải quyết mọi vấn đề !
 
Top Bottom