Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đây là đề cương ôn tập học kì I môn Lịch Sử gồm 5 bài mà mình cho là quan trọng nhất của phần Lịch Sử Thế Giới với phần lý thuyết mình lấy từ vở của mình và phần trong khung là mình sưu tầm. Các bạn có thể góp ý, bổ sung bằng cách bình luận ở dưới.
Bài 1: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX.
I - Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật:
- Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó lan sang các nước khác như Pháp, Đức,.. đã tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động bằng máy móc đưa nên kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng.
- Thành tựu:
+ Kỹ thuật: luyện kim,...
+ Giao thông vận tải: năm 1807, tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên có thể vượt đại dương ra đời; năm 1814, chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt.
+ Nông nghiệp: những tiến bộ về kĩ thuật, phương pháp canh tác được sử dụng rộng rãi: phân bón, máy cày nhiều lưỡi,...
+ Quân sự: nhiều loại vũ khí như đại bác, ngư lôi,...
+ Thông tin liên lạc: máy điện tín ra đời.
→ Ý nghĩa: góp phần nâng cao năng suất lao động, đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng sau này, thúc đẩy nền kĩ thuật tư bản phát triển. Hạn chế: gây ô nhiễm môi trường, tạo ra các vũ khí có sức hủy diệt đối với con người.
[TBODY]
[/TBODY]II - Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội:
1, Khoa học tự nhiên:
+ Toán học: Niu-tơn, Lép-ních,...
+ Vật lý: Niu-tơn,...
+ Sinh học: Puốc-kin-giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật, Đác-uyn với thuyết tiến hóa và di truyền.
+ Hóa học: Lô-mô-nô-xốp với định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, Men-đê-lê-ép phát minh ra bảng tuần hoàn hóa học,...
2, Khoa học xã hội:
- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi- ơ-bách và Hê-ghen.
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuối của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.
- Lớn nhất là học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác & Ăng-ghen đề xướng.
[TBODY]
[/TBODY]Bài 2: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921).
I - Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917:
1, Tình hình nước Nga trước cách mạng:
- Là một nước đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga Hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu.
- Nga Hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga Hoàng.
2, Cách mạng tháng Hai năm 1917:
a) Nguyên nhân:
- Do những chính sách cai trị độc đoán của chế độ Nga Hoàng.
→ Nhân đân phải đứng lên đấu tranh.
b) Diễn biến:
- 18/2 - 23/2: bãi công biểu tình của công nhân thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua).
- 25/2: tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga Hoàng.
- 26/2: khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga Hoàng.
- 27/2: triều đình Nga Hoàng bị lật đổ.
c) Kết quả:
- Chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng bị lật đổ.
- Tuy nhiên lại có hai chính quyền song song tồn tại: Xô Viết, đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính phủ cách mạng lâm thời tư sản.
d) Ý nghĩa - tính chất:
- Cách mạng đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng. Thực hiện thành công một phần của nhiệm vụ cách mạng tư sản.
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
3, Cách mạng tháng Mười năm 1917:
- Hai chính quyền song song tồn tại, thực tế rơi vào tay chính phủ tư sản lâm thời, nên cần tiến hành một cuộc cách mạng tiếp theo.
- Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại thiết lập chính quyền hoàn toàn về tay Xô Viết.
- Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát.
- Kế hoạch chuẩn bị: đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga:
+ Ngày 7-10 (20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Những đội cận vệ được thành lập.
+ Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.
- Diễn biến:
+ Đêm 24/10 (6/11): cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng làm chủ thành phố.
+ Đêm 25/10 (7/11); cung điện mùa đông bị đánh chiếm.
- Kết quả: chính phủ cách mạng tư sản lâm thời sụp đổ hoàn toàn/
- Ý nghĩa: lật đổ chế độ Nga Hoàng của bọn tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền, thiết lập nhà nước xã hội chủ người đầu tiên trên thế giới
- Tính chất: là cuộc cách mạng vô sản.
4, Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:
- Đối với nước Nga: làm thay đổi vận mệnh đất nước. Đưa nhân dân lao động lên nắm quyền. Thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
- Đối với thế giới: ảnh hưởng to lớn đến thế giới. Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Để lại nhiều bài học quý giá cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và dân tộc bị áp bức trên thế giới.
[TBODY]
[/TBODY]Bài 3: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
I - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản thu được nhiều lợi và không mất mát gì.
- Nền kinh tế ngày càng khó khăn, nền nông nghiệp lạc hậu, giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn. Vì vậy năm 1918 cuộc “bạo động lúa gạo” bùng nổ lôi kéo 10 triệu người tham gia.
- Trận động đất lớn 7,9 độ richter tháng 9/1923 làm thủ đô Tokyo hầu như sụp đổ hoàn toàn.
- Phong trào bãi công của công nhân cũng diễn ra sôi nổi.
- Tháng 7/1922, Đảng Cộng Sản Nhật Bản thành lập.
- Năm 1927, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.
[TBODY]
[/TBODY]II - Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939:
- 1929 - 1933: rơi vào khủng hoảng.
- Hậu quả: sản lượng công nghiệp giảm 1/3. Hơn 3 triệu người thất nghiệp.
- Cách giải quyết: chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.
- Tháng 9/1931: Nhật tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc dẫn đến việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới ở vung châu Á - Thái Bình Dương.
- Trong thập niên 30, diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quan sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản.
- Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân tiến hành các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa ở Nhật.
[TBODY]
[/TBODY]Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
I - Nguyên nhân bùng nổ cchiến tranh thế giới thứ hai:
- Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm gay thêm các mâu thuẫn.
- Các nước phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là Liên Xô.
- Chủ nghĩa phát xít ra đời, chúng mưu toan phân chia lại thế giới.
- Hình thành hai khối đối địch nhau: Anh, Pháp, Mỹ đối địch với phe phát xít gồm Đức, Ý, Nhật.
- Anh, Pháp, Mỹ: thực hiện đường lối thỏa hiệp với các nước phát xít, làm cho các nước này chĩa mũi nhọn tấn công Liên Xô.
- Đức, Ý, Nhật: chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.
- Nhưng với toan tính của mình, Đức tấn công các nước châu Âu trước khi tấn công Liên Xô.
[TBODY]
[/TBODY]II - Những diễn biến chính:
1, Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943):
- Trên mặt trận Châu Âu:
+ Mở đầu, 1/9/1939: Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
+ Trong giai đoạn đầu (9/1939-6/1941), với chiến lược chiến tranh “chớp nhoáng”, Đức chiếm phần lớn châu Âu.
+ 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô.
- Trên mặt trận châu Á - Thái Bình Dương:
+ 7/12/1941: Nhật tấn công Mỹ ở Trân Châu Cảng, làm chủ Châu Á - Thái Bình Dương.
+ Liền sau đó, chiếm Đông Nam Á và một số đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.
- Trên mặt trận Bắc Phi: tháng 9/1940: Ý tấn công Ai Cập, chiến sự lan khắp thế giới.
- Tháng 1/1942: Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập do ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh.
2, Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (Từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945):
- Ngày 2/2/1943, chiến thắng Xta-lin-grát làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới thứ hai. Quyền chủ động tấn công thuộc về Liên Xô và phe Đồng minh.
- Hồng quân Liên Xô và liên quân Mỹ - Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công.
- Trên mặt trận Xô - Đức, Liên Xô quét sạch Đức ra khỏi lãnh thổ của mình vào cuối năm 1944, đồng thời giúp giải phóng các nước Đông Âu khỏi ách phát xít.
- Trên mặt trận Bắc Phi, liên quân Mĩ - Anh làm chủ Bắc Phi và mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
- Trên mặt trận Tây Âu, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch công phá Béc-lin. Rạng sáng ngày 9/5/1945, phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
- Trên mặt trận châu Á - Thái Bình Dương:
+ Liên quân Mỹ - Anh đã giáng một đòn nặng nề vào không quân và hải quân củ Nhật.
+ Ngày 8/8/1945: Hồng quân Liên Xô tấn công quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945: Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki của Nhật.
- Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
[TBODY]
[/TBODY]III - Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe phát xít.
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử và từ trước đến giờ. 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, những thiệt hại vật chất khổng lồ. Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng trận và những nước thất bại ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới. Thiệt hại gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất và bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
- Chiến tranh kết thúc làm biến đổi căn bản tình hình thế giới:
+ Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu Á.
+ Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa : phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt. Anh, Pháp suy yếu. Chỉ có Mĩ thêm lớn mạnh, trở thành một siêu cường quốc đứng đầu hệ thống này.
+ Chiến tranh đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia mới ở châu Á và châu Phi.
[TBODY]
[/TBODY]Bài 5: Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật và văn hóa nửa đầu thế kỉ XX.
I - Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX:
- Bước vào thế kỉ XX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tuc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
1, Thành tựu:
- Vật lý: sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Albert Einstein). Nhiều phát minh mới về năng lượng nguyên tử, laze, bán dẫn.
- Các lĩnh vực khác: hóa học, sinh học, khoa học Trái Đất,... đều đạt nhiều thành tựu.
- Có nhiều phát minh được sử dụng như điện tín, điện thoạt, rađa, hàng không,...
2, Tác dụng:
- Nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của con người.
3, Hạn chế:
- Những thành tựu khoa học - kĩ thuật lại được sử dụng để sản xuất vũ khí giết người hàng loạt.
[TBODY]
[/TBODY]II - Nền văn hóa Xô Viết hình thành và phát triển:
- Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga đã mở đường cho việc xây dụng wmoojt nền văn hóa mới là nền văn hóa Xô Viết.
- Cơ sở hình thành:
+ Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
+ Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Xóa bỏ nạn mù chữ, sáng tạo chữ viết cho những dân tộc trước đây chưa có chữ viết.
+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân với chế độ giáo dục bắt buộc 7 năm.
→ Nga đã trở thành một đất nước mà đa số người dân có trình độ văn hóa cao cùng một đội ngũ trí thức có năng lực sáng tạo.
- Nền khoa học - kĩ thuật chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học - kĩ thuật thế giới.
- Nền văn học nghệ thuật: đã có những cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa nhân loại.
[TBODY]
[/TBODY]
Bài 1: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX.
I - Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật:
- Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó lan sang các nước khác như Pháp, Đức,.. đã tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động bằng máy móc đưa nên kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng.
- Thành tựu:
+ Kỹ thuật: luyện kim,...
+ Giao thông vận tải: năm 1807, tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên có thể vượt đại dương ra đời; năm 1814, chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt.
+ Nông nghiệp: những tiến bộ về kĩ thuật, phương pháp canh tác được sử dụng rộng rãi: phân bón, máy cày nhiều lưỡi,...
+ Quân sự: nhiều loại vũ khí như đại bác, ngư lôi,...
+ Thông tin liên lạc: máy điện tín ra đời.
→ Ý nghĩa: góp phần nâng cao năng suất lao động, đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng sau này, thúc đẩy nền kĩ thuật tư bản phát triển. Hạn chế: gây ô nhiễm môi trường, tạo ra các vũ khí có sức hủy diệt đối với con người.
*1. Để hoàn tất chiến thắng chế độ phong kiến về kinh tế, giai cấp tư sản cần phải tiến hành cuộc cách mạng thứ hai sau cách mạng tư sản. Đó là cách mạng gì? Đó là cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, tiếp đó là cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. *2. Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước? Thế kỉ 19 là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước vì thế kỉ này mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp, nhiều vật dụng bằng sắt và kim loại khác được sử dụng rộng rãi, nhiều máy hơi nước được phát minh. Do đó thế kỉ 19 gọi là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước. |
1, Khoa học tự nhiên:
+ Toán học: Niu-tơn, Lép-ních,...
+ Vật lý: Niu-tơn,...
+ Sinh học: Puốc-kin-giơ khám phá bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật, Đác-uyn với thuyết tiến hóa và di truyền.
+ Hóa học: Lô-mô-nô-xốp với định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, Men-đê-lê-ép phát minh ra bảng tuần hoàn hóa học,...
2, Khoa học xã hội:
- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi- ơ-bách và Hê-ghen.
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuối của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.
- Lớn nhất là học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác & Ăng-ghen đề xướng.
*1. Hãy kể tên những nhà khoa học và những phát minh vĩ đại trong thế kỉ XIX mà em biết? - Toán học: + Niutơn: phép tính vi phân, tích phân. + Lô-ba-sép-xki: hình học Ơ-cơ-lít. + Lép-ních: Phép tính vi phân, tích phân. - Hóa học: + Men-đê-lê-ép: Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. - Vật lí: + Lô-mô-nô-xốp: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. + Niu-tơn: Thuyết vạn vật hấp dẫn, ba định luật Niutơn. - Sinh vật: + Đác-uyn: Thuyết tiến hóa di truyền. + Puốc-kin-giơ: Thuyết tế bào. *2. Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX. - Đã phá ý thức hệ phong kiến. - Tấn công vào nhà thờ, giải thích rõ quy luật vận động của thế giới. - Thúc đẩy xã hội phát triển. *3. Nêu tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX. - Ban-dắc: Tấn trò đời, Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê, Vỡ mộng, Trời không có mắt. - Vích-to Huy-gô: Những người khốn khổ. - Pu-skin: Thơ. *4. Vai trò của văn học, nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân. - Các tác phẩm đã vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản và lên án những tệ nạn xã hội đương thời, phản ánh khát khao về một cuộc sống tự do, hạnh phúc của những người dân lao động. |
I - Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917:
1, Tình hình nước Nga trước cách mạng:
- Là một nước đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga Hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu.
- Nga Hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
- Những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga Hoàng.
2, Cách mạng tháng Hai năm 1917:
a) Nguyên nhân:
- Do những chính sách cai trị độc đoán của chế độ Nga Hoàng.
→ Nhân đân phải đứng lên đấu tranh.
b) Diễn biến:
- 18/2 - 23/2: bãi công biểu tình của công nhân thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua).
- 25/2: tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga Hoàng.
- 26/2: khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga Hoàng.
- 27/2: triều đình Nga Hoàng bị lật đổ.
c) Kết quả:
- Chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng bị lật đổ.
- Tuy nhiên lại có hai chính quyền song song tồn tại: Xô Viết, đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính phủ cách mạng lâm thời tư sản.
d) Ý nghĩa - tính chất:
- Cách mạng đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng. Thực hiện thành công một phần của nhiệm vụ cách mạng tư sản.
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
3, Cách mạng tháng Mười năm 1917:
- Hai chính quyền song song tồn tại, thực tế rơi vào tay chính phủ tư sản lâm thời, nên cần tiến hành một cuộc cách mạng tiếp theo.
- Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại thiết lập chính quyền hoàn toàn về tay Xô Viết.
- Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát.
- Kế hoạch chuẩn bị: đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga:
+ Ngày 7-10 (20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Những đội cận vệ được thành lập.
+ Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.
- Diễn biến:
+ Đêm 24/10 (6/11): cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng làm chủ thành phố.
+ Đêm 25/10 (7/11); cung điện mùa đông bị đánh chiếm.
- Kết quả: chính phủ cách mạng tư sản lâm thời sụp đổ hoàn toàn/
- Ý nghĩa: lật đổ chế độ Nga Hoàng của bọn tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền, thiết lập nhà nước xã hội chủ người đầu tiên trên thế giới
- Tính chất: là cuộc cách mạng vô sản.
4, Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:
- Đối với nước Nga: làm thay đổi vận mệnh đất nước. Đưa nhân dân lao động lên nắm quyền. Thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
- Đối với thế giới: ảnh hưởng to lớn đến thế giới. Cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Để lại nhiều bài học quý giá cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và dân tộc bị áp bức trên thế giới.
*1. Em hãy cho biết thái độ của Nga hoàng khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nổ ra? Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, Nga hoàng đã tham gia chiến tranh và đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước : kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất,... *2. Nhận xét về tình cảnh lao động của nông dân Nga? Phương tiện canh tác của nông dân Nga còn rất lạc hậu, thô sơ, lao động thủ công là chủ yếu. Họ dùng sức kéo của mình thay trâu bò, máy móc. Phần lớn phụ nữ phải làm việc ngoài đồng thay nam giới bởi hầu hết nam giới đều ra mặt trận. *3. Em hãy giới thiệu một số nét về đế quốc Nga cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? - Cuộc cải cách nông nô năm 1861 có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản Nga phát triển nhưng kết quả còn hạn chế vì nhiều tàn dư của chế độ nông nô lạc hậu. Đầu thế kỉ XX, nước Nga trở thành một đế quốc phong kiến quân phiệt. Mâu thuẫn giai cấp trong nước đặc biệt gay gắt và phức tạp. Ngoài mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản, còn mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc tư sản với nông dân, giữa đế quốc Nga với các dân tộc thuộc địa... - Sự thất bại của Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật làm cho nền kinh tế chính trị, xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Từ tháng 11-1904, phong trào phản chiến đã nổ ra khắp nơi. Khắp nước Nga vang lên khẩu hiệu : "Đánh đổ chế độ chuyên chế!", "Đả đảo chiến tranh". *4. Cuộc tổng bãi công ở Pê-tơ-rô-grat (tháng 2 - 1919) diễn ra với lực lượng chính tham gia cuộc tổng bãi công là những ai? - Lực lượng chính tham gia cuộc tổng bãi công là công nhân, binh lính. *5. Vì sao sau khi Cách mạng tháng Hai kết thúc, Lê Nin và Đảng Bô -sê-vích lại tiếp tục làm cách mạng? - Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn lại là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền của các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản. - Cuộc cách mạng thứ hai do Lê - nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc Xô - viết. Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. *6. Cho biết địa điểm, quy mô của Cung điện Mùa Đông. Cung điện Mùa Đông là một tòa cung điện nguy nga, đã trở thành biểu tượng cho sự thống trị chuyên chế của Nga Hoàng qua nhiều đời. Đây là một công trình kiến trúc có chiều dài 200m, rộng 160m, cao 20. Hệ thống phòng thủ kiên cố và lực lượng phòng thủ dày đặc nên việc đánh chiếm Cung điện Mùa Đông rất khó khăn. *7. Vì sao Giôn Rít - nhà văn Mĩ đặt tên cuốn sách là "Mười ngày rung chuyển thế giới"? Giôn Rít đặt tên cho cuốn sách của mình là "Mười ngày rung chuyển thế giới" vì tác động của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới, làm thay đổi cục diện thế giới - chế độ mới, nhà nước mới ra đời với lãnh thổ rộng lớn chiếm diện tích 1/6 thế giới, làm cho các nước đế quốc hoảng sợ. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. *8. So sánh giữa cách mạng tháng Mười và cách mạng tháng Hai?
- Nhân dân Xô-Viết bảo vệ được thành quả cách mạng là nhờ vào sức mạnh và sự ủng hộ của toàn dân, lòng yêu nước dưới chế độ mới được phát huy mạnh mẽ, nhờ chính quyền thực hiện chính sách “cộng sản thời chiến”, nước Nga đã vượt qua khó khăn về kinh tế có đủ lương thực cho Hồng quân. Hồng quân đã chiến đấu dũng cảm, có chỉ huy quân sự tài ba,… *10. Vai trò của Lê-nin trong việc dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. - Có vai trò to lớn của một vị lãnh tụ luôn giơ cao ngọn cờ cách mạng tại Nga. - Trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng tháng 10 lịch sử. - Vận dụng và nắm bắt thời cơ chớp nhoáng tạo điều kiện để tổng khởi nghĩa thành công. - Đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. * Mở rộng: với quốc tế: vai trò của Lê-nin cùng với vai trò của quốc tế cộng sản đã chỉ đường, dẫn dắt cho các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. *11. Sưu tầm một vài câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng tháng Mười. - Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế. - Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. - Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. *12. Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất đem lại quyền lợi cho ai? Vì sao? - Hai sắc lệnh này đã đáp ứng các nguyện vọng của nhân dân Nga, vì chúng đáp ứng nguyện vọng mong muốn hòa bình, chấm dứt chiến tranh và đem lại ruộng đất cho nhân dân Nga. FORM: Nêu diễn biến cách mạng tháng Hai/tháng Mười:
|
I - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản thu được nhiều lợi và không mất mát gì.
- Nền kinh tế ngày càng khó khăn, nền nông nghiệp lạc hậu, giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn. Vì vậy năm 1918 cuộc “bạo động lúa gạo” bùng nổ lôi kéo 10 triệu người tham gia.
- Trận động đất lớn 7,9 độ richter tháng 9/1923 làm thủ đô Tokyo hầu như sụp đổ hoàn toàn.
- Phong trào bãi công của công nhân cũng diễn ra sôi nổi.
- Tháng 7/1922, Đảng Cộng Sản Nhật Bản thành lập.
- Năm 1927, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế nước này.
*1. Hậu quả của trận động đất tháng 9/1923 đối với nền kinh tế Nhật Bản nói riêng và cả nước Nhật nói chung. Trận động đất (9-1923) ở Tô-ki-ô gây ra những tổn thất nặng nề. Trận động đất đã làm cho khoảng 140.000 người chết hoặc mất tích trong những đống đổ nát. Thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn. Nhiều khu vực khác cũng bị thiệt hại nặng. Công nghiệp đóng tàu - một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Nhật Bản bị phá hủy một phần lớn, hàng tỉ đô la và tài sản bị tiêu tan. *2. Tình hình nước Nhật trong những năm 1918 - 1929 có điểm gì giống và khác so với nước Mĩ trong cùng thời gian? - Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi không bị mất mát gì nhiều, chiến tranh không lan đến nước Nhật nên có điều kiện hòa bình để phát triển. - Khác nhau: Kinh tế nước Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật. Thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động trong nước. Trong khi đó Nhật Bản chỉ phát triển trong một vài năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp chưa có sự cải thiện đáng kể, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh. |
- 1929 - 1933: rơi vào khủng hoảng.
- Hậu quả: sản lượng công nghiệp giảm 1/3. Hơn 3 triệu người thất nghiệp.
- Cách giải quyết: chủ trương quân sự hóa đất nước, phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.
- Tháng 9/1931: Nhật tấn công vùng Đông Bắc Trung Quốc dẫn đến việc hình thành lò lửa chiến tranh đầu tiên trên thế giới ở vung châu Á - Thái Bình Dương.
- Trong thập niên 30, diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quan sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản.
- Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân tiến hành các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa ở Nhật.
*1. Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản? - Ngay từ năm 1927, Thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới: khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. - Tháng 9 - 1931, Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn. *2. Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Nhật diễn ra như thế nào? Có nét gì khác so với Đức? - Ở Nhật Bản, trong thập niên 30, diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quan sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế Nhật Bản. - Ở Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ Thiên Hoàng nên quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược. Quá trình này kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX và kết thúc bằng sự thất bại của "phái sĩ quan trẻ". *3. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? - Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật. *4. Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất: - Trong vòng 5 năm đầu, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. - Nhiều công ty xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á. - Nông nghiệp chưa có gì thay đổi, đời sống nhân dân còn thấp. => Kinh tế Nhật Bản tuy có phát triển vài năm đầu chiến tranh nhưng không ổn định, bấp bênh, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ, mất cân đối. |
I - Nguyên nhân bùng nổ cchiến tranh thế giới thứ hai:
- Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm gay thêm các mâu thuẫn.
- Các nước phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là Liên Xô.
- Chủ nghĩa phát xít ra đời, chúng mưu toan phân chia lại thế giới.
- Hình thành hai khối đối địch nhau: Anh, Pháp, Mỹ đối địch với phe phát xít gồm Đức, Ý, Nhật.
- Anh, Pháp, Mỹ: thực hiện đường lối thỏa hiệp với các nước phát xít, làm cho các nước này chĩa mũi nhọn tấn công Liên Xô.
- Đức, Ý, Nhật: chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.
- Nhưng với toan tính của mình, Đức tấn công các nước châu Âu trước khi tấn công Liên Xô.
*1. Hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước? - Các nước Anh, Pháp, Mỹ đã thực hiện đường lối thỏa hiệp với Đức để nước này chĩa mũi nhọn tấn công Liên Xô. Nhưng do chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước Châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động. Vì thấy chưa đủ sức đánh ngay Liên Xô, Hít-le đã quyết định tấn công xâm lược Châu Âu trước để chuẩn bị tích lũy lực lượng và kinh nghiệm đủ mạnh để tấn công Liên Xô. *2. Tại sao Liên Xô không ngăn chặn được sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai? - Khi ấy các thế lực phát xít nổi lên mạnh mẽ ở cả Âu và Á, châu Âu bị chia rẽ giữa các nước. - Phe phát xít quyết tâm phát động chiến tranh. - Liên Xô vừa vực lên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc nội chiến, đồng thời còn đang phải ôm đồm những nghĩa vụ quốc tế vô sản. - Liên Xô đã đề nghị hợp tác với phe Đồng minh, thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít song Anh, Pháp, Mỹ lại dung dưỡng, thoả hiệp với phát xít. => Không thể ngăn chặn được. *3. Tính chất của giai đoạn 1 chiến tranh thế giới thứ hai. - Từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941, cuộc chiến tranh hoàn toàn mang tính chất đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Đó là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phát xít và đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa và thống trị thế giới. |
1, Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943):
- Trên mặt trận Châu Âu:
+ Mở đầu, 1/9/1939: Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
+ Trong giai đoạn đầu (9/1939-6/1941), với chiến lược chiến tranh “chớp nhoáng”, Đức chiếm phần lớn châu Âu.
+ 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô.
- Trên mặt trận châu Á - Thái Bình Dương:
+ 7/12/1941: Nhật tấn công Mỹ ở Trân Châu Cảng, làm chủ Châu Á - Thái Bình Dương.
+ Liền sau đó, chiếm Đông Nam Á và một số đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.
- Trên mặt trận Bắc Phi: tháng 9/1940: Ý tấn công Ai Cập, chiến sự lan khắp thế giới.
- Tháng 1/1942: Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập do ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh.
2, Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (Từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945):
- Ngày 2/2/1943, chiến thắng Xta-lin-grát làm thay đổi cục diện chiến tranh thế giới thứ hai. Quyền chủ động tấn công thuộc về Liên Xô và phe Đồng minh.
- Hồng quân Liên Xô và liên quân Mỹ - Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công.
- Trên mặt trận Xô - Đức, Liên Xô quét sạch Đức ra khỏi lãnh thổ của mình vào cuối năm 1944, đồng thời giúp giải phóng các nước Đông Âu khỏi ách phát xít.
- Trên mặt trận Bắc Phi, liên quân Mĩ - Anh làm chủ Bắc Phi và mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.
- Trên mặt trận Tây Âu, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch công phá Béc-lin. Rạng sáng ngày 9/5/1945, phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
- Trên mặt trận châu Á - Thái Bình Dương:
+ Liên quân Mỹ - Anh đã giáng một đòn nặng nề vào không quân và hải quân củ Nhật.
+ Ngày 8/8/1945: Hồng quân Liên Xô tấn công quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
- Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945: Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki của Nhật.
- Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
*1. Vì sao Đức chiếm được Ba Lan một cách nhanh chóng? - Khi Đức tấn công Ba Lan thì liên quân Anh - Pháp dàn trận dọc theo biên giới phía Tây nước Đức nhưng không tấn công Đức và cũng không có hành động quân sự nào đỡ đòn cho Ba Lan. Vì vậy, phát xít Đức đã đánh chiếm Ba Lan một cách nhanh chóng. *2. Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít? - Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít: + Cùng Mỹ và Anh đánh tan phát xít Đức và Nhật, bắt chúng phải đầu hàng. + Giúp các nước Đông Âu thoát khỏi ách phát xít. + Đảo ngược tình thế chiến tranh bằng chiến thắng Xta-lin-grát. *3. Tính chất của giai đoạn 2 chiến tranh thế giới thứ hai. - Từ tháng 6-1941, khi Đức tấn công Liên Xô và Liên Xô tham gia chiến tranh đã làm thay đổi căn bản tính chất của cuộc chiến tranh. Đó là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng của Liên Xô và các lực lượng dân chủ nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. *4. Tại sao Mĩ lại ném 2 quả bom nguyên tử vào Nhật Bản? - Bên ngoài là làm suy yếu lực lượng và tiềm lực của nước Nhật, tiêu diệt lực lượng phát xít và muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh. - Bên trong Mỹ có mưu đồ riêng là trả thù Nhật do thua ở trận Trân Châu Cảng. Mỹ lợi dụng cơ hội để thử bơm nguyên tử và đe dọa thế giới về thế độc quyền về bom nguyên tử của mình. *5. Lập niên biểu về những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
|
- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe phát xít.
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử và từ trước đến giờ. 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, những thiệt hại vật chất khổng lồ. Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng trận và những nước thất bại ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới. Thiệt hại gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất và bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
- Chiến tranh kết thúc làm biến đổi căn bản tình hình thế giới:
+ Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu Á.
+ Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa : phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt. Anh, Pháp suy yếu. Chỉ có Mĩ thêm lớn mạnh, trở thành một siêu cường quốc đứng đầu hệ thống này.
+ Chiến tranh đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia mới ở châu Á và châu Phi.
*1. Rút ra từ hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai, nêu suy nghĩ và trách nhiệm của mỗi người với chiến tranh. - Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng trận và những nước thất bại ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới. - Vì vậy, chúng ta cần phải ngăn chặn chiến tranh, làm thế nào để chiến tranh dập tắt vĩnh viễn không bao giờ xảy ra nữa. Đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại. *2. So sánh giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai.
|
I - Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX:
- Bước vào thế kỉ XX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tuc đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
1, Thành tựu:
- Vật lý: sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Albert Einstein). Nhiều phát minh mới về năng lượng nguyên tử, laze, bán dẫn.
- Các lĩnh vực khác: hóa học, sinh học, khoa học Trái Đất,... đều đạt nhiều thành tựu.
- Có nhiều phát minh được sử dụng như điện tín, điện thoạt, rađa, hàng không,...
2, Tác dụng:
- Nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của con người.
3, Hạn chế:
- Những thành tựu khoa học - kĩ thuật lại được sử dụng để sản xuất vũ khí giết người hàng loạt.
*1. Nhà khoa học A.Nô-ben nói: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó? - Việc sử dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật nhằm phục vụ cho cuộc sống con người, tuy nhiên chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện giết người hàng loạt (bom nguyên tử được chế tạo từ năng lượng được lấy từ sự phân hạch các hạt nhân Urani và Plution). Vì thế, muong muốn của nhà khoa học Nô-ben là hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất, đau thương cho nhân loại. *2. Lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh có ý nghĩa gì? Lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm Vật lí về không gian và thời gian. Có thể nói, các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn,... đều có liên quan đến lí thuyết này. *3. Trình bày những hiểu biết về nhà khoa học A. Anh-xtanh? - A.Anh-xtanh sinh ngày 14/3/1879 trong một gia đình tiểu chủ người Do Thái cư trú tại thành phố nhỏ ở Đức. Năm lên 4 tuổi, ông còn chưa nói sõi, đến trường thầy giáo đã nhận xét : "Tính tình cô độc, không thông minh, học hành lơ đãng, hay nghịch vẩn vơ". Năm 14 tuổi, ông theo gia đình sang Thụy Sĩ. Năm 17 tuổi, ông thi được vào trường Nông nghiệp - chuyên ngành Toán học và Vật lí học. - Năm 1905, A.Anh-xtanh đã làm một cuộc đột phá quan trọng về Vật lí khi ông đưa ra Thuyết tương đối hẹp. Khi đó ông 26 tuổi. Năm 1907m ông tìm ra công thức liên hệ năng lượng với khối lượng một vật, làm cơ sở cho ngành vật lí hạt nhân. Cuối năm 1915, A.Anh-xtan công bố Thuyết tương đối rộng - làm thay đổi quan điểm của học thuyết Niu-tơn cho rằng thời gian và không gian là tuyệt đối, là tĩnh tại, từ đó suy ra những định luật hấp dẫn mới và kết luận về sự cong của không gian. Đồng thời, từ đó cũng khám phá ra bí mật của nguyên tử, mở ra kỉ nguyên mới cho thuyết vật lí. - Ngoài ra, ông còn công bố các công trình nghiên cứu lí thuyết truyền thông, lí thuyết chuyển động Brao, thống kê lượng tử của các hạt có spin, sự tồn tại của các hạt ánh sáng Phô-tôn, giải thích hiện ứng quan điện,... - A.Anh-xtanh là một người giản dị, thường mặc trên người những bộ quần áo xoàng xĩnh. Đúng trên lập trường tiến bộ, chống mọi bất công, yêu chuộng hòa bình, ông đã tích cực hoạt động để thành lập 1 cơ quan quốc tế kiểm soát nguyên tử vào năm 1950. - Bí quyết thành công của ông là : A = X + Y + Z (Thành công - lao động gian khổ + phương pháp đúng đắn + bớt nói suông). Với những cống hiến của mình trong ngành Vật lí, năm 1921, ông đã được trao giải Nôben về Vật lí học. Ông mất ngày 18/4/1955. - A.Anh-xtan là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ XX. *4. Hãy cho biết chiếc máy bay đầu tiên của thế giới được chế tạo thành công khi nào và gắn với tên tuổi của ai? - Chiếc máy bay đầu tiên của thế giới được chế tạo thành công ngày 17/12/1903. Bay được 12 giây do anh em người Mĩ, O-vin và Uyn-bơ Rai chế tạo. 5. Việc chế tạo thành công máy bay có ý nghĩa gì đối với con người? - Ngày nay, máy bay là một trong những phương tiện vận chuyển nhanh và tiện lợi nhất, rút ngắn được khoảng cách giữa các nước và châu lục trên thế giới. |
- Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga đã mở đường cho việc xây dụng wmoojt nền văn hóa mới là nền văn hóa Xô Viết.
- Cơ sở hình thành:
+ Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
+ Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Xóa bỏ nạn mù chữ, sáng tạo chữ viết cho những dân tộc trước đây chưa có chữ viết.
+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân với chế độ giáo dục bắt buộc 7 năm.
→ Nga đã trở thành một đất nước mà đa số người dân có trình độ văn hóa cao cùng một đội ngũ trí thức có năng lực sáng tạo.
- Nền khoa học - kĩ thuật chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học - kĩ thuật thế giới.
- Nền văn học nghệ thuật: đã có những cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa nhân loại.
*1. Em hiểu thế nào là nền văn hóa Xô viết? - Đó là nền văn hóa mới được hình thành ở nước Nga Xô viết sau Cách mạng tháng Mười Nga. Nền văn hóa này được xây dựng trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kế thừa những tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại. *2. Thành tựu tiêu biểu của nền văn hóa Xô viết là gì? - Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hóa Xô viết là đã xóa bỏ được tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đấu tranh chống các tàn dư của chế độ cũ, phát triển văn học, nghệ thuật,.. *3. Hãy cho biết tại sao Liên Xô phải tổ chức các lớp học xóa mù chữ? - Trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Nga là một đất nước có nền kinh tế kém phát triển, nền giáo dục lạc hậu. 3/4 dân số Nga mù chữ. Trong ngôn ngữ của một số dân tộc không có động từ "học tập" - Chính vì thế, ngay sau khi cách mạng thành công, chính quyền Xô viết đã đặt ra nhiệm vụ là cần phải nhanh chóng xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí cho người lao động, Năm 1919, Chính phủ Xô viết đã ra sắc lệnh : tất cả những người không biết chữ từ 8 đến 50 tuổi đều phải học đọc và học viết tiếng mẹ đẻ hay tiếng Nga, tùy theo ý thích của mỗi người. *4. Những thành tựu nghiên cứu của C.Xi-ôn-cốp-xki về vũ trụ là gì? - Những công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của ông bắt đầu từ thế kỉ XX, bao gồm: khả năng chế tạo khí cầu kim loại điều khiển được, lí thuyết chuyển động của các thiết bị phản lực, sơ đồ tên lửa tầm xa và tên lửa cho các chuyến du hành liên hành tinh. - Năm 1903, ông đưa ra lý thuyết về khả năng mở rộng cho tàu liên hành tinh, công thức Xi-ôn-cốp-xki vẫn là để tính vận tốc tên lửa. Năm 1929, ông đề xuất lí thuyết chuyển động của các tên lửa nhiều tầng đang được sử dụng trong ngành du hành tên lửa hiện đại. Ông là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về vệ tinh nhân tạo của Trái Đất và nghiên cứu điều kiện sinh sống và làm việc của phi hành đoàn vệ tinh. *5. Nền văn hóa nghệ thuật Xô viết đạt được những thành tựu gì? Kể tên những tác phẩm văn học Xô viết mà em biết? - Các ngành văn học, thi ca, sân khấu, điện ảnh, tạo hình đều đạt được những thành tựu to lớn. Tên tuổi các nhà văn và nghệ sinh như M. Gooc- ki; M. Sô-lô-khốp, X. Bôn-đa-chúc, A.Sô-xta-cô-vích,… đã nổi tiếng khắp thế giới. Về văn học, từ năm 1928 đến 1950 đã xuất bản 102 800 đầu sách văn học với tổng số 2,5 tỉ bản. - Những tác phẩm văn học: + "Sông Đông êm đềm" của M. Sô- lô-khốp. + "Con đường đau khổ" của A. Tôn-xtôi. + "Thép đã tôi thế đấy" của N. Ô-xtrốp-xki. + "Đất vỡ hoang" của M. Sô-lô-khốp. + “Bài ca sư phạm” của A. Ma-ca-ren-cô. *6. Trách nhiệm của bản thân em đối với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật nước nhà hiện nay? - Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học - kĩ thuật đối với cuộc sống. - Ra sức học tập, rèn luyện, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Tham gia tuyên truyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ hòa bình. - Tích cực tham gia các hoạt động về khoa học - kĩ thuật, rèn luyện tính sáng tạo của bản thân. - Không dùng các phát minh để gây hại cho xã hội. |