Sử 8 sự kiên lịch sử 1917-1945

nguyen van ut

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng một 2018
899
269
149
Ninh Bình
THPT Nho Quan B
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lập bảng niên biểu sự kiên lịch sử 1917-1945
Chọn 5 sự kiên tiêu biểu nhất và giải thích vì sao
Vẽ sơ đồ tư duy nội dung về lịch sử tg hiện đại 1917-1945
Trình bày CM tháng 10 Nga
Phong trào độc lập dt ở châu á 1918-1939
 

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
Lập bảng niên biểu sự kiên lịch sử 1917-1945
Chọn 5 sự kiên tiêu biểu nhất và giải thích vì sao
Vẽ sơ đồ tư duy nội dung về lịch sử tg hiện đại 1917-1945
Trình bày CM tháng 10 Nga
Phong trào độc lập dt ở châu á 1918-1939

a) Lập bảng niên biểu, chọn 5 sự kiện tiêu biểu:
Niên đạiNhững sự kiện chínhKết quả
Tháng 2-1917Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi .-Lật đổ chế độ Nga Hòang .
-Hai chính quyền song song tồn tại .
7-11-1917Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi .-Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản .
-Thành lập nước Cộng hòa Xô viết và chính phủ Xô Viết , xóa bỏ chế độ người bóc lột người , xây dựng chế độ mới .
1918-1921Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyến xô Viết .Xây dựng hệ thống chính trị – nhà nước mới , thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa , đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921-1941Liên Xô xây dựng CNXH .-Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa , tập thể hóa nông nghiệp .
-Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN .
1918-1923Cao trào cách mạng ở Châu Âu , châu Á.-Các Đảng Cộng sản thành lập .
Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào .
1924-1929Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB .Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh , chính trị ổn định .
1929-1933Khủng hỏang kinh tế ở Mỹ và lan rộng ra tòan thế giới tư bản .Kinh tế giảm sút nghiêm trọng , thất nghiệp, bất ổn về chính trị .
1933-1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hỏang kinh tế .-Đức- Ý- Nhật phát xít hóa chế độ chính trị , chuẩn bị chiến tranh bành trướng xâm lược .
- Anh- Pháp- Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị , duy trì chế độ dân chủ tư sản .
1939-1945 Chiến tranh thế giới thứ hai .- Thế giới trong tình trạng chiến tranh .
-CNPX Đức – ý -Nhật thất bại hòan tòan
-Thắng lợi về Liên Xô, các nước đồng minh và nhân loại tiến bộ trên tòan thế giới .
[TBODY] [/TBODY]

Chọn một số sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1917-1945, giải thích lý do chọn sự kiện đó :
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công , chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước đã tác động to lớn đến tình hình thế giới .
- Phong trào cách mạng ở các nước tư bản Âu- Mỹ 1918-1923 lên cao và có bước chuyển biến mới , ở nhiều nước Đảng Cộng sản ra đời , Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng đi theo con đường cách mạng tháng Mười .
- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Châu Á , cùng với sự phát triển của phong trào tư sản , giai cấp tư sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng .
- Sau vài năm phát triển , các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933 dẫn đến sự thắng lợi và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít Đức , Ý , Nhật . Trong khi đó để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế , Anh –Pháp -Mỹ thực hiện cải cách kinh tế – xã hội .
- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại , đã kết thúc một thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.
( mình chỉ chọn một sự kiện thôi nhé :) )

1. Trong thời kì này diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất cuat nhân loại. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với một tốc độ cao. Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đã làm thay đổi đời sống chính trị-xã hội, văn hóa của các quốc gia, dân tộc và toàn thế giới.
2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Bão táp cách mạng bùng nổ ở nước Nga với hai cuộc cách mạng diễn ra trong năm 1917: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng; Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đánh đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Trải qua những chặng đường khó khăn, gian khổ với biết bao tổn thất, hi sinh. Nhà nước Xô viết đã được bảo vệ và từng bước đi lên. Chỉ trong thời gian ngắn, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp trên thế giới, có nền văn hóa, khoa học-kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ở các nước tư bản châu Âu, một cao trào cách mạng đã bùng nổ trong những năm 1918-1923. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lan rộng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Ở nhiều nước, các đảng cộng sản ra đời và nắm vai trò lãnh đạo cách mạng. Nhằm thống nhất hành động và tập hợp lực lượng cách mạng, Quốc tế cộng sản thành lập và hoạt động trong những năm 1919-1943. Phong trào cách mạng thế giới trải qua những bước phát triển chính sau đây:
-Cao trào cách mạng trong những năm 1918-1923; Quốc tế Cộng sản ra đời.
-Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế (1929-1933).
-Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936-1939).
-Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động. Nếu như trong hơn 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918-1929), các nước tư bản từng bước ổn định và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế, thì trong 10 năm sau (1929-1939) đã lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, các nước tư bản Anh, Pháp và điển hình là Mĩ đã thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội để duy trì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành việc phát xít hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược, dẫn tới sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Đứng trước thảm họa của chiến tranh, các quốc gia với chế độ chính trị khác nhau đã cùng phối hợp trong khối Đồng minh chống phát xít. Nhân dân thế giới đã kiên trì chiến đấu chống trả bọn phát xít xâm lược. Trong đó, cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kí phát triển mới của lịch sử thế giới.
Hoàn cảnh của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917

  • Sau cách mạng tháng 2/1917 Nga tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ lâm thời (tư sản) và Xô viết đại biểu (vô sản). Nhận thấy cục diện này không thể kéo dài, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định lật đổ chính quyền tư sản lâm thời => cách mạng Nga từ cách mạng dân chủ tư sản chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
  • Vào đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước Nga, Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Diễn biến của cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917

  • Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích để trình bày Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”
  • Ðầu tháng 7/1917, Chính phủ lâm thời thực hiện đàn áp các phong trào đấu tranh, khủng bố các Xô viết. Nước Nga lâm vào khủng hoảng chính trị, Lê nin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan). Lê nin chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
  • Đầu tháng 8/1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Bôn-sê-vích họp bán công khai ở Pê-tơ-rô-grát. Trong thời gian này, Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng, từ đó đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang
  • Ngày 12/10/1917, Ủy ban Quân sự cách mạng do Xô-viết Pê-tơ-rô-grát cử ra đã chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.
  • Ngày 16/10/1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bôn-sê-vích đã thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.
  • Ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời chủ trương sẽ dùng mọi biện pháp để triệt tiêu cuộc khởi nghĩa, nhiều ủy viên của Ủy ban quân sự cách mạng bị bắt giam. Chính phủ lâm thời lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bôn-sê-vích, ra lệnh chiếm Cung điện Mùa Đông,..
  • Trước tình hình đó, ngay trong đêm 20/10/1917 Lênin đến Cung điện Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô-viết. Ngay trong đêm đó, khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là thành phố Xanh-pê-téc-bua), dưới sự lãnh đạo của Bôn-sê-vích do Lê nin đứng đầu, quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được một số vị trí trọng yếu của thủ đô như nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện,…
  • Rạng sáng 25/10/1917, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ được hầu hết các địa điểm chủ chốt Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.
  • Đêm 25/10/1917, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa đông. Đến rạng sáng ngày 26/10/1917, Cung điện mùa đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ lâm thời bị bắt giữa, thủ tướng A. Kerenski chạy trốn ra nước ngoài
  • Sau khi khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi thì phong trào khởi nghĩa lan rộng ra khắp nước Nga. Ngày 3/11/1917, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên cả nước
=> Kết quả cách mạng tháng 10 Nga đã lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Niên đạiTên phong tràoKhu vực
[TBODY] [/TBODY]

1-5-1919Phong trào Ngũ tứ ở Trung QuốcĐông Á
[TBODY] [/TBODY]
1919-1922Thổ Nhĩ Kì - Cộng hòa Thổ Nhĩ KìTây Nam Á
[TBODY] [/TBODY]
1921-1924Cộng hòa nhân dân Mông CổĐông Bắc Á
[TBODY] [/TBODY]
1901-1936Lào: khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đamĐông Dương
[TBODY] [/TBODY]
1918-1920-1926Cam-pu-chia: phong trào đấu tranh liên tiếp nổ raĐông Dương
[TBODY] [/TBODY]
1930-1931Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt NamĐông Dương
[TBODY] [/TBODY]
1930-1935Cam-pu-chia: cách mạng dân chủ tư sản: nhà sư A-cha Ham chiêuĐông Dương
[TBODY] [/TBODY]
1926-1927In-đô-nê-xi-a: tại Gia-va và Xu-ma-xtra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau khi bị đàn áp quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu - các nôĐông Nam Á hải đảo
[TBODY] [/TBODY]
Nguồn: Internet
 

Nguyễn Thiên Trang

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng năm 2017
139
61
71
19
Quảng Nam
THCS
rình bày CM tháng 10 Nga
* Hoàn cảnh :
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
+ Chính phủ lâm thời (tư sản)
+ Xô viết đại biểu (vô sản)
+ Nên cục diện không thể kéo dài.
- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
- Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
*Diễn biến khởi nghĩa:
+ Tháng 4: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.
+ Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
+Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
+ Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
*Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
 
Top Bottom