Sử 8 [sử 8]đề cương môn lịch sử

T

thanhnga7py

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.vì sao nói cuộc nói cuộc cách mạng Pháp 1789 là cuộc đại cách mạng tư sản?
2.em hãy so sánh điểm giống nhau(về mục đích) và khác nhau(về hình thức) của các cuộc cách mạng tư sản?
3.cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) và những hiệu quả của nó?biện pháp khắc phục của các nước tư sản?
4.vì sao PTDLDT ở châu Á phát triển mạnh?đặc điểm của phomh trào sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
5.vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có 2 cuộc cách mạng?ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng 10.
6trình bày và kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi.giải thích?
giúp mình nha.thứ 7 mình thi rồi
 
Last edited by a moderator:
H

hocgioi2013

1. lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩ tư bản phát triển
2.vùng lên mạnh mẽ
mục đích đánh đuổi thực dân, đế quốc dành độc lập dân tộc
5.
vì chiến tranh thứ nhất chưa giải quyết nên tiếp tục làm cách mạng để giải quyết tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại
Cách mạng tháng 10 nga là cuộc cách mang vô sản
6.
Kết quả : thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
trở thành nước tư bản công nghệp phát triển
 
S

sieutrom1412

Câu 3:
* Hiệu quả:
- Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân thật là khốn khổ.
Thứ nhất là nạn thất nghiệp. Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang. Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp. Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.
- Thứ hai là tiền lương bị giảm xuống rất nhiều. Ở Mĩ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 % . Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40% . Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản. Do đó đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực. Năm 1931, riêng thành phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.
Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Nó làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy yếu.
*Biện pháp:
Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản.
Ở Mỹ. ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.
Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội.
Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.
Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp.
Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.
Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
 
S

sieutrom1412

Câu 4:
-Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh mẽ là do những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc phải chịu nhiều đau khổ bởi chính sách khai thác thuộc địa của thực dân. Đặc biệt phong trào chịu tác động và ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng tháng Mười Nga - đã chỉ ra con đường đấu tranh giành độc lập là con đường cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo.


-Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào lên cao, lan rộng khắp các nước, giai cấp vô sản bắt đầu tham gia lãnh đạo cách mạng, trong khi đó phong trào dân chủ tư sản cũng tiếp tục phát triển, tuy vậy các phong trào cuối cùng đều thất bại. Từ năm 1940, phong trào chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.
 
Top Bottom