Sử 8 [Sử 8] Câu hỏi liên quan việc Pháp xâm lược Việt Nam

B

baobinhlovezoi

Last edited by a moderator:
N

nhokdangyeu01

Câu 1

• Về Phía Triều Đình:
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đúng vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn. Nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt nên không còn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của tư bản phương Tây. Vì vậy mà nhà Nguyễn sớm có tư tưởng chủ hòa, sợ giặc. cuối cùng dẫn đến thiếu quyết đoán, chỉ đạo đường lối sai lầm.
Xuất phát từ nhận thức khác nhau, một bộ phận vua quan triều đình có cái nhìn thiển cận: nhận định sai lầm về âm mưu của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nên có tư tưởng nghị hòa. Bên cạnh đó, cũng có một số quan lại nhận thức rất rõ về dã tâm của Pháp nên đã kiên quyết chống giặc đến cùng.
Triều đình nhà Nguyễn không thống nhật được quan điểm nên đã ảnh hưởng đến vấn đề thời cơ.( trong quá trình chống Pháp, ta có rất nhiều cơ hội mà hoàn toàn nắm bắt được để tiêu diệt kẻ thù nhưng triều đình Huế đã không làm được điều này.)
Khi đối mặt với kẻ thù triều đình luôn do dự, không có đường lối kháng chiến rõ rang nên cuối cùng đầu hàng giặc từng bước. Vì thế, nhà Nguyễn không thể phát động một cuộc kháng chiến toàn diện, bỏ qua nhiều cơ hội đánh thắng kẻ thù.
Trước sự tấn công của thực dân Pháp, triều đình đã có sự phân hóa:
Phái chủ chiến Phái chủ hòa
Tích cực Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Trước tình thế Pháp ráo riết xâm lược, họ nhận thấy nếu đối mặt ta sẻ thất bại. Đề ra chính sách cải cách mở cửa.
Tiêu cực Không nhận thấy rõ sức mạnh của Pháp. Có một bộ phận không nhận thức được vai trò sức mạnh của mình. Thấy Pháp mạnh thì muốn hòa => chủ hòa trên sách lược.
Trong khi phong trào chống Pháp của quần chúng nhân dân lên cao, phái chủ hòa( đang chiếm ưu thế trong triều đình) lại đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân.=> không phát huy được sức mạnh toàn dân về sau.
Trong khi phái chủ chiến kiên quyết chống giặc thì phái chủ hòa nhiều lần phá hoại, gây khó khăn cho hoạt động của phái chủ chiến.
Về Phía Nhân Dân:
Dân tộc ta sớm có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm nên cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự phản bội của triều đình đã vấp phải những phản ứng quyết liệt của nhân dân. Phe chủ chiến đã tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân mà gây áp lực với Pháp, cản trở phe chủ hòa cấu kết với Pháp.
Thái độ của nhân dân từ khi Pháp nổ súng xâm lược đến khi Pháp mở rộng chiếm đóng đều luôn thống nhất, trước sau như một, cả nước sôi sục phong trào đánh Pháp. Trong lúc triều đình Huế hoang mang dao động kí hàng ước thì phong trào đấu tranh của quần chung vẫn diển ra sôi nổi. Trong năm 1862, phong trào chống Pháp dâng cao hầu hết ở các nơi, nhất là ở các tỉnh Định Tường, Gia Định. Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương Định, Đỗ Trình Thoại, Phạm Văn Đạt,…..
 
N

nhokdangyeu01

Câu 2

-Giáp Tuất:
Sau khi ký hoà ước Nhâm Tuất 1862, Pháp chiếm đóng và cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và quyết định xâm chiếm và lấy nốt 3 tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ, đến năm 1867 họ đã lấy nốt thành công 3 tỉnh còn lại sau khi Kinh lược sứ Phan Thanh Giản biết không chống đỡ nổi đã quyết định giao các thành cho Pháp

Sau khi củng cố Nam Kỳ, nhân sự rối ren ở Bắc Kỳ, Pháp đã quyết định từng bước tiến ra với mục đích chiếm lấy Bắc Kỳ, để mục đích được thuận lợi, Pháp ra những yêu sách rất ngang ngược đến triều đình Huế về các quyền lợi ở Bắc Kỳ, không được triều đình Huế chấp nhận, Pháp đã đưa quân ra và chiếm lần lượt các thành Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương

Tình hình diễn ra ở Bắc Kỳ cũng như sự chiếm đóng các tỉnh Tây Nam Kỳ dẫn tới vi phạm vào bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký, và dẫn tới việc Pháp thay thế hiệp ước mới bằng bản Hoà ước Giáp Tuất 1874 có lợi hơn cho Pháp

-Nhâm Tuất:
Theo sử liệu thì nguyên nhân chính khiến triều đình Tự Đức phải ký kết hiệp ước là vì lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất là của: Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà trong Nam Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long

Sau khi so sánh hai mối nguy, triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân, để có thể đưa đại quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang huy hiếp ngai vàng của dòng họ Nguyễn
 
Top Bottom