1. Theo em, Lê-nin có vai trò như thế nào trong việc dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917?
2.Em hãy cho biết hai sắc lện ( sắc lệnh hào bình và sắc lệnh ruộng đất) đáp ứng nguyện vọng của ai? Tại sao?
3. Hãy chọn 1 câu của chủ tịch Hồ Chí Minh nói về cách mạng tháng 10 Nga 1917 mà em thích?
4. Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh lịch sử nào ?
5. Tại sao nói khủng hoảng kinh tế TG ( 1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất?
6. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở đức nhưng lại thất bại ở pháp?
7. Từ nội dung các hình từ 65 đến 68 ( sách lịch sử 8) em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về kinh tế Mĩ trong những năm 1929-1939?
P/S: mình cần thông tin trả lời chính xác và đúng nội dung> Cảm ơn mọi người giúp!
1. Lê-nin là vị lãnh tụ, người đứng đầu cuộc cách mạng, là bộ não tham mưu nhằm đưa ra các chiến lược trong các cuộc chiến đấu. Với vai trò quan trọng trong Quốc tế Cộng sản đồng thời là người đưa ra Luận cương tháng Tư cùng với các Luận cương khác, ông được xem là 1 trong 2 người vạch đường lối cho CNXH, cho Cách mạng Tháng Mười đại thành công của Nga.
2. + Sắc lệnh hòa bình: đáp ứng mong muốn hòa bình, độc lập của người dân Nga
+ Sắc lệnh ruộng đất: đáp ứng nhu cầu ruộng đất nhằm hoạt động nông nghiệp của người dân.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”. Ở đây, Hồ Chủ tịch muốn đề cao vai trò của bộ phận lãnh đạo - đầu tàu của CNXH. Trong CNXH, cần có một Đảng thống nhất, trong sạch, toàn tâm toàn ý vì dân, vì nước, tạo nên một đất nước " của dân, cho dân và vì dân".
4. Đệ tam Quốc tế, còn gọi là Quốc tế cộng sản hay Comintern, là tổ chức của những người cộng sản
, được thành lập vào tháng 3 năm 1919 ở Moskva và giải tán năm 1943, được tái sinh lại năm 1947 và giải tán năm 1956, sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô.
5. + Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân thật là khốn khổ.
Thứ nhất là nạn thất nghiệp. Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang. Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp. Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.
+ Thứ hai là tiền lương bị giảm xuống rất nhiều. Ở Mĩ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 % . Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40% . Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản. Do đó đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực. Năm 1931, riêng thành phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.
+Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.
=>Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Nó làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy yếu.
-Đặc điểm: Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
6. Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp :
- Ở Đức : Đảng cộng sản kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình phát xít hóa.
- Ở Pháp : Đảng Cộng sản đã huy động quần chúng nhân dân, tập hợp mọi lực lượng trong Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và thi hành một số chính sách tiến bộ. Kết quả Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 5 — 1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập.
7. Cuộc khủng hoảng năm 1929-1933 đã khiến cho nhiều nhà máy đóng cửa, nạn thất nghiệp tăng cao,những cuộc đi bộ, diễu hành "vì đói" ở khắp nơi. Nhiều người dân chờ từng suất ăn phát miễn phí, đứng trước cửa ngân hàng chờ rút tiền. Nhưng sang những năm sau đó, nhờ chính sách và đường lối đúng đắn của Tổng thống Ph. Ren-dơ-ven đã giúp hồi phục được phần nào nền kinh tế, góp phần ổn định tình hình xã hội.