Sử 9 [Sử 9] Đề cương lịch sử

K

khai221050

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nêu hệ quả (hậu quả) của sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCn ở các nước Đông Âu và LX
2. Nét nổi bật của châu Á sau 1945
3. Trình bày sự phát triển của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX
4. Trình bày về đấu tranh chống CNPB chủng tộc ở châu Phi
5. Tình hình các nước Mĩ la tinh sau năm 1945
6. Chính sách đối nội đối ngoại của Mĩ
7: Cải cáh dân chủ nhật bản. Ý nghĩa
8. Chính sách đổi ngoại nhật bản
9. Tình hình chung các nước tây âu sau chiến tranh thế giới thứ II. Chính sách đối nội đối ngoại của Tây Âu
10. Nội dung hội nghị Ianta.
11. Trình bày
- Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân pháp tại Việt Nam
- Sự tác động đối với nền kinh tế Việt Nam
- Xã hội Việt Nam phân hóa
- ảnh hưởng của cách mạng tháng mười nga.
- Hoạt động của phong trào dân tộc dân chủ công khai
- Phong trào công nhân
_________________________The end____________________________________
Answer lẹ mình học bài thi nhé.
Thanks trước
 
C

cabua266

Câu 10: Nộii dung là thành lập tổ ch´ư c Liên hợp quốc duy trì hoà bình thế gi´ơi----Diệt tr`ư tận gốc phát xít Đưć vs quân phiên Nhật--Phân chia ảnh hưởng sau chiến tranh ở châu Á vs châu Âu ---Thỏa thuận về việc đóng góp quân tại các nư´ơc để diệt tr`ư phát xít
 
B

bangnguyetnhu

Câu 1,3,11 SGK


Câu 6
+ Đối nội
- Ban hành các đạo luật phản động
- Thực hiện hàng loạt chính sách ngăn cản phong trào công nhân
- Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc giữa ng da màu và ng da đen
+ Đối ngoại
-Đề ra "chiến lược toàn cầu" nhằm chống phá các nước CNXH, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
-Tiến hành "viện trợ" để lôi kéo khống chế các nước nhận "viện trợ", lập các khối quân sự. gây chiến tranh xâm lược
-Ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp xác lập trật tự thế giới đơn cực


Câu 7
- Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ đã được tiến hành ở Nhật Bản như:
+ Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.
+ Thực hiện cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình hình trị - xã hội.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng...).
- Ý nghĩa :
Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp -nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.


Câu 2 SGK
-Trước CTTG II, các nước châu Á hầu hết là thuộc địa của CNTD.
-Đến cuối những năm 50 , phần lớn các nước châu Á giành được độc lập.
-Nửa sau thế kỉ XX, tình hình lại không ổn định: diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các nước đế quốc
-Cuối những năm 80 lại diễn ra xung đột, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, khủng bố
-Các nước châu Á tiến hành phát triển kinh tế xã hội


Câu 10: Nội dung hội nghị:
+Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩ phát xít Đức và giới quân phiệt nhật, để nhanh chíng kết thúc chiến tranh. Trong thời gian tứ 2 -> 3 tháng sau khi phát xít đức đầu hàng Liên Xô sẽ tham gia cống nhật ở châu á.
+ Thành lập Tổ Chức Liên Hợp Quốc duy trì hòa bình an ninh thế giới.
+ Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít và phân chia sự ảnh hưởng ở châu á và châu âu.


Câu 4 SGK
- Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi
- Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng Nam Phi thi hành chính sách phân biệt chủng tộc
- Dưới sự lãnh đạo của Tổ chức Đại hội dân tộc phi (ANC), người da đen bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
- Năm 1993, chế độ A-pac-thai bị xóa bỏ, lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la được trả lại tự do sau 27 năm bị cầm tù
- Tháng 05 năm 1994, Nen-xơn-man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.
=> Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử: chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
- Từ 06/1996, Chính quyền mới Nam phi thực hiện Chiến lược kinh tế vĩ mô…-> xóa bỏ “chế độ A –pac – thai về kinh tế”


Câu 5 SGK
Nhiều nước ở Mi La-tinh đã giành được độc lập như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la... từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX. Nhưng sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ La-tinh lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu-ba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. Trong thời kì này, nổi bật lên là những sự kiện diễn ra ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 - 1970 ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 - 1973. Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ. Nhưng cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng : củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng. 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mĩ La-tinh từ năm 1991 đến năm 2000 chỉ khoảng 3% ; gần đây, từ năm 1998 đến năm 2002 giảm xuống 1,5%, thu nhập theo đầu người trong 5 năm qua hầu như không tăng. Nợ nước ngoài từ 410,1 tỉ USD (năm 1985) tăng lên 607.2 tỉ USD (năm 1995) đang đè nặng lên các nước Mĩ La-tinh. Đầu tư của nước ngoài giảm sút. Hoặc gần đây, tình hình chính trị một số nước không ổn định, các phe phái tranh giành nhau quyền lực, Chính phủ của các nước tình hình trong nước...


Câu 9

- Tình hình chung:
+ Gặp nhiều khó khăn, tổn thất
+ Kinh tế phát triển chậm
+ Lệ thuộc vào kinh tế Mĩ
- Chính sách
1. Về đối nội.
a. Kinh tế.
- Từ 1950 – 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh chóng. (Đức trở thành cường quôc công nghiệp thứ ba thế giới, Anh thứ tư và Pháp thứ năm )
- Đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới với trình độ KH-KT cao.
Nguyên nhân:
+ Sự nỗ lực của nhân dân lao động.
+ Áp dụng thành công những thành tựu KH-KT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước có hiệu quả.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như viện trợ Mỹ; nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…
b. Chính trị:
- 1950 – 1973 tiếp tục phát triển của nền dân chủ tư sản ở Tây Âu, đồng thời có nhiều biến động chính trị (Pháp: từ 1946 – 1958 có 25 lần thay đổi nội các)
2. Về đối ngoại :
Một mặt liên minh chặt chẽ với Mỹ ( Anh, Đức, Ý ), mặt khác cố gắng đa phương hóa quan hệ đối ngoại (Pháp ,Thụy Điển, Phần Lan ).
- Chính phủ một số nước ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ủng hộ Israel chống Ả-rập, CHLB Đức gia nhập NATO 5/1955)…
- Pháp phản đối trang bị vũ khí hạt nhân cho CHLB Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN khác, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO và buộc Mỹ rút các căn cứ quân sự… ra khỏi đất Pháp.
- Pháp , Thụy Điển, Phần Lan đều phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
- 1950 – 1973: nhiều thuộc địa tuyên bố độc lập , đánh dấu thời kỳ “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới .
ST và chỉnh sửa
 
Last edited by a moderator:
K

khai221050

nhát vừa thôi cô nương, đã thương thì thương cho trót, 3 câu trên mà không ghi ra luôn làm tại hạ phải lao đao tìm nữa
 
K

khai221050

ờ vậy thì dùng kĩ thuật chat với a đẹp zai đó type cho mình 2 câu thôi. 2 câu này mình không tìm ra.
1. Sự tác động đối với nền kinh tế Việt Nam
2. Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga đối với phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ I
 
B

bangnguyetnhu

ờ vậy thì dùng kĩ thuật chat với a đẹp zai đó type cho mình 2 câu thôi. 2 câu này mình không tìm ra.
1. Sự tác động đối với nền kinh tế Việt Nam
2. Ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga đối với phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ I

câu 1: tác động của cái j ???
Câu 2:câu 2 trong SGK
 
K

khai221050

sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ 2 tại việt nam đối với việt nam
 
Top Bottom