Sử 8 [Sử 8]Đề cương thi HKII

T

thinhrost1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Hãy cho biết tình hình nước ta dưới sự cai trị của triều đình Nguyễn ?
2) Đường lối ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn như thế nào?
3)Trong nửa đầu Thế kỷ XIX, tại Việt Nam có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa nông dân?
4)Vào nửa cuối thế kỷ XIX trước áp lực xâm lược của đế quốc, triều Nguyễn đối phó bằng những chính sách như thế nào?
5)Ai là ngươi đã kiên trì gửi lên triều đình Huế 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề cải cách? Năm sinh và quê quán của ông?Tại sao triều Nguyễn không chịu thực hiện những điều đổi mới của ông?
 
N

nhokdangyeu01

Câu 3

Nửa đầu thế kỉ XIX có tới 400 cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp mọi nơi. Trong số đó thời Gia Long trị vì có 90 cuộc khởi nghĩa, thời Minh Mạng có 250 cuộc, thời Thiệu Trị 50 cuộc
 
N

nhokdangyeu01

Câu 5

từ năm 1863 đến 1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như: Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ sỉ, mỡ rộng ngoại giao, cải tổ giáo duc,…
Nguyễn Trường Tộ (chữ Hán: 阮長祚, 1830 ? – 1871), còn được gọi là Thầy Lân ; là một danh sĩ, kiến trúc sư , và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19.
Ông sinh trong một gia đình theo đạo Công giáo từ nhiều đời tại làng Bùi Chu, thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Thân phụ là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.
 
W

woonopro

1) Hãy cho biết tình hình nước ta dưới sự cai trị của triều đình Nguyễn ?
Từ đầu thế kỷ thứ 19, Việt Nam là 1 quốc gia phong kiến suy yếu, khủng hoảng trầm trọng.
* Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, những chính sách của nhà nước hạn chế sự phát triển của công thương nghiệp, chính sách bế quan tỏ cảng => Lạc hậu về kinh tế
* Chính trị: Quốc phòng yếu kém, đời sống nhân dân gặp khó khăn => bạo loạn xảy ra khắp nơi. Chính sách cấm đạo và sát đạo gây bất hòa trong nhân dân. Tạo kẻ hở cho kẻ thù lợi dụng.
* Đối nội: Đàn áp các phong trào nông dân, hạn chế sự phát triển của đất nước
* Đối ngoại: Thần phục nhà Thanh, duy trì Nho Giáo, hạn chế giao tiếp với phương Tây

2. Ngoại giao
- Triều thành: Thần phục tôn sùng, quan hệ ngoại giao mềm dẽo, lệ thuộc
- Phương tây: Bế quan tỏ cảng, cấm đạo, sát đạo, bài xích đạo => Điều kiện cho tư bản Phương Tây xâm lược
3. Câu này mình không rõ lắm: Nhưng từ khi thành lập cho đến khi suy tàn thì nhà Nguyễn luôn vấp phải sự đấu tranh quyết liệt của quần chúng nhân dân từ nông dân đến các dân tộc it người. Nếu nói đến tiêu biểu thì có thể kể đến khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
4.Vào nửa cuối thế kỷ XIX trước áp lực xâm lược của đế quốc, triều Nguyễn đối phó bằng những chính sách như thế nào?
- Cấm đạo, sát đạo
- Bế quan tỏ cảng
- Hạn chế giao tiếp với bên ngoài
- Không nhận quốc thư
- Dù bị lạc hậu nhưng vẫn không có sự thay đổi trong đường lối canh tân đất nước
5. Nguyễn Trường Tộ (1828 -1871). Sinh năm 1828, ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong một gia đình theo đạo Gia tô là người gửi đã gửi 30 bản điều trần, nhầm cải cách đất nước. Song không được chấp nhận bởi những tri thức mà ông tiếp nhận quá vượt qua khuôn khổ phong kiến lỗi thời, ông không có những bằng chứng cụ thể để chứng minh và thay đổi quan niệm lạc hậu của đất nước, đồng thời triều đình vấp phải sự cản trở của 1 số hoạn quan, các điều kiện về kinh tế xã hội không cho phép. Cũng như là các chính sách đó chưa thật sự là hoàn hảo
 
L

lebalinhpa1

Mình trả lời câu 1 nha
Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, những chính sách của nhà nước hạn chế sự phát triển của công thương nghiệp, chính sách bế quan tỏ cảng
<=> Lạc hậu về kinh tế
Chính trị: Quốc phòng yếu kém, đời sống nhân dân gặp khó khăn <=> bạo loạn xảy ra khắp nơi. Chính sách cấm đạo và sát đạo gây bất hòa trong nhân dân. Tạo kẻ hở cho kẻ thù lợi dụng.
Đối nội: Đàn áp các phong trào nông dân, hạn chế sự phát triển của đất nước
Đối ngoại: Thần phục nhà Thanh, duy trì Nho Giáo, hạn chế giao tiếp với phương Tây
 
Top Bottom