Sử 9 [Sử 9]Phân tích bản tuyên ngôn độc lập

1

123khanhlinh

BÀI LÀM
Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vong, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).

Tuyên ngôn Độc lập mở đầu là nêu thẳng vấn đề. Người nêu những căn cứ pháp lí, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra… mưu cầu hạnh phúc”. Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra… về quyền lợi). Cách nêu dẫn chứng như thế vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng chân lí chung dù chân lí ấy của các nước đang là kẻ thù gây ra. Cách nêu dẫn chứng ấy cũng hàm chứa một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ- những kẻ xâm lược đã chà đạp lên chân lí, chà đạp lên lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng. Đó là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng gậy ông đập lưng ông. Hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đều nhấn mạnh quyền con người, Bác nói thêm về quyền dân tộc. Câu nói của Người mở đầu cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Đồng thời, đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu.
Bác lập luận như vậy là để kết tội thực dân Pháp. Những lời bất hủ trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đã trở thành cơ sở pháp lý để Bác kết tội thực dân Pháp. “Thế mà đã hơn 80 năm nay… nhân đạo và chính nghĩa” Sau khi kết thúc một cách khai quát tôị ác của thực dân Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên những dẫn chứng cụ thể để lật mật nạ “bảo hộ” của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho… dân chủ nào”. Lời kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như: “Chúng thi hành…”, “Chúng lập ra…”. “Chúng thẳng tay chém giết…” thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước… chúng tắm các cuộc… bể máu”.
Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể “Chúng bóc lột dân ta đến… tiêu điều”. Bác quan tâm đến những hạng người như: “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập. Cả đoạn văn tác giả chỉ dùng một chủ ngữ “chúng” để chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ thì luôn thay đổi: “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm”… chỉ một ke thù là thực dân Pháp nhưng tội ác của chúng gây ra trên đất nước ta vô cùng nhiều. Cách lập lụân đanh thép cùng với những dẫn chứng cụ thể khiến kẻ thù hết đường lẩn tránh tội ác.
Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp gây ra là nạn đói khủng khiếp năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căm cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”.
Tác giả cũng không bỏ xót nhữung tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chung bán… cho Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”
Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy nhằm phơi bày bản chất tan bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá’, “bảo hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơI lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp.
Tác giả biếu dương sức mạnh dân tộc tỏngcông cuộc chống thực dân phong kiến và giành lấy nền Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàng…chế độ dân chủ cộng hoà”. Đoạn văn này diễn tả đầy hào khí. Chỉ có 9 chữ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Tiếp theo, Người nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bẳng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ: “Sự thật là…”.
Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt Nam…”
Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độp lập. Người nêu lời thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cảI để giữ vững quyền tự do Độc lập ấy”- Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Bằng tâm huyết và tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà. Với Tuyên ngôn Độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và Độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lích sử. Nó là bản văn quan trọng bậc nhất của nước ta. Để có được Tuyên ngôn Độc lập, biết bao đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong suốt 80 năm chống Pháp. Tuyên ngôn Độc lập là một cột mốc lịch sử, nó chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó mở đầu một kỉ nguyên mới: ki nguyên Độc lập tự do.
Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hích tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi…


Nguồn: ST
 
B

bangnhi_246

Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận, với những lập luận sắc sảo, khí thế hừng hực, hào hùng, đã để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm có giá trị về mặt văn học và chính trị rất lớn, thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu bảo vệ của dân tộc trước sức mạnh của kẻ thù.

Với với ngòi bút sắc sảo và khả năng thuyết phục của mình, Hồ Chí Minh đã tạo nên những ánh văn tuyệt bút. Sức mạnh ở nó là những lời lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được. Văn chính luận nếu có dùng đến hình ảnh, có gợi đến tình cảm thì chẳng qua cũng để phụ giúp thêm cho sự thuyết phục bằng lí lẽ mà thôi. Chúng ta sẽ nói đến cái hay, cái tài của Tuyên ngôn Độc lập theo quan niệm đó. Bản Tuyên ngôn Độc lập viết cho ai? Câu hỏi đặt ra có vẻ như thừa. Bởi vì giải đáp có sẵn trong văn bản:

“Hỡi đồng bào cả nước!... Chúng tôi (...) trịnh trọng tuyến bố với thế giới rằng”. Đó là một lời tuyên bố hùng hồn cho toàn dân tộc và thế giới, để toàn thể nhân dân thế giới biết được nhân dân Việt Nam đã dành được độc lập tự do.

Mục đích của bản tuyên bố không phải chỉ dừng ở việc tuyên bố cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Bác đã mở đầu bằng những câu trích trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Mĩ và Pháp từ thế kỉ XVIII. Vậy đối tượng và mục đích của văn kiện lịch sử này phải được tìm hiểu cặn kẽ hơn nữa. Cần thấy rằng khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn thì ở miền Nam, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh thay mặt Đồng minh vào giải giáp quân Nhật đang tiến vào Đông Dương, còn ở phía Bắc thì bọn Tàu Tưởng - tay sai của đế quốc Mĩ, đã trực sẵn ở biên giới. Người viết bản Tuyên ngôn cũng thừa hiểu rằng “mâu thuẫn giữa Anh - Mĩ - Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh, Mĩ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương” (Nhận định của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ngày 15 - 8 - 1945 - Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, 1970). Và tên thực dân này, để chuẩn bị cho cuộc xâm lược thứ hai của mình đã tung ra trong dư luận quốc tế những lí lẽ “hùng hồn” của bọn ăn cướp: Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp. Pháp có công khai hóa đất nước này, nay trở lại là lẽ đương nhiên, khi phát xít Nhật đã bị Đồng minh đánh bại. Như vậy là bản Tuyên ngôn không chỉ đọc trước đồng bào và một thế giới trừu tượng, cũng không phải chỉ tuyên bố độc lập một cách đơn giản. Đối tượng thế giới ở đây trước hết là bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp. Và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ở đây đồng thời là một cuộc tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ của bọn xâm lược trước dư luận thế giới. Trong tranh luận, để bác bỏ luận điệu của một đối thủ nào đấy, không gì thú vị và đích đáng hơn là dùng chính lí lẽ của đối thủ ấy. Người ta gọi thế là “lấy gậy đập lưng ông”.

Mượn lời khẳng định quyền độc lập, tự do của mỗi dân tộc bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp, đã ghi trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền từng làm vẻ vang truyền thống tư tưởng văn hóa của những dân tộc ấy. để chứng minh rằng dân tộc Việt Nam cũng phải được quyền lợi cơ bản ấy. Cách nói, cách viết như thế là vừa khéo léo, vừa kiên quyết. Khéo léo vì nó tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ. Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam.

Không chỉ có vậy, việc Bác nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại của hai nước lớn như thế, thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang bằng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang bằng nhau. Một cách kín đáo hơn., bản Tuyên ngôn của Hồ Chí Minh dường như muốn gợi lại niềm tự hào của tác giả bài Bình Ngô đại cáo ngày xưa, khi mở đầu tác phẩm bằng hai vế tương xứng như để đặt ngang hàng triều Đinh, Lê, Lí, Trần của Nam quốc với Hán, Đường, Tống, Nguyên của Bắc quốc.

Phải công nhận rằng, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thực ra đã giải quyết đúng những nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1789). Bản Tuyên ngôn đã nêu rõ: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay đã gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Đó cũng là đặt ra yêu cầu của cuộc cách mạng của nước Mỹ: đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa Bắc Mĩ ra khỏi ách thực dân Anh. Bản Tuyên ngôn cũng viết: “Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Đấy cũng là tinh thần cơ bản của cuộc cách mạng nhân quyền và dân quyền của Pháp thế kỉ XVIII.

Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định, quyền độc lập tự do là quyền cơ bản, tối thiểu của con người: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bác Hồ của chúng ta thật tài năng và sắc sảo khi sử dụng từ ngữ “suy rộng ra” ấy quả là một đóng góp đầy ý nghĩa của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Một nhà văn hóa nước ngoài đã viết: “Cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình” (Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới - NXB Hà Nội, H, 1979). Vậy thì có thể xem cái luận điểm “suy rộng ra” kia là phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm suy sụp chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa năm sau thế kỉ XX.

Lúc đó, bọn thực dân Pháp đang đe dọa nền độc lập của dân tộc, bản tuyên ngôn là một lời cảnh bảo cho Pháp và những nước đang nhăm nhe xâm lược nước ta. Đẩy lùi nguy cơ ấy phải là cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài của toàn dân. Nhưng cuộc chiến đấu ấy rất cần đến sự đồng tình và ủng hộ nhân loại tiến bộ. Muốn vậy phải xác lập cơ sở pháp lí của cuộc kháng chiến, phải nêu cao chính nghĩa của ta và đập tan luận điểm xảo trá của bọn thực dân muốn “hợp pháp hóa” cuộc xâm lược của chúng ta trước dư luận quốc tế. Bản Tuyên ngôn đã giải quyết được yêu cầu ấy bằng một hệ thống lập luận hết sức chặt chẽ và đanh thép.

Bằng lời lẽ sắc sảo của mình, bản Tuyên ngôn đã vạch trần những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa của chúng trong 80 năm thống trị nước ta: thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, chia rẽ ba kì, tắm máu các phong trào yêu nước và cách mạng, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc thuốc phiện, rượu cồn, bóc lột vơ vét đến tận xương tủy, cuối cùng gây ra nạn đói khiến “từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ hơn hai mươi triệu đồng bào bị chết đói”. Thực dân Pháp muốn kể công “bảo hộ” Đông Dương ư? Bản Tuyên ngôn đã chỉ rõ đó không phải là công mà là tội vì “trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.

Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của chúng và có quyền trở lại Đông Dương ư? Nhưng Đông Dương có còn là thuộc địa của chúng nữa đâu? Bản Tuyên ngôn vạch rõ: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ Nhật chứ không phải từ tay Pháp”. Luận điểm này, đứng về ý nghĩa pháp lí cực kì quan trọng. Nó sẽ dẫn tới lời tuyên bố tiếp theo của bản Tuyên ngôn: “Bởi thế cho nên, chúng tôi lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam. Xóa bỏ mọi, đặc quyền của Pháp trên nước Việt Nam”. Sức mạnh chính nghĩa bao giờ cũng đồng thời là sức mạnh của sự thật. Và không có lí lẽ nào có sức thuyết phục cao hơn lí lẽ của sự thật. Vì thế người viết Tuyên ngôn luôn luôn láy đi láy lại hai chữ “sự thật”: “Sự thật là...”, “sự thật là...”. Và cuối cùng là nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật sự đã thành một nước tự do độc lập...” Đấy là những điệp khúc tiếp nối nhau tăng thêm âm hưởng hùng biện của bản Tuyên ngôn. Đây là hệ thông lí lẽ bác bỏ luận điệu của bọn đế quốc, thực dân. Còn đối với dân tộc Việt Nam? Dân tộc ta có xứng đáng được hưởng độc lập tự do hay không, có đủ tư cách làm chủ đất nước mình hay không? Bản Tuyên ngôn đã đưa ra những lí lẽ không phải để bác bỏ mà để khẳng định:

Bản tuyên ngôn đã chỉ cho thực dân Pháp biết rằng, nếu thực dân Pháp có phản bội Đồng minh, hai lần bán rẻ Đông Dương cho Nhật, thì dân tộc Việt Nam đại diện là Việt Minh đã đứng lên chống Nhật cứu nước và cuối cùng giành chủ quyền từ tay phát xít Nhật.

Nếu thực dân Pháp bộc lộ tính chất đê hèn, tàn bạo và phản động của chúng ở hành động “Thẳng tay khủng bố Việt Minh, thậm chí khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yến Bái và Cao Bằng” thì nhân dân ta vẫn giữ thái độ khoan hồng và nhận đạo ngay đối với kẻ thù đã thất thế: “Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp chạy ra khỏi nhà giam của Nhật và bảo vệ tính mạng, tài sản của họ”. Một dân tộc phải chịu biết bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo, đã anh dũng chiến đấu cho độc lập tự do,đã đứng hẳn về phe Đồng minh chống phát xít, đã nêu cao tinh thần nhân đạo, bác ái như thế “Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”...

Tinh thần khẳng định trong lời kết luận, còn được tăng cấp lên một bậc nữa: hưởng độc lập tự do không chỉ là tư cách cần có, mà đó là một hiện thực: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Và vì thế “Toàn dân tộc Việt Nam quyết đem tất tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm thể hiện tài năng của Bác, thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh của dân tộc Việt. Bác đã dùng kiến thức của mình đưa ra những lập luận chặt chẽ, những luận điểm, những bằng chứng xác thực khiến không một ai có thể chối cãi được. Tác phẩm đã thể hiện tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn của Hồ Chí Minh, là một kiệt tác có giả trị về cả văn học và chính trị.
Nguồn đâu bạn??
 
Last edited by a moderator:
D

dung03022003

DÀN BÀI
I. MỞ BÀI

- Giới thiệu kết cấu bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

- Nhân mạnh "phần tuyên ngôn" và hai yêu cầu của đề bài.

II. THÂN BÀI

Ý nghĩa sâu sắc của phần tuyên ngôn

a) Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn độc lập rất sâu sắc và tiến bộ

- Đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

- Đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Như vậy là cùng một lúc, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết cả hai nhiệm vụ: độc lập cho dân tộc và dân chủ cho nhân dân để đưa nước Việt Nam sang một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội( Bình Ngô đại cáo xưa kia, do lịch sử, chỉ mới giải quyết được độc lập dân lộc).

b) Nội dung tuyên ngôn đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ, dứt khoát

Tuyên bố thoát li và xoá bỏ mọi ràng buộc với Pháp (về quan hệ, hiệp ước, đặc quyền)

- Tuyên bố với thế giới về độc lập và tự do của nước Việt Nam và dân tộc Nam trên cả ba phương điện:

Có quyền hưởng tự đo và độc lập.
Sự thật đã thành một nước tự do và độc lập.
Quyết giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.
2. Lập luận chặt chẽ, giọng văn hùng biện đầy sức thuyết phục

a)Lập luận chặc chẽ

- Lời tổng kết tình hình trong một câu ngắn gọn, hàm súc: "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị ”

- Nêu ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn độc lập bằng hai câu gọn, rõ.

- Tuyên bố với Pháp: "thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam (về chứ không phải với), xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất Việt Nam" (chữ đùng chính xác và dứt khoát).

- Tranh thủ các nước Đồng minh ( tin rằng..., quyết không thể không) công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

- Khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam một cách mạnh mẽ bằng những điệp ngữ được láy đi láy lại ("Một dân tộc đã gan góc..., dân tộc : phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!")

Những điều trên đây là tiền đề về lí luận đồng thời cũng là để tạo không khí đưa bài văn đến cao trào, đến lời luyên bố cuối cùng, lời tuyên bố trịnh trọng với thế giới về ba phương diện của một nước Việt Nam tự do, độc lập.

b) Giọng văn hùng biện

Phần lập luận trên đây cũng cho ta thây giọng văn hùng biện qua cách dùng từ, qua điệp ngữ, qua lời văn trang trọng và giọng văn đanh thép, dứt khoát khẳng định.

III. KẾT BÀI

Tất cả các điểm trên đã làm nên sức thuyết phục mạnh mẽ của "phần tuyên ngôn" trong bản Tuyên ngôn-độc lập lịch sử này. Đó là do tài nghệ của tác giả nhưng nguồn gốc sâu xa lại chính là ở tấm lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết và ý chí độc lập tự do đã trở thành máu thịt, tâm hồn của người Việt.

Nguồn:Lời giải hay
 
S

sonsuboy

Đây nè anh tham khảo nha,nhớ thank hộ em

Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là văn nghị luận, những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị cuả Người. Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-tich-tuyen-ngonTác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vong, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).
Tuyên ngôn Độc lập mở đầu là nêu thẳng vấn đề. Người nêu những căn cứ pháp lí, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra… mưu cầu hạnh phúc”. Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra… về quyền lợi). Cách nêu dẫn chứng như thế vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng chân lí chung dù chân lí ấy của các nước đang là kẻ thù gây ra. Cách nêu dẫn chứng ấy cũng hàm chứa một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ- những kẻ xâm lược đã chà đạp lên chân lí, chà đạp lên lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng. Đó là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng gậy ông đập lưng ông. Hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đều nhấn mạnh quyền con người, Bác nói thêm về quyền dân tộc. Câu nói của Người mở đầu cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Đồng thời, đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu.
Bác lập luận như vậy là để kết tội thực dân Pháp. Những lời bất hủ trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đã trở thành cơ sở pháp lý để Bác kết tội thực dân Pháp. “Thế mà đã hơn 80 năm nay… nhân đạo và chính nghĩa” Sau khi kết thúc một cách khai quát tôị ác của thực dân Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên những dẫn chứng cụ thể để lật mật nạ “bảo hộ” của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho… dân chủ nào”. Lời kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như: “Chúng thi hành…”, “Chúng lập ra…”. “Chúng thẳng tay chém giết…” thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước… chúng tắm các cuộc… bể máu”.
Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể “Chúng bóc lột dân ta đến… tiêu điều”. Bác quan tâm đến những hạng người như: “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập. Cả đoạn văn tác giả chỉ dùng một chủ ngữ “chúng” để chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ thì luôn thay đổi: “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm”… chỉ một ke thù là thực dân Pháp nhưng tội ác của chúng gây ra trên đất nước ta vô cùng nhiều. Cách lập lụân đanh thép cùng với những dẫn chứng cụ thể khiến kẻ thù hết đường lẩn tránh tội ác.
Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp gây ra là nạn đói khủng khiếp năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căm cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”.
Tác giả cũng không bỏ xót nhữung tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chung bán… cho Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”
Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy nhằm phơi bày bản chất tan bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá’, “bảo hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơI lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp.
Tác giả biếu dương sức mạnh dân tộc tỏngcông cuộc chống thực dân phong kiến và giành lấy nền Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàng…chế độ dân chủ cộng hoà”. Đoạn văn này diễn tả đầy hào khí. Chỉ có 9 chữ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
Tiếp theo, Người nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bẳng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ: “Sự thật là…”.
Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt Nam…”
Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độp lập. Người nêu lời thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cảI để giữ vững quyền tự do Độc lập ấy”- Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Bằng tâm huyết và tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà. Với Tuyên ngôn Độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và Độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của dân tộc Việt Nam.
Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lích sử. Nó là bản văn quan trọng bậc nhất của nước ta. Để có được Tuyên ngôn Độc lập, biết bao đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong suốt 80 năm chống Pháp. Tuyên ngôn Độc lập là một cột mốc lịch sử, nó chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó mở đầu một kỉ nguyên mới: ki nguyên Độc lập tự do.
Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi…

X
 
P

phankyanhls2000

Cái này là sử nên các bạn phân tích ngắn gọn,súc tích hộ mình nha.
Các bạn đừng làm theo kiểu văn nghị luận...
 
Top Bottom