Sử 8 [Sử 8] ôn tập hk1

G

giang11820

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nước Mĩ giữa 2 cuộc chiến tranh ?]
2.Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh
3.Châu Âu trong khủng hoảng kinh tế 1929-1933
4.Phong trào độc lập dân tộc châu Á bùng nổ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
P/s: các bạn giúp tôi nha !!!! tks!!! câu 1 và 2 các bạn chịu khó tóm tắt lý thuyết hộ mik chứ mìk k hiểu cho lắm
 
B

biobaby

3.Châu Âu trong khủng hoảng kinh tế 1929-1933
- Năm 1929, khủng hoảng kinh tế bùngno63 , kéo dài đến năm 1939 mới chấm dứt.
- Cuộc khủng hoảng đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước châu Âu.
- Các nước Anh, Pháp... cải cách kinh tế để thoát khõi cuộc khủng hoảng.
- Các nước Đức, Ý phát xít hoá bộ máy chính trị, gây chiến tranh để chia lại thế giới.
 
T

trucphuong02

Câu 1:
I- Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ xx:
* Tình hình kinh tế:
- Kinh tế phát triển phồn thịnh
- Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế
* Tình hình xã hội:
- Nhân dân bị bóc lột, thất nghiệp
- Đời sống cực khổ, sống trong những căn nhà ổ chuột
-Tồn tại nhiều bất công, phân biệt chủng tộc
II- Nước Mĩ trong những năm 1929-1939:
1.Khủng hoảng kinh tế 1929-1933:
-Cuối tháng 10/ 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế
- Hậu quả:
+ Năm 1929-1933, 7 triệu người thất nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc, giàu-nghèo trong xã hội;13 vạn công ti bị phá sản; 10.000 ngân hàng bị đóng cửa
+Nền kinh tế, tài chính bị chấn động
+Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn
2-Chính sách mới:
-Cuối năm 1932, Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra chính sách mới
- Các đạo luật:
-Đạo luật phục hưng nông nghiệp (5/1933): Nâng giá nông sản, cho nông dân vay dài hạn
-Đạo luật phục hưng công nghiệp (6/1933): Tổ chức lại các xí nghiệp, công nhân có quyền thương lượng với chủ về mức lương.
* Tác dụng:
-Đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng
-Duy trì được chế độ dân chủ tư sản
Nhờ vào đâu mà nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vào năm 1929-1939 ?
Nhờ vào sự quản lí của nhà nước
 
T

trucphuong02

Câu 2:
1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh 1918 - 1923
* Kinh tế
Công nghiệp
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp.
+ Nhật không bị chiến tranh tàn phá
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.
+ Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh.
Biểu hiện:
+ Năm 1914 - 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.
+ Năm 1920 - 1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.
Nông nghiệp
+ Tàn dư phong kiến còn tồn tại đã kềm hãm sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
+ Giá lương thực,thực phẩm vô cùng đắt đỏ
Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là do trận động đất năm 1923 ở Tô-ki-ô
* Về xã hội
- Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo
- Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập.
2. Nhật Bản trong những năm 1924 - 1929)
* Kinh tế
- Từ 1924 - 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định.
- Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.
- Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ (30 ngân hàng ở Tôkiô bị phá sản).
* Về chính trị, xã hội
+ Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị.(ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng. Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác).
+ Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Hai lần xâm lược Trung Quốc song đều thất bại. (Chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài nhằm giải quyết khó khăn trong nước. Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927 Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh tòan cầu. Hai lần xâm lược Sơn Đông - Trung Quốc song đều thất bại).
 
Top Bottom