Sử [Sử 8]Ôn Thi Học Kỳ 2

vũ hòang nam

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng tư 2017
10
0
1
49
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) So sánh giữa phong trào Đông du với phong trào Đông kinh nghĩa thục và phong trào Duy tân ?

2) So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX với xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX ?

3) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ?
 

Hách Hồng Vân

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2017
137
84
116
20
Triệu Sơn Thanh Hoá
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ?
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.

So sánh giữa phong trào Đông du với phong trào Đông kinh nghĩa thục và phong trào Duy tân ?
Đông Kinh nghĩa thục : Đem lại tri thức , tu dưỡng lòng yêu nước cho học sinh sinh viên.
Đông du : phải ra nước ngoài để tìm cách cứu nước tư tưởng của Phan Bội châu đúng nhưng cách làm lại sai vì không thể nhờ Nhật do nhật cũng la nước tư bản muốn xâm chiếm thuộc địa mở rông lãnh thổ . Bít được điều nay nên bác đã ra đi tìm đường cứu nước

So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX với xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX ?
Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra.

Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành

Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu, nước mạnh

Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
.
Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.

- Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê (Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh. Có bộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản (như Nam Đồng thư xã), có bộ phận chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam).

- Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là Nam Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp.

Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Về chính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền

Ngày 9-2-1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên trùm mộ phu Badanh (Bazin) tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào yêu nước. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tình thế hết sức bị động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu cuối cùng với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”.

Ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã Yên Bái với cuộc tiến công trại lính Pháp của quân khởi nghĩa. ở một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương... cũng có những hoạt động phối hợp.

Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nó nhanh chóng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Các lãnh tụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị bắt và bị kết án tử hình. Trước khi bước lên đoạn đầu đài họ hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vạn tuế". Vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào dân tộc ở Việt Nam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam.
 
Last edited by a moderator:

S I M O

Cựu Phụ trách nhóm Anh
Thành viên
19 Tháng tư 2017
3,385
9
4,343
649
Nam Định
Trái tim của Riky-Kun
3) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
2)
Giống nhau :
- Xuất phát từ lòng yêu nước để đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
- Đều đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX.
- Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.
- Thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu nước, cứu dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo hương cách mạng tư sản đứng lên con đường chủ nghĩa tư bản.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.
- Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.
Khác nhau:
Xu hướng bạo động
Đại diện: Phan Bội Châu (1967 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, sớm có hoài bão cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ
Chủ trương cứu nước: Chống Pháp giành độc lập dân tộc, tổ chức vận động nhân dân trong nước và dựa vào sự viện trợ của nước ngoài (cầu viện Nhật Bản), bằng cách bạo lực vũ trang.
P.Pháp: Bạo động vũ trang
Mục tiêu:Giải phóng dân tộc (cứu nước cứu dân)
Hoạt động tiêu biểu:
- Tháng 5 – 1904, Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội tại QuảngNam với chủ trương đánh Pháp, giành độc lập ® thành lập chính thể quân chủ lập hiến.
- 1904 – 1908: tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản ® thất bại ® Phan Bội Châu đến Trung Quốc ® Xiêm để lánh nạn
- Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ ® Phan Bội Châu quay lại TQ
- 6/1912: cùng các thanh niên yêu nước thành lập Việt Nam Quang phục hội tại Quảng Châu (Trung Quốc).
- Chủ trương đánh Pháp thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.
Hoạt động: trừ khử, tiêu diệt tên đầu xỏ, tay sai của chúng.
Kết quả: thất bại.
- Ngày 24 -12 -1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.
Tác dụng: Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh.

Xu hướng cải cách
Đại diện: Phan Châu Trinh(1872–1926) người phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam, xuất thân trong một gia đình theo nghề võ, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, học giỏi.
Chủ trương cứu nước: Dựa vào Pháp chống triều đình phong kiến, tiến hành cải cách duy tân nhằm giành lại tự do dân chủ nhằm nâng cao dân trí, dân quyền ® là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
P.Pháp: Cải cách (ôn hoà)
Mục tiêu: Tiến hành cải cách xã hội (cứu dân ® cứu nước).
Hoạt động tiêu biểu:
- Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.
- Kinh tế: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập hộ kinh doanh phát triển các nghề thủ công nghiệp (mở lò rèn, xưởng mộc), làm vườn.
- Giáo dục: mở các trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, môn học mới.
- Văn hoá: Vận động cải cách về trang phục theo kiểu Âu hoá, lên án mạnh mẽ những hủ tục phong kiến.
- Năm 1908 diễn ra phong trào chống sưu thuế do ảnh hưởng của phong trào.
- Pháp thẳng tay đàn áp phong trào. Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ở Côn Đảo.
-Năm 1911, Phan Châu Trinh bị đưa sang Pháp.
Tác dụng: Cổ vũ tinh thần yêu nước, phát động phong trào chống thuế, lập nhiều trường… giáo dục tư tưởng chống lại các hủ tục phong kiến
Cre câu 2: mecuacon1
 
Top Bottom