Sử 10 [Sử] các tầng lớp lãnh chúa vá nông nô đã được hình thành như thế nào ?

N

noinhobinhyen

1/ Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.

- Hoàn cảnh lịch sử: cuối thế kỉ V, người Gíec-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma.

- Biến đổi xã hội: xuất hiện các giai cấp mới lãnh chúa và nông nô.

- Nông nô phụ thuộc lãnh chúa → xã hội phong kiến hình thành.

2/ Lãnh địa phong kiến.

- Lãnh địa là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ trong đó có lâu đài và thành quách.

- Đời sống trong lãnh địa: lãnh chúa xa hoa, đầy đủ, nông nô nghèo khổ.

- Đặc điểm kinh tế: tự cấp tự túc không trao đổi với bên ngoài.

3/ Sự xuất hiện các thành thị trung đại.

a) Nguyên nhân:

- Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển → hàng hoá dư thừa được đưa đi bán → thị trấn xuất hiện → thành thị trung đại ra đời.

b) Tổ chức.

- Bộ mặt thành thị: phố xá, nhà cửa…

- Tầng lớp: thợ thủ công và thương nhân.

- Vai trò: thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển.
 
N

nganngoknghech

Thành thị trung đại

Cho mk hỏi m.n cái em hãy giải thích câu nói sau
"Thành thị trung đại Ptây giống như bông hoa rực rỡ mọc trên vũng bùn đen tối của chế độ phong kiến@-)@-) :khi (100): .Còn thành thị trung đại Phuơng Đông giống như một cai bướu thừa" :D
Help me Please :khi (15): :khi (15):
 
V

vuiva

Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập các vương quốc mới của họ. Người Giéc-man còn chiếm đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc của người Giéc-man cũng tự xưng vua, phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước... tạo nên đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.

- Người Giéc-man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình, tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Đồng thời, vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị của các quý tộc trong nhà thờ. Tầng lớp quý tộc tăng lữ được hình thành.

- Quý tộc vũ sĩ cùng với quý tộc tăng lữ đã tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược để mớ rộng bờ cõi và nô dịch nông dân. Chúng còn thường xuyên xung đột với nhau, chiếm ruộng đất của nhau và của nông dân. Quý tộc phong kiến dần trở thành những tầng lớp riêng, có đặc quyền và rất giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ, nông dân bị phá sản biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cac-tang-lop-lanh-chua-va-nong-no-da-duoc-hinh-c85a11862.html#ixzz3Nj1PNjlu
 
V

vuiva

hoac ban co the tham khao them: Lãnh chúa là người có quyền lực tối cao trên mảnh đất của mình. Do các chủ nô giàu có xin vua ban cho thêm quyền tự trị đất tư, nên trên đất tư của chủ nô, chủ nô lớn quyền hơn cả vua. Goi là lãnh chúa. Nông nô là người nông dân làm công cho lãnh chúa. Từ khi có lãnh chúa thì xuất hiện nông nô.
 
Top Bottom