Sử 8 [Sử 8]Đề cương ôn tập HKI sử 8

B

bobonguyen2k1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK1 SỬ
1. so sánh những nội dung chủ yếu của chiến tranh TG thứ nhất và chiến tranh TG thứ 2
2. Trình bày ngắn gọn cuộc khởi nghĩa Xi-pay ( 1857-1859 )
3. Nêu nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của CM Nga 1905-1907
4. Vì sao nước Nga năm 1917 có 2 cuộc CM
5. Trình bày các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực đông nam á cuối TK19 - đầu TK20
6. Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-đơ-ven
7. Kể tên những phong trào đấu tranh ở các nước Châu á. Trình bày phong trào độc lập dân tộc ở đông nam á ( 1918-1939 )

GẤP LẮM RÙI NHA!!!!!!!!!
cabua266: Chú ý tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
C

cabua266

Câu 2:

Do chính sách cai trị tàn bạo của anh và sự phân biệt đối sử gi~ưa ngư`ơi Anh và ngư`ơi Ấn Độ dẫn đến cụa khởi nghĩa Xi-Pay . Năm 1857 khởi nghĩa nổ ra ở Miền Bắc , lan rộng xuống Miền Trung . Nhưng rồi khởi nghĩa cũng thất bại vào năm 1859 do bị đế quốc Anh đàn áp dã man. Cuộc khởi nghĩa nghĩa đã nên ca tinh thần anh dũng chống quân xâm lươđc của binh lính Ấn Độ
 
C

cabua266

Câu 4:

Đó chính là do kinh tế nước Nga suy sụp , chính trị - xã hội ở Nga lú đó thì phong trào chống Nga Hoàng diễn ra mãnh liệt và đời sống nhân dân khó khăn. Còn quân đội Nga thì thiếu vũ khí lương thực , thua trận ----> Cách mạng bùng nổ . Sau khi lật đổ Nga Hoàng thì giai cấp tư sản lại cướp công giai cấp vô sản để lập ra chính phủ lâm thời . Còn giai cấp vô sản và binh lính lập thành chính quyền Xô viết----> Cách mạng thứ 2 bùng nổ
 
Last edited by a moderator:
P

pro3182001

6

+ Dưa ra các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp,phục hồi sự phát triển về nền kinh tế tài chính.
+ban hành các đạo luật nhằm phục hưng công-nông nghiệp với sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước
 
M

manh550

4.
Cuộc cách mạng lần thứ nhất vào tháng 2/1917 nhằm lật đổ chế độ PK Nga Hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Cuộc cách mạng này do Lênin và Đảng Bôsêvich lãnh đạo, lực lượng chủ yếu là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cuộc cách mạng này mang tính chất là cách mạng DCTS kiểu mới.
Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền // tồn tại ở nước Nga: Một là chính quyền Xô viết của Công - Nông, và 2 là chínhphủ lâm thời Tư sản(chính phủ của giai cấp bóc lột), vì vậy, Lênin và Đảng Bôsêvich đặt ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời Tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay Vô sản. Vì vậy cuộc cách mạng lần thứ 2 bùng nổ vào tháng Mười năm 1917 và đó là cuộc cách mạng XHCN.
 
G

giangok12

Câu 3:
*Nguyên nhân:
-Nước Nga đầu thế kỉ XX lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
-Mâu thuẫn xã hội và dân tộc ngày càng phức tạp.
*Diễn biến:
-Trong những năm 1905-1907, Cách mạng Nga bùng nổ quyết liệt.
-Ngày chủ nhật 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua biểu tình vũ trang, tấn công vào cung điện Mùa Đông (Ngày chủ nhật đẫm máu).
-05/1905, nông dân đấu tranh chống địa chủ.
-06/1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.
-Đỉnh cao của cuộc chiến tranh là khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ-va (12/1905).
-Phong trào cách mạng Nga kéo dài đến năm 1907 mới chấm dứt.
*Kết quả và ý nghĩa:
-Tuy thất bại nhưng giáng một đòn mãnh liệt vào chế độc Nga hoàng.
-Cổ vũ cho phong trào đấu tranh ở các nước.
-Kiên quyết chống tư bản và phong kiến.
 
Last edited by a moderator:
G

giangok12

Câu 7:
*Các phong trào ở châu Á:
-Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc.
-Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ.
-Những cuộc bãi công của công dân và khởi nghĩa của nông dân ở Ấn Độ.
-Chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì.
-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
*Phong trào độc lập ở Đông Nam Á:
-Ở Đông Dương: phong trào độc lập diễn ra sôi nổi, liên tục, thu hút các tầng lớp tham gia, dưới nhiều hình thức phong phú.
-Tại khu vực hải đảo, đã diễn ra nhiều phong trào, lôi cuốn hàng triệu người tham gia: tiêu biểu ở In-đô-nê-xi-a (1926-1927) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
-Từ những năm 1940, phát xít Nhật đánh chiếm Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân đã tập trung vào phát xít Nhật.
 
Last edited by a moderator:
G

giangok12

Câu 5:
*Nguyên nhân:
- Do chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đối với các nước Đông Nam Á: vơ vét, đàn áp, chia để trị.
*Diễn biến:
+ In-đô-nê-xi-a: Nhiều tổ chức tri thức yêu nước tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập, truyền bá chủ nghĩa Mác và chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
+ Phi-lip-pin: Cuộc cách mạng 1896-1898 do giai cấp tư sản lãnh đạo chống Tây Ban Nha giành thắng lợi, nước Cộng hòa Phi-lip-pin thành lập, sau đó đế quốc Mĩ thôn tính.
+ Ở Đông Dương:
- Cam-pu-chia: Khởi nghĩa do A-cha Xoa ở Ta-keo (1863-1866).
- Lào: Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét (1901) và khởi nghĩa ở Cao nguyên Bô-lô-ven.
- Việt Nam: Phong trào Cần vương, phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913).
 
Top Bottom