Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đề: Tưởng tượng em được gặp gỡ và trò chuyện với nhân vật ông Hai, kể lại truyện ngắn "Làng" của Kim Lân
Hè vừa rồi, em cùng ba mẹ về quê nội ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một buổi chiều tà, em ghé vào một quán nước nhỏ bên vệ đường để ngắm cảnh hoàng hôn. Quán nước nhỏ nhưng đầy ắp tiếng nói cười nhộn nhịp của những người nông dân sau một ngày làm việc vất vả. Trong đó, em vô cùng ấn tượng với một ông lão đang trò chuyện luôn miệng với vẻ mặt hớn hở, vui tươi. Em tiến lại gần bắt chuyện thì mới hay ông lão đó chính là nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân mà em đã đọc qua. Cuộc gặp gỡ và nói chuyện ấy đã làm cho em vô cùng xúc động trước lòng yêu nước lớn lao của ông Hai.
Em vô cùng sung sướng khi biết mình đang được trò chuyện cùng ông Hai-người mà em thầm ngưỡng mộ và mơ ước được gặp gỡ. Ông Hai có vóc người mảnh khảnh, mái tóc bạc phơ, đôi mắt sáng với khuôn mặt nhiều nếp nhăn như muốn nói lên một cuộc đời đầy gian truân, vất vả. Ông khẽ nói, đôi mắt nhìn xa xăm:
-Cháu cũng biết rồi đấy, ông vốn là người của làng Chợ Dầu. Năm khàng chiến bùng nổ, ông muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến, quyết hy sinh để báo vệ Tổ quốc thân yêu. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình và thương những đứa con thơ nên ông đưa cả nhà rời làng đi tản cư và ở nhờ một nơi mới.
Em hỏi ông:
-Thưa ông, sống xa quê hương, xa nơi chôn rau cắt rốn của mình như vậy, ông cảm thấy như thế nào ạ?
Ông trả lời tôi bằng giọng chầm chậm:
-Sống trong hoàn cảnh bó buộc nơi tản cư, giữa nơi đất khách quê người, ông luôn bứt rứt và không lúc nào không hướng về làng của mình. Ở nơi tản cư ông thường hay khoe với mọi người rằng làng Chợ Dầu của ông giàu đẹp và có tinh thần kháng chiến như để lấp đầy nỗi nhớ làng. Ngày đó, hôm nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe ngóng tin tức kháng chiến. Hôm ấy , có anh dân quân ở phòng thông tin đọc cho mọi người bao nhiêu tin hay, tin thắng lợi, toàn tin quân ta giết được địch . Ông ra khỏi phòng thông tin với tâm trạng vui vẻ, náo nức, như thường lệ, ông ghé vào quán nước đầu làng thì bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư cái tin làng Chợ Dầu của ông “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến ông bàng hoàng, da mặt tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại, lặng đi tưởng như đến không thở được nữa. Một lúc lâu tôi mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, tôi hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn. Ông vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi cúi gằm mặt và đi thẳng về nhà. Cháu biết không, đến tận bây giờ ông vẫn còn nhớ như in những ánh mắt căm phẫn của những người tản cư khi nói về làng Chợ Dầu.
Kể đến đây, giọng ông bỗng nghẹn ngào. Tôi bỗng cảm nhận được sự đau đớn tủi nhục của ông Hai khi nghe tin cái làng mà ông vốn tự hào lại theo Tây. Tôi vội hỏi:
-Ông ơi, ông đã làm gì khi về đến nhà ạ?
Ông kể tiếp:
-Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con, ông thấy đau xót, tủi hổ, nước mắt cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nan, bằng mấy tuổi đầu,...Ông nắm chặt hai tay mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Ông ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư, rồi ông tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước, yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy. Nhưng không có lửa làm sao có khói? Chiều hôm ấy, vợ ông về với vẻ mặt bần thần, dáng vẻ uể oải. Trong nhà có cái sự im lặng, ngột ngạt đến khó chịu, trái ngược hẳn với ngôi nhà đầy ắp tiếng cười trước đây. . Mãi đến khuya vợ ông mới hỏi ông về cái tin ấy. Buồn bã và đau khổ, tôi gắt lên một tiếng khiến bà ấy im bặt. Những ngày sau đó, ông luôn bị hành hạ bằng bởi những nghi ngờ, băn khoăn, lo lắng, sợ hãi đặc biệt là mụ chủ nhà. Suốt những ngày đau khổ đó, ông không dám bước chân ra ngoài. chỉ ở trong gian nhà chật chội để nghe ngóng tin tức. Lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ, hễ nghe đến chuyện ấy là ông lại lủ ra một góc nhà, im thin thít.
Nghe kể đến đây, tôi bỗng lặng đi vì xúc động. Khóe mắt cay sè, nước mắt rưng rưng làm mọi vật trước mắt tôi như nhòe đi. Tôi hỏi ông:
-Vậy sau đó, mụ chủ nhà có làm khó gia đình ông không ạ?
Ngậm ngùi, ông nói với tôi:
-Chuyện gì phải đến thì cũng đến thôi cháu ạ. Sáng hôm nọ, mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái nhà ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy bế tắc ấy, lòng ông đã chớm có ý định quay trở về làng nhưng rồi ông lại tự xác định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Cũng không thể đi đâu, đâu đâu người ta cũng đuổi người làng ông. Trong tâm trạng đau đớn, tủi nhục, ông tâm sự với thằng con trai út. Khi ông hỏi nó nhà ta ở đâu thì nó trả lời là làng Chợ Dầu, khi tôi hỏi nó có muốn về làng không nó chỉ khe khẽ đáp: có. Vậy mà khi tôi hỏi nó ủng hộ ai thì nó lại trả lời mạnh bạo và rành rọt: ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Nghe câu trả lời của nó mà lòng tôi đau như cắt, bởi tâm sự của nó cũng là tâm sự của tôi, nói với nó cũng là tôi đang tự giải tỏa lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Tôi biết cái ý nghĩ mong có anh em đồng chí, cụ Hồ nghe được mà biết, mà soi xét cho bố con tôi chỉ là ý nghĩ viển vông, nhưng tôi vẫn không nhịn được mà nói chuyện với con. Chí ít, mỗi lần nói chuyện với con xong, lòng tôi cũng vơi đi mấy phần.
Tôi đau xót cho tình cảnh của bố con ông Hai lúc bấy giờ. Tôi khẽ hỏi ông:
-Thế chuyện gì đã xảy ra sau đó vậy ạ?
Thoáng chút im lặng, ông trả lời tôi:
-Có một chuyện đã xảy ra sau đó khiến tảng đá trong lòng ông biến mất hoàn toàn: ông chủ tịch đã cho hay tin làng tôi được cải chính. Hôm ấy, ông ấy xuất hiện trước mặt ông làm ông sửng sốt, nhất thời không phản ứng kịp, mãi mới nhớ ra là phải mời khách vào nhà. Thì ra ông ấy muốn mời ông cùng báo tin. Ông chọn ngay ra bộ quần áo sạch sẽ, tươm tất nhất, chỉnh gọn gàng lại đầu tóc rồi cùng đi với ông ấy. Mãi đến sẩm tối ông mới về đến nhà với tâm trạng sung sướng. Ông còn hào phóng mua cho đám trẻ một bọc bánh rán đường thơm lừng rồi đưa chop con bé lớn. Sau đó, ông chạy vội sang gian nhà bác Thứ và mụ chủ nhà, nói to rằng ông chủ tịch vừa lên cải chính cái tin làng ông theo giặc là “sai sự mục đích”, thậm chí khoe cả cái tin nhà ông bị Tây đốt mất rồi. Mặc dù đối với người nông dân như ông lúc bấy giờ, cái nhà là quan trọng nhất nhưng ông không ức chế nổi sự sung sướng của mình. Chỉ là một căn nhà thôi, sau này chiến tranh kết thúc quay về xây dựng lại cũng được, chứ nếu danh dự của làng bị mất thì đó sẽ là một vết nhơ mà kể cả qua bao nhiêu năm cũng không xóa nhòa đi.
Lúc kể đến đây, giọng ông Hai hồ hởi, phấn khởi, đôi mắt ánh lên niềm vui, khuôn miệng móm mém cười. Quả đúng như ông nói, của cái mất đi rồi thì có thể gây dựng lại, nhưng một khi danh dự đã mất thì bao nhiêu năm vẫn không thể lấy lại được.
Kết bài.
Hè vừa rồi, em cùng ba mẹ về quê nội ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một buổi chiều tà, em ghé vào một quán nước nhỏ bên vệ đường để ngắm cảnh hoàng hôn. Quán nước nhỏ nhưng đầy ắp tiếng nói cười nhộn nhịp của những người nông dân sau một ngày làm việc vất vả. Trong đó, em vô cùng ấn tượng với một ông lão đang trò chuyện luôn miệng với vẻ mặt hớn hở, vui tươi. Em tiến lại gần bắt chuyện thì mới hay ông lão đó chính là nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân mà em đã đọc qua. Cuộc gặp gỡ và nói chuyện ấy đã làm cho em vô cùng xúc động trước lòng yêu nước lớn lao của ông Hai.
Em vô cùng sung sướng khi biết mình đang được trò chuyện cùng ông Hai-người mà em thầm ngưỡng mộ và mơ ước được gặp gỡ. Ông Hai có vóc người mảnh khảnh, mái tóc bạc phơ, đôi mắt sáng với khuôn mặt nhiều nếp nhăn như muốn nói lên một cuộc đời đầy gian truân, vất vả. Ông khẽ nói, đôi mắt nhìn xa xăm:
-Cháu cũng biết rồi đấy, ông vốn là người của làng Chợ Dầu. Năm khàng chiến bùng nổ, ông muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến, quyết hy sinh để báo vệ Tổ quốc thân yêu. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình và thương những đứa con thơ nên ông đưa cả nhà rời làng đi tản cư và ở nhờ một nơi mới.
Em hỏi ông:
-Thưa ông, sống xa quê hương, xa nơi chôn rau cắt rốn của mình như vậy, ông cảm thấy như thế nào ạ?
Ông trả lời tôi bằng giọng chầm chậm:
-Sống trong hoàn cảnh bó buộc nơi tản cư, giữa nơi đất khách quê người, ông luôn bứt rứt và không lúc nào không hướng về làng của mình. Ở nơi tản cư ông thường hay khoe với mọi người rằng làng Chợ Dầu của ông giàu đẹp và có tinh thần kháng chiến như để lấp đầy nỗi nhớ làng. Ngày đó, hôm nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe ngóng tin tức kháng chiến. Hôm ấy , có anh dân quân ở phòng thông tin đọc cho mọi người bao nhiêu tin hay, tin thắng lợi, toàn tin quân ta giết được địch . Ông ra khỏi phòng thông tin với tâm trạng vui vẻ, náo nức, như thường lệ, ông ghé vào quán nước đầu làng thì bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư cái tin làng Chợ Dầu của ông “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến ông bàng hoàng, da mặt tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại, lặng đi tưởng như đến không thở được nữa. Một lúc lâu tôi mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, tôi hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn. Ông vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi cúi gằm mặt và đi thẳng về nhà. Cháu biết không, đến tận bây giờ ông vẫn còn nhớ như in những ánh mắt căm phẫn của những người tản cư khi nói về làng Chợ Dầu.
Kể đến đây, giọng ông bỗng nghẹn ngào. Tôi bỗng cảm nhận được sự đau đớn tủi nhục của ông Hai khi nghe tin cái làng mà ông vốn tự hào lại theo Tây. Tôi vội hỏi:
-Ông ơi, ông đã làm gì khi về đến nhà ạ?
Ông kể tiếp:
-Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con, ông thấy đau xót, tủi hổ, nước mắt cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nan, bằng mấy tuổi đầu,...Ông nắm chặt hai tay mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Ông ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư, rồi ông tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước, yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy. Nhưng không có lửa làm sao có khói? Chiều hôm ấy, vợ ông về với vẻ mặt bần thần, dáng vẻ uể oải. Trong nhà có cái sự im lặng, ngột ngạt đến khó chịu, trái ngược hẳn với ngôi nhà đầy ắp tiếng cười trước đây. . Mãi đến khuya vợ ông mới hỏi ông về cái tin ấy. Buồn bã và đau khổ, tôi gắt lên một tiếng khiến bà ấy im bặt. Những ngày sau đó, ông luôn bị hành hạ bằng bởi những nghi ngờ, băn khoăn, lo lắng, sợ hãi đặc biệt là mụ chủ nhà. Suốt những ngày đau khổ đó, ông không dám bước chân ra ngoài. chỉ ở trong gian nhà chật chội để nghe ngóng tin tức. Lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ, hễ nghe đến chuyện ấy là ông lại lủ ra một góc nhà, im thin thít.
Nghe kể đến đây, tôi bỗng lặng đi vì xúc động. Khóe mắt cay sè, nước mắt rưng rưng làm mọi vật trước mắt tôi như nhòe đi. Tôi hỏi ông:
-Vậy sau đó, mụ chủ nhà có làm khó gia đình ông không ạ?
Ngậm ngùi, ông nói với tôi:
-Chuyện gì phải đến thì cũng đến thôi cháu ạ. Sáng hôm nọ, mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái nhà ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy bế tắc ấy, lòng ông đã chớm có ý định quay trở về làng nhưng rồi ông lại tự xác định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Cũng không thể đi đâu, đâu đâu người ta cũng đuổi người làng ông. Trong tâm trạng đau đớn, tủi nhục, ông tâm sự với thằng con trai út. Khi ông hỏi nó nhà ta ở đâu thì nó trả lời là làng Chợ Dầu, khi tôi hỏi nó có muốn về làng không nó chỉ khe khẽ đáp: có. Vậy mà khi tôi hỏi nó ủng hộ ai thì nó lại trả lời mạnh bạo và rành rọt: ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Nghe câu trả lời của nó mà lòng tôi đau như cắt, bởi tâm sự của nó cũng là tâm sự của tôi, nói với nó cũng là tôi đang tự giải tỏa lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Tôi biết cái ý nghĩ mong có anh em đồng chí, cụ Hồ nghe được mà biết, mà soi xét cho bố con tôi chỉ là ý nghĩ viển vông, nhưng tôi vẫn không nhịn được mà nói chuyện với con. Chí ít, mỗi lần nói chuyện với con xong, lòng tôi cũng vơi đi mấy phần.
Tôi đau xót cho tình cảnh của bố con ông Hai lúc bấy giờ. Tôi khẽ hỏi ông:
-Thế chuyện gì đã xảy ra sau đó vậy ạ?
Thoáng chút im lặng, ông trả lời tôi:
-Có một chuyện đã xảy ra sau đó khiến tảng đá trong lòng ông biến mất hoàn toàn: ông chủ tịch đã cho hay tin làng tôi được cải chính. Hôm ấy, ông ấy xuất hiện trước mặt ông làm ông sửng sốt, nhất thời không phản ứng kịp, mãi mới nhớ ra là phải mời khách vào nhà. Thì ra ông ấy muốn mời ông cùng báo tin. Ông chọn ngay ra bộ quần áo sạch sẽ, tươm tất nhất, chỉnh gọn gàng lại đầu tóc rồi cùng đi với ông ấy. Mãi đến sẩm tối ông mới về đến nhà với tâm trạng sung sướng. Ông còn hào phóng mua cho đám trẻ một bọc bánh rán đường thơm lừng rồi đưa chop con bé lớn. Sau đó, ông chạy vội sang gian nhà bác Thứ và mụ chủ nhà, nói to rằng ông chủ tịch vừa lên cải chính cái tin làng ông theo giặc là “sai sự mục đích”, thậm chí khoe cả cái tin nhà ông bị Tây đốt mất rồi. Mặc dù đối với người nông dân như ông lúc bấy giờ, cái nhà là quan trọng nhất nhưng ông không ức chế nổi sự sung sướng của mình. Chỉ là một căn nhà thôi, sau này chiến tranh kết thúc quay về xây dựng lại cũng được, chứ nếu danh dự của làng bị mất thì đó sẽ là một vết nhơ mà kể cả qua bao nhiêu năm cũng không xóa nhòa đi.
Lúc kể đến đây, giọng ông Hai hồ hởi, phấn khởi, đôi mắt ánh lên niềm vui, khuôn miệng móm mém cười. Quả đúng như ông nói, của cái mất đi rồi thì có thể gây dựng lại, nhưng một khi danh dự đã mất thì bao nhiêu năm vẫn không thể lấy lại được.
Kết bài.