sửa giúp chút!

H

hienloanchi2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn gắng đọc và sửa theo ý nghĩ của mình nhé! Cứ nói thẳng đi, mình xin cảm ơn trước...:khi (79):

1. Nêu cảm nhận của em về đoạn văn: “ Sau trận bão, chân trời ngấn bề sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi….muôn thuở biển Đông”
( Nguyễn Tuân – Kí Cô Tô)
Qua đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô Tô” của nhà văn Nguyễn Tuân, em cảm thấy cảnh mặt trời mọc trên đảo thật rực rỡ. Tác giả đã miêu tả khung cảnh đẹp đẽ hiếm hoi đó theo trình tự thời gian hợp lý và chuẩn xác. Để chuẩn bị sân khấu tráng lệ cho mặt trời – nhân vật chính xuất hiện, tác giả đã khéo léo vẽ nên phông nền đẹp như mơ là đường chân trời sạch sẽ trong vắt: “ Sau trận bão, chân trời, ngấn bề sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Sau trận bão, mọi vật đều được gột rửa, dải chân trời qua nghệ thuật so sánh sạch như một tấm kính không vương một hạt bụi dường như đã tô điểm cho diện mạo mới của Cô Tô. Tiếp sau đó, Nguyễn Tuân chưa vội vàng miêu tả mặt trời lên cao ngay, ông vẫn giữ được tâm thế chậm rãi từ tốn của mình, để mặt trời lên dần dần, tỏa sáng vẻ đẹp của nó: “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” Không chỉ có thế, nhờ biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh, nhà văn đã thể hiện một nét riêng biệt trong lối viết văn của mình: “ Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời nước biển màu ngọc trai nước biển ửng hồng.” Vẻ đẹp của mặt trời được miêu tả sinh động qua việc sử dụng phép so sánh với quả trứng thiên nhiên đầy đặn rất độc đáo. Các tính từ “ tròn trĩnh”, “ phúc hậu” gợi cho ta hình ảnh một bà mẹ hiền từ của thiên nhiên đang che chở ôm ấp những người con của đất liền và biển cả. Và để tạo điểm nhấn cho bài kí, nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: “ Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.” Bà mẹ thiên nhiên hào phóng rộng rãi dường như đã ban tặng cho con người thứ quý giá nhất, đó là ánh sáng mặt trời - tượng trưng cho sự sống, sự hồi sinh diệu kỳ của đảo Cô Tô. Với sự liên tưởng phong phú và ngòi bút chân thực, tài ba, bài kí Cô Tô khiến người đọc như đang được hòa mình vào với bãi cát vàng, làn nước biển xanh mượt mà của Cô Tô. Hẳn phải là người rất yêu thiên nhiên, tác giả Nguyễn Tuân mới có thể phác họa lại bức tranh sinh động và đầy màu sắc như vậy!

 
L

leemin_28

Bài này nói chung cảm nhận tốt! Nhưng mình lưu ý một chút về mở và kết
- Mở nên giới thiệu nghệ thuật một chút về tác giả rồi dẫn chứng về đoạn đó
- Kết bài nên sáng tạo một chút sử dụng biện pháp điệp từ, triết lý và đặc biệt nêu bật về vấn đề tình yêu biển đảo ( vấn đề này đang rất nóng nên dễ ăn điểm)
 
Top Bottom