Sử [Sử 9] Câu hỏi về Đông Nam Á và Nhật

N

nom1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ có thể nói: "từ những năm 90 của thế kỉ XX 1 chương mở đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ?
phần này trả lời về sự phát triển và hoạt đông của ASEAN phải không?

2/ nền kinh tế Nhật phát triển thần kỳ là do nguyên nhân quan trọng nào? vì sao?
nguyên nhân: vai trò điều tiết và đề cao các chiến lược phát triển của chính phủ. mình ko biết giải thích
 
K

khai221050

1/ có thể nói: "từ những năm 90 của thế kỉ XX 1 chương mở đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ?
phần này trả lời về sự phát triển và hoạt đông của ASEAN phải không?

2/ nền kinh tế Nhật phát triển thần kỳ là do nguyên nhân quan trọng nào? vì sao?
nguyên nhân: vai trò điều tiết và đề cao các chiến lược phát triển của chính phủ. mình ko biết giải thích

Câu 1:
bạn tham khảo ở đây: http://loigiaihay.com/tai-sao-co-the-noi-tu-dau-nhung-nam-90-cua-c84a12650.html
Câu 2: Bạn phân tích theo câu nói này: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Mình tóm tắt thành 4 ý:
* Nhân lực:
- Sau chiến tranh, nhật bổn có một nguồn lao động dồi dào, rẻ nhưng có trình độ cao. Phong trào sinh con sau chiến tranh thì hơn 15 năm sau, nước nhật đã có một nguồn lao động dồi dào, thừa nữa là chưa nói.
- Chính sách khuyến khích người lao động của nhà nước. Bảo vệ quyền lợi và cuộc sống sinh hoạt của người lao động. Cùng với việc các công ty Nhật Bản áp dụng chính sách tuyển dụng cả đời, tăng lương theo số năm làm việc thì lao động nhật bản toàn tâm toàn ý vs công việc là điều hiển nhiên.
- Lao động dồi dào đồng thời dẫn đến nhu cầu tiêu thụ lớn-> tăng thị trường-> ....
* Vật chất kĩ thuật:
- Trong những năm 50 tk XX có phong trào cạnh tranh lẫn nhau giữa các công ty
- Các công ty này áp dụng tiến bộ khkt âu mĩ thay thế cho kĩ thuật cũ-> Chất lượng sp tốt hơn-> ....
*Tài chính:
- Các công ty xí nghiệp có những hợp đồng giao dịch dài hạn đặc biệt với một ngân hàng nhất định để đảm bảo nguồn đầu tư tư bản ổn định trong thời gian dài, không cần hồi trả ở những thời điểm khó khăn, thay vào đó mọi quyết toán của công ty phải được thực hiện bằng tài khoản của ngân hàng đó và có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết cho ngân hàng. Vấn đề thiếu vốn đầu tư của doanh nghiệp và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng làm cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng trở nên hai bên đều phụ thuộc lẫn nhau.
- Hệ thống ngân hàng chính đã phát huy hiệu quả trong việc đào tạo những doanh nghiệp sở hữu những kĩ thuật có triển vọng, cho thấy một mặt đặc trưng về tài chính của thời kì phát triển kinh tế cao độ của Nhật. Thêm nữa, các ngân hàng chính trở thành trung tâm trong việc sở hữu cổ phần lẫn nhau giữa các công ty, góp phần làm cho thành phần cổ đông ổn định. Nhờ thế mà đội ngũ lãnh đạo việc kinh doanh có thể an tâm để tập trung cho việc phát triển công ty.
(Cái này mình k rành nên copy)
* Thiên thời- Địa lợi (là thời cơ đó)
- Năm 1949 nước Nhật đưa ra chính sách tài chính mang tên Dodge Line nhằm mục đích hướng tới một nền kinh tế tự lập và ổn định đặt trọng tâm vào các vấn đề cơ sở hạ tầng, chấn hưng xuất khẩu, hạn chế tiêu dùng trong nước. Nhờ chính sách này mà vấn đề về cơ sở hạ tầng sau thế chiến được giải quyết, tỉ giá đồng đô la cũng được cố định ở mức 1 đô la = 360 yên.
- Sau đó chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Nhật bắt chước hướng đi của Mĩ (là bán vũ khí, lương thực, phương tiện,...) nên kt Nhật phát triển hơn trước chiến tranh
- Nhân lực, kĩ thuật, tài chính đều đạt được cùng một lúc tạo điều kiện cho một sự bùng nổ kinh tế
 
N

nom1

trong tập cô cho ghi 3 nguyên nhân và cũng có hỏi nguyên nhân nào quan trọng nhất nhưng chưa giải thích vì sao. chỉ cần giúp mình giải thích vì sao vai trò điều tiết .... của chính phủ Nhật là quan trọng nhất là ok
 
M

manh550

1.TỪ “ASEAN 6” PHÁT TRIỂN THÀNH “ASEAN 10”.

Mở rộng :

-Thành viên thứ 6 là Bru nây – 1984.

-Thành viên thứ bảy là Việt Nam :7-1995 .

-Thành viên thứ 8 và 9 là Lào, Mianma : 9-1997.

-Thành viên thứ 10 là Cam pu chia : 4-1999 .

* Từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế , xây dựng 1 khu vực ĐNA hòa bình , ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.

* 1992 : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA trong vòng 10-15 năm .

* 1994 :lập diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia của 23 quốc gian nhằm tạo nên một cuộc hợp tác phát triển của ĐNA .Một chương mới đã mở ra ở ĐNA .
 
N

nom1

giúp mình câu nền kinh tế Nhật phát triển thần kỳ là do nguyên nhân quan trọng nào? vì sao?
 
B

byakura

Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp); thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.

– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: 1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, 2- Cải cách ruộng đất, 3- Dân chủ hoá lao động.

– Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

* Giai đoạn 1952 – 1973

– Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).

– Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).

– Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:

Coi trọng yếu tố con người: được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng…; được xem là vốn quí nhất, là “công nghệ cao nhất”, là nhân tố quyết định hàng đầu.
Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước và các công ty Nhật Bản (như thông tin và dự báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh hàng hóa, tín dụng…).
Các công ty của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
Luôn áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí cho quốc phòng ít nên có điều kiện tập trung cho phát triển kinh tế.
Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ Mĩ, các cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu.
nguồn google
 
Top Bottom