Phải là người tiên phong!
Với Bạch Thái Bưởi thì khác hẳn. Ông thâu tóm nguồn lợi thuế chợ Nam Định từ năm 1906 đến 1909; tỉnh Thanh Hóa từ năm 1907 đến năm 1909; Vinh - Bến Thủy từ năm 1906 đến năm 1912. Công việc này chỉ chấm dứt sau ngày 2-8-1912. Đó là ngày Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đánh thuế môn bài đối với các doanh nhân người Việt ở Bắc kỳ. Nghị định này đã được áp dụng trước đó ở Trung kỳ vào ngày 14-11-1901.
Sự việc này bắt đầu từ năm 1909. Năm 1909 hãng Marty - D’Abbadie vừa hết hạn ký hợp đồng với nhà nước, ông thuê ngay ba chiếc tàu trên và đổi lại thành tên Việt: Phi Phượng (Phénix), Phi Long (Dragon) và Bái Tử Long (Fai Tsi Long). Từ đây, Bạch Thái Bưởi cho tàu của mình chạy tuyến Nam Định - Hà Nội và Nam Định - Bến Thủy. Ông chấp nhận đối đầu với các thương thuyền Hoa kiều đang giữ vị trí độc quyền khai thác hai tuyến đường thủy này. Việc làm của Bạch Thái Bưởi quá liều lĩnh. Bởi sự bành trướng của người Hoa trên thương trường ngay cả người Pháp còn phải khiếp sợ nữa là! Vậy mà Bạch Thái Bưởi dám đương đầu và đã thành công.
Sau khi đánh bại đối thủ cạnh tranh trên tuyến đường Nam Định - Hà Nội, Nam Định - Bến Thủy (Nghệ An), Bạch Thái Bưởi bắt đầu cho tàu chạy thêm tuyến đường Hải Phòng. Chỉ sau hai năm mở thêm tuyến đường Hải Phòng, Bạch Thái Bưởi khuếch trương thêm nhiều chi nhánh để có thể quản lý công việc thuận lợi nhất.
Ngoài trụ sở chính tại Nam Định thì ngày 1-6-1914, ông mở thêm chi nhánh Bến Thủy (Nghệ An). Kế đến, ngày 1-8-1914, ông lại mở chi nhánh ở Hà Nội. Vết tích trụ sở đó, nay còn lưu lại ở trước Cột Đồng Hồ đường Bờ Sông (Quai Guillemoto - nay là phố Trần Quang Khải). Từ đây, trong lịch các tàu thủy chạy tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Nam Định, Hà Nội - Tuyên Quang, Hà Nội - Chợ Bờ... có tàu của Bạch Thái Bưởi.
Năm 1915, một lần nữa tên tuổi Bạch Thái Bưởi càng vang dội trên thương trường. Đó là năm Công ty Marty - D’Abbadie phá sản. Ngoài việc mua đứt ba chiếc tàu thuê lâu nay, ông còn mua luôn mấy chiếc khác nữa - kể cả chiếc thuyền đội bề thế nhất của Công ty này.
Từ tháng 4-1916, Bạch Thái Bưởi chính thức lập nghiệp ở Hải Phòng. Cơ ngơi đồ sộ của ông nằm trên bờ sông Tam Bạc. Bạch Thái Bưởi cũng chính thức tuyên bố thành lập “Giang hải luân thuyền Bạch Thái công ty”. Tại các trụ sở của ông, trên vị trí cao nhất người ta bắt đầu thấy phất phới ngọn cờ hiệu màu vàng, có hình mỏ neo và ba ngôi sao đỏ.
Trông từ xa, ta thấy lá cờ như mũi chiếc tàu hiên ngang rẽ sóng xông pha trùng dương sóng gió... Đến năm 1919, Công ty Bạch Thái còn mở thêm chi nhánh ở nhiều địa phương khác. Tổng số tàu lớn nhỏ của ông lên đến 30 chiếc, chưa kể đến các thuyền phụ; 20 sà lan (chalands); 13 chiếc cầu tàu đứng, 16 chiếc cầu tàu nổi... Ngoài tàu mang tên các anh hùng dân tộc, ông còn có các tàu Phi Thượng, Phi Long, Phi Hổ, Bái Tử Long, Khâm Sai, Kinh Lược, Tổng Đốc, Yên Bái, Phố Lu, Chợ Bờ... Các tàu này chạy trên 17 tuyến đường thủy từ Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng cho đến Tuyên Quang...; kể cả vùng thượng du Bắc kỳ.
Nơi đến xa nhất là Bến Thủy do hai tàu Phi Hổ và Bái Tử Long đảm nhiệm. Tuyến khó đi nhất lên vùng thượng du Bắc kỳ, do tàu Chợ Bờ đảm nhiệm. Trong số các tàu, tàu Lạc Long chạy tuyến Hải Phòng - Hải Dương là tàu chở ít hành khách nhất, chỉ 55 người; tàu chở nhiều hành khách nhất là tàu Phi Phụng chạy tuyến Hà Nội - Nam Định chở đến 1.200 người.
Vươn ra biển lớn
Vượt qua hàng loạt những cuộc cạnh tranh khốc liệt, những hợp đồng đầy khó nhọc, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng được một cơ nghiệp vững chắc, đặc biệt là đội tàu thủy mang tên các anh hùng dân tộc Việt Nam ngược xuôi khắp các vùng miền. Người đương thời xưng tụng ông là “Chúa sông Bắc kỳ”, nhưng khát vọng của chủ nhân Công ty Bạch Thái thì muốn giong buồm vượt vùng biển rộng lớn hơn nhiều. Dấu mốc cho khát vọng vượt biển để chinh phục thế giới chính là việc Bạch Thái Bưởi tổ chức thiết kế và tự thực hiện chiếc tàu lớn đầu tiên của Việt Nam. Đó là tàu Bình Chuẩn, lấy theo tên của một tổ chức chuyên khuyến khích thương nghiệp để tạo vốn cho quốc gia thời trước.
Với phương tiện phong phú này, Bạch Thái Bưởi nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, ông nắm bắt rất nhanh nhu cầu của hành khách. Ngoài những tuyến cố định, ông còn mở thêm những tuyến vận tải theo mùa. Điều này cho thấy ông rất năng động trong kinh doanh, luôn nhanh nhạy đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chẳng hạn, đến mùa trẩy hội chùa Hương, ông mở thêm tuyến Phủ Lý - Bến Đục hoặc tháng Tám Âm lịch có hội đền Kiếp Bạc, ông mở thêm tuyến Đáp Cầu - Kiếp Bạc (4 chuyến/ ngày), Hải Dương - Kiếp Bạc (1 chuyến/ ngày), Phả Lại - Kiếp Bạc (15 chuyến/ ngày).
Một trong những chứng nhân khách quan nhất của hoạt động này là nhà báo người Hoa Quan Dục Nhân. Ông viết một bài dài về chuyện này, đăng trên các báo ở Quảng Đông như Nhân quyền báo, Tổng thương hội báo, Đại công báo... Nhà báo Thượng Chi đã dịch lại và cho in trên Nam Phong tạp chí số 32 (1920): “Người bạn đưa ta đến nhà máy Công ty Bạch Thái; trong công ty ấy vẫn có nhiều người Trung Hoa ta làm công. Ta còn nghe nói Công ty Bạch Thái mới mua thêm một chiếc tàu 3.000 tấn ở bên Mỹ nữa để về chạy sang Âu, Mỹ, Nhật và các nước khác, xem bấy nhiêu cũng đủ biết cái thương nghiệp của họ đã có cái cảnh tượng tiến hóa hẳn rồi”.
Ngày ấy, để động viên tinh thần làm việc của mọi người, ngay trong nhà xưởng, ta thấy có ghi một câu nói trứ danh của Bạch Thái Bưởi: “Trước kia ta cạnh tranh với các Hoa thương trên mặt sông, từ nay trở đi ta lại cạnh tranh với các tàu bè trên mặt biển”.
Tỏ thái độ khen vì rõ ràng trong câu hỏi người hỏi đẫ biết được là ông ấy giỏi rồi