uk!trả lời dc đó các chú
nhưng mình có câu trả lời khác như sau :
Tốc độ và quy mô đầu tư của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 ồ ạt và rộng hơn nhiều lần so với đợt khai thác lần 1. Số vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm=>làm xã hội phân hóa giai cấp
Nông nghiệp: là ngành được thực dân Pháp chú trọng đầu tư khai thác hơn tất cả các ngành khác=>ra sức cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
Do nhu cầu thị trường thế giới sau chiến tranh, nhất là Pháp, giá cao su tăng lên nhanh chóng, do đó các nhà tư bản Pháp đổ xô vào kiếm lời trong kinh doanh cao su=>Diện tích đồn điền cao su mở rộng không ngừng, làm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều đồn điền chè, cà phê cũng được xây dựng ngày 1 nhiều và mở rộng diện tích
Công nghiệp: cũng được tăng cường vốn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất. Tư bản Pháp tiếp tục gia tăng tốc độ đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than => làm kiệt quệ nguồn tài nguyên của Việt Nam.
Thành lập các nhà máy để sơ chế khoáng sản để xuất khẩu hoặc phục vụ công nghiệp chính quốc.
=>Công nghiệp VN vẫn là 1 nền công nghiệp dịch vụ và phục vụ nên chịu lệ thuộc nặng nề vào thực dân Pháp và thị trường nước ngoài. Làm nền kinh tế bị lạc hậu, kém phát triển.
KO BIẾT CÓ ĐÚNG KO CÁC CHÚ
