Sử 9 [Sử 9]đề cương lịch sử ôn học kì

M

monkeydluffypace

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,tại sao nói hòa bình, ổn định, hợp tác vừa là thời cơ,vừa là thách thức đối vs các dtộc.trong xu thế đó, nhân dân ta cần thực hiện những nhiệm vụ gì?
2,Con ng` cần có giải pháp gì để hạn chế những tác động tiêu cực hiện nay của cuộc CM khoa học kT
3,giải thích sự phân hóa của xh VN khi TDPháp tiến hành ctrình khai thác thuộc địa lần 2

Chú ý tiêu đề: [Môn+Lớp] + ND
 
Last edited by a moderator:
B

bangnguyetnhu

Câu 1
Thời cơ là vì:
- Mở ra quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc, có thể tham khảo các cách giúp phát triển kinh tế, giải quyết bất đồng, vấn đề toàn cầu, đáp ứng nhu cầu xã hội
- Đây là giai đoạn mà ta có nhiều cơ hội, điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu KH-KT vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa,...
=> nhanh chóng đưa đất nước tiến lên kịp với thời đại.

Thách thức là vì:
- Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mãnh liệt
- Các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về KT-VH, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.
=> Việc giữ gìn bảo vệ bản sắc dân tộc và sự kết hợp hài hoà giữa các dân tộc khác. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác . Nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp thì sẽ đánh mất bản sắt dân tộc

Câu 3
Chính sách xã hội của thực dân Pháp đối với các giai tầng xã hội khác nhau là khác nhau.

Với các tầng lớp trên như: những người hữu sản, giàu có, quyền lợi ít nhiều gắn liền với chính quyền thực dân, chúng dành cho những đặc quyền đặc lợi cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
=> Ủng hộ mọi chính sách của pháp, câu kết chặt chẽ với pháp, chống phá CM

Với các tầng lớp dưới, thực dân Pháp chủ trương tăng cường bóc lột, đàn áp và đẩy họ vào vòng tăm tối của chế độ ngu dân: họ bị bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp

(Tham khảo :Bên cạnh sự phân biệt giai cấp như trên, các chính sách của Pháp còn thể hiện sự phân biệt chủng tộc trắng trợn. Tất cả mọi người Pháp đều được ưu tiên trong mọi vị trí, mọi công việc, mọi thời gian; còn người Việt đều bị coi thường, khinh rẻ. Người Việt cho dù có tốt nghiệp các trường cao đẳng, thậm chí là học từ Pháp về, cũng không bao giờ được coi ngang bằng với người Pháp cũng học trường đó; bằng cấp ngang nhau nhưng chức vụ và mức lương của người Pháp luôn cao hơn người Việt cùng vị trí, cùng công sở.)

=> Chia rẽ các tầng lớp, gây bất hòa trong chính kiến nhân dân, mưu đồ mong xã hộ VN sớm sụp đổ
=> Dễ dàng xâm chiếm, sau khi xâm chiếm dễ dàng cai trị

Câu 2
Trước hết cần nêu tác động tiêu cực là j
- Tăng khoảng cách phát triển và chênh lệch giàu nghèo giữa các nước.
- Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
- Máy móc thay thế con người => thất nghiệp
- Ô nhiễm môi trường(hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu…), giảm tính đa dạng sinh học.
- Xuất hiện nhiều vũ khí giết người hàng loạt ngày càng tinh vi…
- Tai nạn lao động, tai nạn giao thông tăng, nhiều dịch bệnh mới.
- Đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
- Nhiều phát minh sàng kiến chưa được kiểm nghiệm và đánh giá để thấy được những hạn chế đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi

Giải pháp hạn chế

Đúng câu 1 và câu 2 , câu 2 là câu hỏi mở các bạn có thể tự mở rộng theo lập trường bản thân, không nên dựa vào 1 khuôn mẫu . Riêng ý câu 3 sẽ được bổ sung hoàn chỉnh bên dưới
 
Last edited by a moderator:
W

woonopro

giải thích sự phân hóa của xh VN khi TDPháp tiến hành ctrình khai thác thuộc địa lần 2

- Đầu tiên cần nêu sơ lược về sự phân xóa trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ( tóm gọn: trong tập bạn có )
- Tiếp theo là giải thích: sẽ bao gồm tác động của tình hình trong nước và tình hình thế giới
* Tình hình thế giới: nguyên nhân của sự biến đổi cũng tương tự như lần 1
- Cách mạng tháng 10 NGa tuy thành công nhưng chưa có điều kiện tác động sâu nặng đến giai cấp/ tầng lớp ở Việt Nam
- Lúc bấy giờ, giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị ( bạn phân biệt ở đây tư sản đã trở thành giai cấp chứ không còn là tầng lớp như cuộc khai thác lần 1 )
- Phần lớn giai cấp tư sản điều chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ : cách mạng tư sản pháp, cải cách minh trị, cải cách khang hữu vi, lương khải siêu tại Trung Quốc . Cách mạng tân hợi với tư tưởng tam dân của Tôn Trung Sơn => các yếu tố bên ngoài đã tác động đến tư tưởng giai cấp tư sản Việt Nam
* Trong Nước: - Những biến đổi về kinh tế sẽ dẫn đến những biến đổi về chính trị
- Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của pháp được tiến hành trong điều kiện sau khi chiến tranh thế giới thứ 1 gần - đã kết thúc . Mà trong giai đoạn chiến tranh, pháp nới rộng quyền buôn bán cho tư sản Việt Nam ( còn lý do thì nếu bạn cần mình sẽ bổ sung ) => đến cuộc khai thác thuộc địa lần 2, chính những điều kiện trên đã làm cho sự chuyển biến từ Tầng Lớp -> Giai cấp
 
Top Bottom