Sử 11 [Sử 11] Nhật Bản - Ấn Độ

Yuuta Akayami

Học sinh
Thành viên
22 Tháng sáu 2017
18
3
21
TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Lĩnh vực nào được đặc biệt coi trọng trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868? Vì sao?
2. Hãy trình bày theo lược đồ quá trình bành trướng của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX https://imgur.com/a/8aBog
3. Những điểm nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
4. Lược đồ sau nói về sự kiện nào diễn ra cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ? Hãy nêu những hiểu biết của em về sự kiện này?
https://imgur.com/a/pcY8V
5. Hãy trình bày sự thành lập và phân hóa của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ.
6. Hãy đọc đoạn trích sau: " Viên Thế Khải từ lâu đã có âm mưu nắm quyền .... dùng cách mạng để dọa nạt nhà Thanh và dùng quân sự trong tay để uy hiếp cách mạng. ... Vua Thanh buộc phải thoái vị. Viên Thế Khải điện cho Tôn Trung Sơn biết công lao của ông, có ý thúc ép Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống lâm thời". Hãy cho biết tên và thời gian diễn ra cách mạng trên. Trình bày những hiểu biết của em về cuộc cách mạng đó.
7. Trình bày nội dung cơ bản, tính chất, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868
8. Chính sách cai trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ là gì? Hậu quả của những chính sách đó?
9. Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc là gì? Tính chất ý nghĩa của cuộc cách mạng. Vì sao cuộc cách mạng này thất bại?
10. Trình bày sự thành lập của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ. Vai trò của Đảng Quốc đại đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
 
  • Like
Reactions: Trứng muối

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,676
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
1. Lĩnh vực nào được đặc biệt coi trọng trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868? Vì sao?
Lĩnh vực được đặc biệt coi trọng trong cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật năm 1868 là lĩnh vực giáo dục. Vì:
  • Giáo dục được coi là chìa khóa để nâng cao dân trí, bồi dưỡng lòng yêu nước, mở đường cho con người Nhật nắm bắt được tri thức tiên tiến, hội nhập vào thế giới tư bản chủ nghĩa.
  • Nhật là một quốc gia nông nghiệp, nền kinh tế - văn hóa - xã hội đều lạc hậu so với các nước Âu Mĩ, từ sự nắm bắt tri thức tiên tiến sẽ đưa Nhật từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước tư bản hùng mạnh ở Châu Á
Những điểm nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
  • hình thành các công ti độc quyền
  • thực hiện chính sách xâm lược, bành trướng thuộc địa: chiến tranh Đài Loan (1874), chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)
  • duy trì quyền sở hữu ruộng đất và bần cùng hóa nhân dân lao động
7. Trình bày nội dung cơ bản, tính chất, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868
Nội dung cơ bản:
  • Về chính trị: Tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban hành hiến pháp mới (1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
  • Về kinh tế: thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng....
  • Về quân sự: quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược....
  • Về văn hóa giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, cử học sinh đi du học nước ngoài, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật vào giảng dạy.
Tính chất: là 1 cuộc cách mạng tư sản không triệt để
Ý nghĩa:
  • tạo nên những biến đổi xã hộ sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng.
  • mở đường cho Nhật trở thành 1 nước tư bản chủ nghĩa, bảo vệ được độc lập dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi số phận 1 nước thuộc địa, sau đó vươn lên trở thành 1 đế quốc hùng mạnh ở Châu Á
8. Chính sách cai trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ là gì? Hậu quả của những chính sách đó?
Kinh tế:
    • mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công
    • Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng bậc nhất của Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nhiên liệu cho chính quốc.
  • Chính trị, xã hội:
    • Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ. Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ.
    • Thực hiện chia để trị, khơi sâu thù hằn dân tộc, tôn giáo, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ...
  • Văn hóa, giáo dục: thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu...
  • hậu quả:
    • Ách thống trị của thực dân Anh đưa đến tình trạng bần cùng của nhân dân Ấn Độ. Thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
    • Sự xâm lược của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ => mâu thuẫn dân tộc gay gắt. Chính vì vậy phong trào giải phóng dân tộc, chống thực dân Anh bùng nổ.
9. Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc là gì? Tính chất ý nghĩa của cuộc cách mạng. Vì sao cuộc cách mạng này thất bại?
Nguyên nhân:
  • Do mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với thực dân, phong kiến
  • 9/5/1911, chính quyền mãn Thanh ra sắc lệnh "quốc hữu hóa đường sắt" => gây nên làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân => phong trào giữ đường bùng nổ, có tác dụng châm ngòi cho 1 cuộc cách mạng => nhân cơ hội đó, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa.
Tính chất: là 1 cuộc cách mạng tư sản không triệt để
Ý nghĩa:
  • Lật đổ triều Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
  • cách mạng có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc của một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam
10. Trình bày sự thành lập của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ. Vai trò của Đảng Quốc đại đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
5. Hãy trình bày sự thành lập và phân hóa của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ.
Hai câu này mình gộp thành 1 nhé

Sự thành lập:
  • Dưới tác động của chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Anh đã gây nên những chuyển biến lớn trong xã hội Ấn Độ. Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp tri thức đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Tư sản Ấn độ muốn được tự do phát triển kinh tế, tham gia vào chính quyền nhưng bị thực dân Anh kìm hãm bằng mọi cách.
  • Cuối 1885, Đảng quốc đại được thành lập.
Phân hóa:
  • Trong 20 năm đầu (1885 - 1905):
    • đảng chủ trương dùng phương pháp ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách và phản đối phong trào đấu tranh bằng bạo lực
    • Họ chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia hội đồng tự trị, giúp họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện 1 số cải cách về giáo dục...
  • Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của 1 số lãnh đạo trong Đảng quốc đại và chính sách hai mặt của Anh, trong nội bộ Đảng đã hình thành 1 phái dân chủ cấp tiến do Tilac đứng đầu, còn được gọi là phái "cực đoan"
Vai trò:
  • Chủ trương của phái cấp tiến đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân, phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc. => khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân => góp phần đưa phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đạt đến đỉnh cao như: phong trào chống đạo luật chia đôi xứ Began (1905) và phong trào đấu tranh đòi tự do cho Ti Lắc (6/1908)....
 
Top Bottom