Sử 6 [ Sư 6]Việt Nam từ thời nguyên thủ đến thế kỉ X

dung1byt@gmail.com

Học sinh
Thành viên
24 Tháng một 2015
39
5
46
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nước âu lạc từ thế kỉ 2 TCN dến thế kỉ 1 có gì thay đổi?
2. Nêu nguyên nhan, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa hai bà trưng
3, hai bà trưng đã làm gì sau khi danh được độc lập
4. Cuộc kháng chieens chống xâm lược hán(42-43) đã diễn ra như thế nào?
NHỚ VIẾT TÓM TẮT THÔI NHA
 

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,718
4,776
506
Hà Nội
THCS Quang Minh
Câu 1 :
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.
Nguồn :loigiaihay
Câu 2 :
Nguyên nhân: ách đô hộ thống trị tàn bạo của nhà Hán -> Trả nợ cho nước và thù cho nhà
Diễn biến của khởi nghĩa : Mùa xuân năm 40 , Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây cũ)
Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Lịm , tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu -> Chiến thắng hoàn toàn
Kết quả : được sự ủng hộ của các hào kiệt và binh sĩ ở các nơi , có sự lãnh đạo thông minh .
Câu 3 :
+ Trưng trắc được làm vua , hiệu là Trưng Vương đóng đô ở Mê Linh
+ Lập lại chính quyền phong chức người có công
+ Xóa thuế cho dân 2 năm
+ Bãi bỏ chính sách của Nhà Hán
Câu 4 : Bạn tự làm nhé , mình đang gần học trực tuyến . @Kino-Kun
giúp mình câu 4 nhé
 

Minh Chiến ^_^

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng hai 2019
229
325
66
16
Hải Dương
Trường Tiểu học Thanh Xuân
1. Nước âu lạc từ thế kỉ 2 TCN dến thế kỉ 1 có gì thay đổi?
2. Nêu nguyên nhan, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa hai bà trưng
3, hai bà trưng đã làm gì sau khi danh được độc lập
4. Cuộc kháng chieens chống xâm lược hán(42-43) đã diễn ra như thế nào?
NHỚ VIẾT TÓM TẮT THÔI NHA
Câu 1
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao
Câu 2
a﴿ Nguyên nhân: ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
b﴿ Diễn biến: ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải ( Quảng Đông, Trung Quốc ), quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c﴿ Kết quả: ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
Câu 3
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán
Câu 4
Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.
- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Châu theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.
- Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.
- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.
 
Top Bottom