Câu 1: Sau khi Rivie bị giết tại cầu giấy, TD Pháp đã có những hành động gì?
Câu 2: Nêu những chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp ở VN cuối TKXIX- đầu TKXX? Tác động của những chính sách trên đến tình hình kinh tế, xã hội VN cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX?
Câu 1: Sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang. Chúng toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế chủ trương thương lượng với Pháp, mong địch sẽ rút quân. Song tình hình lúc này đã khác trước. Sau khi có thêm viện binh, cuối tháng 7-1883, nhân vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình lục đục, chủ nghĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công thẳng vào Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.
Câu 2:
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:
+ Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
+ Công nghiệp: Tập trung khai thác than, kim loại, Pháp đầu tư vào một số ngành khác: xi măng, điện, chế biến gỗ...
+ Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
+ Thương nghiệp: Đề ra thuế mới bên cạnh thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, gạo, thuốc phiện...
+ Chính trị: Thực hiện chính sách chia để trị, triệt để sử dụng bộ máy tay sai người Việt.
+ Văn hoá: Tuyên truyền cho chính sách thực dân, mở một số cơ sở văn hóa, y tế...
+ Giáo dục: Duy trì chế độ giáo dục phong kiến, sau mở một số trường đào tạo người bản xứ phục vụ việc cai trị.
* Tác động:
- Kinh tế:
+ Tích cực: Sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam có tiến bộ hơn so với nền kinh tế phong kiến, của cải sản xuất nhiều, phong phú hơn, cơ sở hạ tầng thay đổi: đường giao thông đường bộ, đường sắt, nhà máy mọc lên, độ thị xuất hiện
+ Tiêu cực: Tài nguyên cạn kiệt, nông nghiệp không phát triển, nông dân bị mất ruộng, bị bóc lột. Công nghiệp phát triển kém, thiếu công nghiệp nặng
-> Kinh tế Việt Nam có biến đổi song vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu.
Mình chỉ biết kinh tế, xã hội mình không chắc lắm, xin lỗi.