Sử 8 [sử 8] kiểm tra 1 tiết

K

kool_boy_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bác giỏi sử giúp em làm 3 câu ở mục III bài 31 lịch sử 8 trang 151
cô giáo mình bắt chuẩn bị trước đấy! khổ quá, còn lâu mới kiểm tra học kì mà đã "lộn tùng phèo" hết cả nên rồi........
----------------------------------------------------------------
sao mình học rốt sử thế nhỉ????????????? :rolleyes: ~X( #-o :-Bkiểu này lại phải bù đầu cho bài kiểm tra 1 tiết tới rồi
 
M

minh_minh1996

I. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT .

1. Phong trào Đông Du ( 1905-1909) :

* Đón nhận con đường cứu nước theo hướng dân chủ tư sản , Phan Bội Châu

sang Nhật cầu viện vì:

+ Nước Nhật cùng màu da, cùng văn hóa Hán học .

+ Đi theo con đường tư bản Châu Au đã giàu mạnh .

+ Đánh thắng đế quốc Nga .

* Năm 1904 Phan Bội Châu lập Hội Duy Tân với chủ trương: đánh Pháp lập nước Việt Nam độc lập theo hướng dân chủ tư sản

* Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp đánh Pháp ,đưa người sang Nhật học đó là phong trào Đông Du ( 200 người )

* 9-1908 Pháp- Nhật cấu kết trục xuất người Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật .

* Hội Duy Tân ngừng hoạt động , phong trào Đông Du tan rã

* Tác động : khuấy động lòng yêu nước , cổ vũ tinh thần dân tộc .

* Chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai.



Phan Bội Châu ( ngồi), Cường Để (đứng)



Một số lưu học sinh trong phong trào Đông Du(1905-1909)

2. Đông Kinh Nghĩa Thục 1907 :



* Tại Bắc Kỳ có cuộc vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản

* Tháng 3-1907 Lương văn Can, Nguyễn Quyền ,Lê Đại , Vũ Hoành mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội sau đó lan rộng ra ngoại thành và nhiều tỉnh

* Mục đích : nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài,bồi dưỡng lòng yêu nước .

* Hình thức và nội dung hoạt động :

-Học phổ thông các bài : địa lý, lịch sử, khoa học thường thức .

-Diễn thuyết , bình văn , xuất bản sách báo nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước , truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới .

-Trường mở rộng ra các tỉnh, số học sinh lên tới 1.000 người .

-Tháng 11- 1907 , thực dân Pháp giải tán Đông Kinh Nghĩa Thục , tịch thu sách vở tài liệu , Lương văn Can , Hoàng Tăng Bí… bị bắt.

+ Tác động :là một tổ chức cách mạng , nâng cao lòng yêu nước ,phát triển văn hóa , giáo dục tư tưởng chống phong kiến hủ lậu ,hỗ trợ phong trào Đông Du và Duy Tân .









Sĩ phu phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

3. Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ- 1908 .

Cuộc vận động Duy Tân ( theo cái mới ) diễn ra sôi nổi tại Trung Kỳ .

Lãnh đạo là Phan Châu Trinh , Huỳnh Thúc Kháng

+ Mục đích :Vận động cải cách ( theo cái mới ) và khai dân trí

+ Hình thức và nội dung hoạt động :

-Mở trường, diễn thuyết các đề tài xã hội , tình hình thế giới .

-Đả phá hủ tục phong kiến , lạc hậu .

-Đua nhau cắt tóc ngắn , mặc áo ngắn , đả kích quan lại xấu .

-Mở mang công thương nghiệp .

-Năm 1908 do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân nên phong trào chống đi phu, chống thuế diễn ra ở Quảng Nam , Quảng ngãi rồi lan ra khắp các tỉnh Trung Kỳ .

-Thực dân Pháp đàn áp ,bắt bớ , tù đày Phan Châu Trinh , Trần Quý Cáp



4. Điểm giống nhau và khác nhau :

* Điểm giống nhau : đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản , do các sĩ phu nho học lãnh đạo .

* Điểm khác nhau :

+ Phong trào Đông Du do Duy Tân Hội chủ trương :vũ trang chống Pháp giành độc lập dân tộc .

+ Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội : bạo động ôn hòa , nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

+ Phong trào DuyTânởTrung Kỳ:vận động cải cách (theo cái mới) và khai dân trí.



II.Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918)

1 . Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến : có những thay đổi :

-Từ chỗ chuyên canh cây lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến.

-Tăng cường bắt nông dân đi lính , thu hẹp điện tích trồng lúa , đời sống nhân dân khó khăn .

- Pháp đầu tư vào công nghiệp nên công nghiệp VN khởi sắc . Giai cấp tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên .

-Nhằm cung cấp cho chiến trường Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai .

-Pháp dùng nhiều thủ đọan chính trị ,văn hóa lừa bịp để ru ngủ nhân dân ta .

-Đó là nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh từ 1914-1918



2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) . Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) .



a.Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) .

-Thái Phiên ,Trần Cao Vân ,Vua Duy Tân bí mật liên lạc với binh lính tại Huế ( để đưa sang chiến trường Châu Âu ) tiến hành khởi nghĩa .

-Đêm 3 rạng sáng 4- 5- 1916 khởi nghĩa tại Huế , nhưng kế hoạch bị bại lộ , thực dân Pháp thẳng tay đàn áp ; Thái Phiên và Trần Cao Vân bị tử hình , vua Duy Tân bị đày ở Châu Phi .

Thất bại do :lãnh đạo , tổ chức còn non kém , thời cơ chưa chín muồi , tư tưởng quân chủ lập hiến đã lạc hậu .



b. Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) .

+ Nguyên nhân khởi nghĩa : do chính sách bóc lột của Pháp , binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp đưa đi làm bia đỡ đạn nên bất bình nổi dậy

+Tù chính trị Lương Ngọc Quyến cùng với Đội Cấn khởi nghĩa đã giết chết được tên Giám binh Pháp , phá nhà lao, thả tù chính trị , chiếm các công sở và làm chủ tỉnh Thái Nguyên .

+ Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm , Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn hy sinh .

+ Thất bại do nổ ra tự phát , bị động không có chương trình hành động cụ thể .




* So sánh :Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) . Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) :

+ Giống nhau : lực lượng tham gia đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp , tù chính trị , nhân dân địa phương ; thành phần lãnh đạo là những sĩ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ .

+ Khác nhau : ở Huế có sự tham gia của Vua Duy Tân .



3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước :

- Hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên , huyện Nam Đàn, Nghệ An.

- Người lớn lên giữa lúc nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp .

- Các cuộc khởi nghĩa thất bại và không tán thành đường lối hoạt động của các cụ , Người quyết định đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước mới.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài gòn), Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Nguyễn văn Ba , làm phụ bếp cho tàu La Tut sơ Tơ rê vin, để sang Pháp.

- Người qua nhiều nước Châu Phi, châu Mỹ, châu Âu

- Người trở lại Pháp năm -1917. Người làm nhiều nghề ,trực tiếp học tập và rèn luyện ở giai cấp công nhân.

- Người tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước , viết báo , tranh thủ các buổi mít tinh để tố cáo tội ác của thực dân Pháp , và tuyên truyền cách mạng Việt nam .

- Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp , ảnh hưởng của cách mạng tháng Mưởi Nga , tư tưởng của người có những biến chuyển , hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Hoạt động của người rất đúng hướng tạo điều kiện để cách mạng Việt Nam bắt gặp chân lý cứu nước của thời đại : chủ nghĩa Mác –Lê nin.
nhớ nháy vào chữ đúng cho mình đó nhe !
 
Top Bottom