Sử 9 [sử 9] Ôn thi HKI

U

uyenun00

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có thắc mắc 2 câu hỏi sau đây,các bạn ,các anh chị giúp với
1.Xu thế phát triển của thế giới ngày nay.Theo em,nhiệm vụ to lớn nhất của VN trong bối cảnh thế giới hiện nay là gì?mối liên hệ giữa VN và Liên hợp quốc ?
2.Xu hướng liên kết khu vực của các nước Tây Âu từ sau chiến tranh thế giới II?Nguyên nhân của xu hướng đó
thank nhiều :3:)
 
B

bangnguyetnhu

Câu 1
*Xu thế phát triển của thế giới hiện nay
- Sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều ra ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm ...
- Các dân tộc, quốc gia tôn trọng lẫn nhau
- Các nước lớn đã điều chỉnh các quan hệ đối với nhau chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp ...
- Tuy hòa bình là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh nhưng nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, sự ổn định các quốc gia bị đe dọa bởi nguy cơ li khai, khủng bố ...
- Chủ nghĩ khủng bố đang có chiều hướng bàn chướng, lan rộng, phát triển nhanh từ một nhóm người thành một tổ chức lớn có sự liên kết chặt chẽ, có mục tiêu xác định
- Từ thập kỉ 80 thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ xu thế “toàn cầu hóa”
=> xu thế khách quan
=> Đối với các nước đang phát triển đây vừa là thời cơ vừa là thách thức gây gắt trong sự vươn lên của đất nước.

*Nhiệm vụ to lớn nhất của VN trong bối cảnh thế giới hiện nay
- Duy trì hòa bình, ổn định an ninh khu vực
- Hợp tác cùng phát triển
- Giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại
- Hội nhập văn hoa quốc tế đồng thời phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc
- Tiếp thu kiến thức về CN, KH-KT để phục vụ cho sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống con người
.......
*Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc
Tham khảo bài ST
Trong 30 năm qua, hệ thống phát triển LHQ cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho Việt Nam. Ngay sau chiến tranh, khi Việt Nam đứng trước bao khó khăn thách thức, LHQ luôn duy trì sự hỗ trợ phát triển cho Việt Nam, giúp chúng ta khắc phục một phần khó khăn về kinh tế-xã hội, tái thiết cơ sở hạ tầng sau chiến tranh, để đáp ứng nhu cầu tái thiết, phát triển của Việt Nam. Các tổ chức LHQ đã vượt ra khỏi chức năng hỗ trợ kỹ thuật để cung cấp viện trợ không hoàn lại nhằm tài trợ cho các dự án tiền đầu tư và nhập các vật tư, trang thiết bị thết yếu, giúp giải quyết hậu quả của chiến tranh, thiên tai, hỗ trợ giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em... và giúp tạo những cơ sở quan trọng về năng lực thế chế, khoa học kỹ thuật cho những năm đổi mới sau này của VN. Hiện nay, hệ thống phát triển của LHQ vẫn tiếp tục hỗ trợ chúng ta trên nhiều lĩnh vực cấp thiết trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa như đảm bảo phát triển bền vững và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp nâng cao năng lực, thể chế luật pháp, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường… cũng như đối phó với nhiều vấn đề xã hội phức tạp như phòng chống ma túy, HIV/AIDS, dịch bệnh, thiên tai… Nguồn vốn, tri thức, kinh nghiệm từ hệ thống điều phối viên và tổ chức phát triển LHQ tại Việt Nam trong những năm qua là một trong những nguồn ngoại lực quan trọng giúp Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do LHQ đề ra.

Về phần mình, là một nước đang phát triển, Việt Nam càng coi trọng vài trò của LHQ trong lĩnh vực kinh tế, phát triển. Vì vậy, Việt Nam đã tham gia ngày một đầy đủ và thực chất vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ, chủ động tham gia bàn bạc, đề xuất hướng xử lý giải quyết, chủ động đối thoại và có những đóng góp, sáng kiến cụ thể, có ý nghĩa thực tiễn vào công việc của LHQ, trong vấn đề cải tổ hệ thống LHQ và trong nhiều lĩnh vực cụ thể như xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS… Những tham gia và đóng góp của chúng ta đã được LHQ đánh giá cao, thể hiện ở việc Việt Nam được bầu là Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ năm 1997, 2000 và 2003, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Nông lương (FAO) khoá 33 (2005), Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành tổ chức UNDP/UNFPA (2000-2002); là thành viên của Hội đồng Kinh tế- Xã hội (ECOSOC) (1997-2000), Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991-1993, 1997-1999 và 2003-2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính thế giới (1999-2004), Liên minh Viễn thông quốc tế (1994-2006). Việc Việt Nam được LHQ công nhận là một trong những nước thí điểm thực hiện mô hình “Một LHQ” là đóng góp tích cực của Việt Nam vào tiến trình cải tổ hoạt động của LHQ trong lĩnh vực phát triển đồng thời sẽ là động lực thúc đẩy khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ trong giai đoạn 2006-2010 sắp tới.
 
B

bangnguyetnhu

Câu 2
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ.
– Sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua) cùng thành lập Cộng đồng Than – Thép châu Âu (1951), sau là Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) (1957).
– Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) và từ tháng 1/1993 đổi tên là Liên minh châu Âu (EU).
Nguyên nhân: Tổn thất nặng nề sau chiến tranh
=> Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… đã tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng đều thất bại gây ra nh tác động tiêu cực cho nền kinh tế
=> khủng hoảng tài chính, kinh tế đi xuống
=> Cần đưa ra giải pháp phục hồi
=> Liên kết khu vực, hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị.
 
Top Bottom