Sử 11 sử 11

chengtom0110

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng chín 2021
17
15
6

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã gây ra những hậu quả gì?
2. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới?
Mọi người giúp em với
Câu 1: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
+ Tàn phá nặng nề đến nền kinh tế củacác nước tư bản chủ nghĩa.
+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn, chênh vênh, đói khổ.
- Về chính trị - xã hội: gây nên những bất ổn về chính trị, xã hội. Những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
- Về đối ngoại - Ngoại giao
+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập:
Mĩ, Anh, Pháp <=> Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
+ Diễn ra cuộc chạy đua vũ trang ráo riết,
=> Tính hiệu của một cuộc chiến tranh thế giới mới sắp xảy ra
Bạn tham khảo bài làm của mình. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với mình để nhận hỗ trợ.
Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 

iwasyourfriend

Học sinh gương mẫu
Thành viên
2 Tháng mười 2021
788
2,751
301
...
Long An
2. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới?
Trả lời:
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế nguy hiểm này, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.
*Các nước Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành những cải cách về mặt kinh tế-xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất trong nước.
*Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không hoặc có ít thuộc địa, thiếu thốn về nguyên liệu, thị trường nên đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để khắc phục tình trạng trong nước.
-Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp hơn. Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp (sau này là Khối Đồng Minh) với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và (Sau này là phe Trục) trong cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ hình thành của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Chị @Huỳnh Thị Bích Tuyền xem lại bài của em ạ.
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
2. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới?
Trả lời:
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế nguy hiểm này, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.
*Các nước Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành những cải cách về mặt kinh tế-xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất trong nước.
*Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không hoặc có ít thuộc địa, thiếu thốn về nguyên liệu, thị trường nên đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để khắc phục tình trạng trong nước.
-Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp hơn. Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp (sau này là Khối Đồng Minh) với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và (Sau này là phe Trục) trong cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ hình thành của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Chị @Huỳnh Thị Bích Tuyền xem lại bài của em ạ.
Bài của e nằm ở mức tương đối, khá tốt rồi nè, nếu câu hỏi này ở dạng lớp không chọn là quá đỉnh, chị sẽ bổ sung thêm một số ý để bài được hoàn chỉnh hơn nè
Một là : Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
+ Hai là: Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.
=> Nhưng trật tự Oa - Sinh Tơn là một trật tự mong manh, dễ vỡ không công bằng=> dẫn đến một cuộc chiến tranh mới
@chengtom0110 bạn xem cả hai câu trả lời của @sannhi14112009 + @Huỳnh Thị Bích Tuyền nhá
 
Last edited:
  • Like
Reactions: iwasyourfriend
Top Bottom