SỰ NỔI - Vật Lí 8 ♥

0

011121

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cùng một vật, nổi lên 2 chất lỏng khác nhau. Hãy so sánh lực đẩy Ác-si-mét trong hai trường hợp đó. Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn? Tại sao?
(bài này các bạn có thể chỉ cho mình cách giải cũng được, có thể xem hình trong SBT Vật lí 8, trang 17, bài 12.2)
Bài 2: Hai vật giống nhau về hình dạng và kích thước nổi trên nước. Một làm bằng li-e (khối lượng riêng 200kg/m3) và một làm bằng gỗ khô (khối lượng riêng 600kg/m3). Vật nào là li-e? Vật nào là gỗ khô? Giải thích. (bài 12.4 SBT)
Bài 3: Gắn một quả cầu bằng chì vào giữa mặt đang nổi trên mặt nước của một miếng gỗ. Nếu quay ngược miếng gỗ cho quả cầu nằn trong nước thì mực nước có thay đổi không? Tại sao? (bài 12.5 SBT)


Tại sao bài 12.2 lại Fa1=Fa2 ạ???????????
 
C

conech123

Bài 1: Cùng một vật, nổi lên 2 chất lỏng khác nhau. Hãy so sánh lực đẩy Ác-si-mét trong hai trường hợp đó. Trọng lượng riêng của chất lỏng nào lớn hơn? Tại sao?
(bài này các bạn có thể chỉ cho mình cách giải cũng được, có thể xem hình trong SBT Vật lí 8, trang 17, bài 12.2)
Bài 2: Hai vật giống nhau về hình dạng và kích thước nổi trên nước. Một làm bằng li-e (khối lượng riêng 200kg/m3) và một làm bằng gỗ khô (khối lượng riêng 600kg/m3). Vật nào là li-e? Vật nào là gỗ khô? Giải thích. (bài 12.4 SBT)
Bài 3: Gắn một quả cầu bằng chì vào giữa mặt đang nổi trên mặt nước của một miếng gỗ. Nếu quay ngược miếng gỗ cho quả cầu nằn trong nước thì mực nước có thay đổi không? Tại sao? (bài 12.5 SBT)


Tại sao bài 12.2 lại Fa1=Fa2 ạ???????????

Bài 1 là nó mẹo chút. Vật đã nổi thì Fa = P. Mà cùng một vật thì P không đổi rồi.

Bài 2: Vật nào nặng (khối lượng riêng lớn hơn) sẽ ngập sâu hơn trong chất lỏng).

Bài 3. Trọng lượng phần nước dâng thêm bằng lực đẩy ácimet, trong hai trường hợp, vật luôn nổi tức Fa = P, mà P không đổi nên Fa ai trường hợp giống nhau. Như vậy mực nước không đổi.
 
0

011121

Bài 1 là nó mẹo chút. Vật đã nổi thì Fa = P. Mà cùng một vật thì P không đổi rồi.

Bài 2: Vật nào nặng (khối lượng riêng lớn hơn) sẽ ngập sâu hơn trong chất lỏng).

Bài 3. Trọng lượng phần nước dâng thêm bằng lực đẩy ácimet, trong hai trường hợp, vật luôn nổi tức Fa = P, mà P không đổi nên Fa ai trường hợp giống nhau. Như vậy mực nước không đổi.

Nếu bằng thì vật lơ lửng mà bạn, có nổi đâu? .......................giúp m đi...........................
 
C

conech123

Nếu bằng thì vật lơ lửng mà bạn, có nổi đâu? .......................giúp m đi...........................

:)) Rất nhiều em hiểu nhầm cái này.

Vật nổi thì nó cân bằng, mà cân bằng thì hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. Hợp lực ở đây là P và Fa chứ gì nữa.

Ở trong sách người ta viết khiến học sinh hiểu nhầm.

Người ta dìm một vật xuống giữa lòng chất lỏng, nếu buông tay ra, vật nổi lên thì bảo là " Fa > P", vật lơ lửng, không nổi lên cũng không chìm xuống thì P = Fa, vật chìm xuống thì P > Fa.

Đó là khi người ta chủ động nhấn chìm vật. Khác với một vật đang nổi cân bằng trên mặt nước.

Khi vật bị nhấn chìm, và được thả nổi, ừ thì Fa > P đó, nhưng Fa = d.V (thể tích toàn phần của vật).

Khi vật đã nổi lên trên mặt nước rồi thì Fa' = d.V' với V' chỉ là cái phần thể tích bị chìm mà thôi. ------> Fa đã giảm để bằng P, tạo cho vật một trạng thái cân bằng.
 
Top Bottom