Sử [Sử 11]các nước phát xít Đức Italia Nhật giống và khác nhau

L

lethuysnow

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Điểm giống nhau:

_Cả 3 nước này đều có những đặc điểm về kinh tế và bản chất và quan hệ quốc tế:

+nghèo tài nguyên, ít thuộc địa thị ,trường tiêu thụ hẹp.
+về bản chất đều thục hiện nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sovanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản chủ nghĩa của tư bản tài chính.
+đều bất mãn với hệ thống vec-xai oa-sinh-tơn, muốn dùng vũ lực chia lại thế giới.
Điểm khác nhau:
Chủ nghĩa phát xít ở Đức Italia Nhật khác nhau ở quá trình xác lập và tiềm lực.
_quá trình xác lập:


  • ĐỨC: chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ chuyên chế phát xít (quá trình phát xít hóa nhanh chóng). tiềm lực lớn.
  • Italia: thay thế nền dân chủ đại nghị bằng chế độ phát xít. tiềm lực hạn chế.
  • Nhật: chế độ chuyên chế của thiên hoàng dựa trên nền tảng chủ nghĩa quân phiệt. quá trình diễn ra trong nội bộ chính sách của nhà nước (quá trình phát xít hóa diễn ra chậm kéo dài.) tiềm lục khá mạnh
 
M

megatrons

Đức thì muốn phục thù. Ý thì muốn lập lại La mã còn Nhật thì muốn độc chiếm châu á
 
T

taianhpro000

để tả lời câu hỏi này mình xin đưa ra 1 số ý giúp bạn như sau:
- Đức Ý và Nhật Bản đều là các nước đế quốc trẻ ít thuộc địa
- Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất là nước bại trận, phải bồi thường chiến phí nặng nề, mất gần 1/8 đất đai, 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt, 1/3 mỏ than.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa vào những năm 1929 - 1933 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế trong thế giới tư bản
- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị. Giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức Y và Nhật đã lao vào phát xít hóa bộ máy nhà nước và cho rằng đây sẽ con đường tốt nhất để giúp các nước này thoát khỏi khủng hoảng
- Đức vẫn còn cay cú sau khi bại trận tại thế chiến 1, và phải chịu bồi thường chiến tranh quá cao.
- Các nước đế quốc khác như Mỹ, Anh, Pháp vẫn có ý nuôi dưỡng Đức, nhằm khống chế Liên Xô - một nước XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1917.
 
I

ilovemydeciedsti

cho mình hỏi tại sao các nước tư bản lại có hai cách khác nhau để chống lại khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 ?
 
T

taianhpro000

cho mình hỏi tại sao các nước tư bản lại có hai cách khác nhau để chống lại khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 ?

bạn nên nêu 1 số hậu quả mà cuộc khủng hoảng đem lại nên dẫn tới :
• Đối với các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mĩ thì tìm cách đưa hàng sang các nước thuộc địa hoặc rút vốn đầu tư ở các thuộc địa.
• Đối với các nước có ít thuộc địa như Đức, Nhật thì tìm cách phát xít hóa bộ máy chính quyền, tăng cường chạy đua vũ trang gây lại Chiến tranh thế giới (ở Đức năm 1933, Hít-le lên cầm quyền thiết lập chế độ phát xít. Ở Nhật năm 1936 chính quyền phát xít cũng được thiết lập). Sự ra đời của trục phát xít Ber-lin - Rôma-Tôkyô đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt làm bùng nổ nguy cơ của cuộc đại chiến thế giới thứ hai
 
H

hstp_c3

tuy vao thuc trang moi nuoc thi co nhung cach giai quyet khac nhau. deu la cac nuoc tu ban nhung thuoc dia cua moi nuoc la khac nhau....
 

Phat33141

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng mười một 2018
1
0
1
19
Bình Dương
Thcs Bình Chuẩn
So sánh điểm giống giữa Nhật và Đức trong con đường thoát khỏi khủng hoảng
 
Top Bottom