) Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Châu Á, Châu Phi, Mĩ La-tinh cuối TK 19, đầu TK 20 là gì? Các nước này đã làm gì trước thách thức lich sử? Khi chế độ tư bản chủ nghĩa phương tây ngày càng phát triển thì nhu cầu thiết yếu về thị trường, nguyên liệu, lao động... tăng cao, Châu Á, châu Phi, Mĩ latinh trở thành món mồi béo bở để các nước Tư Bản tranh nhau xâu xé, trước tình thế lịch sử, các nước Á, phi, Mĩ Latinh bắt buộc phải tiến hành các cuộc cách mạng để thoát khỏi số phận 1 nước thuộc địa ( còn nhưng nước chưa bị làm thuộc địa, còn chế độ phong kiến phải tiến hành cách mạng tư sản lật độ chế độ phong kiến, phát triển hướng sản xuất mới để thoát khỏi số phận bị các nước phuơung tây xâm lược )
2) Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở NB, cuộc cải cách cách của Ra-ma V ở Xiêm và cuộc duy tân (1898) ở TQ có gì giống và khác nhau. Từ đó có thể rút ra kinh nghiệm
Giống:
1. Hoàn cảnh: tiến hành trong bối cảnh áp lực của chủ nghĩa phương Tây đang đè nặng lên toàn bộ khu vực châu Á
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bọn thực dân phương Tây đua nhau đi xâm chiếm thuộc địa ở các châu lục Á, Phi, Mĩ- Latinh. Trong đó châu Á là vùng đất giàu có dồi dào về tài nguyên , nhân lực là một trung tâm tiến hành cuộc xâm lược của chúng. Thực dân phương Tây đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình tới tất các quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản, Xiêm và Trung Quốc.
Bối cảnh trên đặt các quốc gia châu Á nói chung và Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc nói riêng đứng trước nguy cơ mất độc lập nghiêm trọng. Đứng trước áp lực nặng nề của chủ nghĩa thực dân phương Tây, cả Nhật Bản, Xiêm, Trung Quốc đều phải ký kết các hiệp ước với những điều khoản bất bình đẳng gây thiệt hại cho quốc gia, xâm phạm nghiêm trong đến lợi ích dân tộc. Xét về thời gian, các hiệp ước này đều được ký kết trong cùng một thời điểm – nửa sau thế kỷ XIX. Ở Trung Quốc triều đình Mãn Thanh phải ký hiệp ước Nam Kinh(1842) với Anh; Nhật Bản ký hiệp ước Mỹ- Nhật (1858),Nhật – Anh(1858); Xiêm ký hiệp ước Xiêm- Anh(1855), Xiêm – Pháp(1856)…Nhìn chung các hiệp ước này đều đề cập tới một số nội dung như: mở cảng biển, ưu đãi cho nước ngoài buôn bán, truyền đạo…
Các hiệp ước này đưa các nước trên bước vào hệ thống quan hệ quốc tế không phải với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà đã lệ thuộc ở những mức độ khác nhau vào thực dân phương Tây
2 . khác nhau
Với Xiêm và Trung Quốc chịu áp lực nặng nề của chủ nghĩa thực dân phương Tây, nhất là vào cuối thế kỷ XIX dường như đã không các nước này có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tiến hành đổi mới canh tân đất nước để bảo vệ nền độc lập quốc gia. Như vậy cuộc cải cách ở Xiêm và Trung Quốc là sự phản ứng của các quốc gia này trước áp lực và tác động từ các nước tư bản Âu-Mỹ,yếu tố khách quan đóng vai trò quan trọng đưa đến yêu cầu cấp thiết phải tiến hành cải cách.
Trong khi đó ở Nhật Bản cũng chịu nhiều áp lực từ các nước phương Tây, nhưng có thể thấy cuộc cải cách Minh trị diễn ra trước hết là do những đòi hỏi bức thiết của tình hình kinh tế, chính trị nội tại trong xã hội Nhật Bản.
Nếu bối cảnh quốc tế tạo một áp lực mạnh mẽ đưa đến những dự định cải cách ở Nhật Bản, Xiêm và Trung Quốc thì những yếu tố nội lực, cụ thể là những tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước đã quyết định sự thành –bại của các cuộc cải cách này.
Xét về tiền đề trong nước
Duy tân đất nước phải do yêu cầu lịch sử từ nội tại mỗi quốc gia. Để tiến hành công cuộc duy tân phải có điều kiện chủ quan đó chính là sự hội tụ những tiền đề về kinh tê- xã hội và tư tưởng. Sự thành bại của các cuộc duy tân, cải cách bị chi phối mạng tính quyết định ở sự hội tụ đầy đủ hay không những tiền đề đó.
*kinh tế:
ở Nhật Bản:Chủ nghĩa tư bản xâm nhập mạnh mẽ vào nông nghiệp ở tất cả các vùng nông thôn làm phá vỡ thế độc quyền chiếm hữu đất đai của quý tộc, những quan hệ hang hóa tiền tệ được hình thành.Vào thế kỷ XVIII – XIX công thương nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, làm xuất hiện nhiều thành phố lớn, các trung tâm buôn bán sầm uất, hoạt động thương mại giao dịch trao đổi giữa các vùng thường xuyên diễn ra. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng mâu thuẫn sâu sắc với các chính sách phong kiến kìm hãm của chính quyền Mạc phủ.
Có thể thấy rằng ở Nhật Bản đã có đầy đủ những tiền đề về kinh tế để tiến hành duy tân đất nước.
ở Xiêm: đến nửa đầu thế kỷ XIX xuất hiện những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhiều công trình thủ công được xây dựng, nền kinh tế lâu đời tự cung, tự cấp bị phá vỡ. Tuy nhiên sự xuất hiện của quan hệ tư bản chủ nghĩa mới chỉ tồn tại ở dạng mầm mống và được thai nghén, chứ chưa trở thành lực lượng sản xuất độc lập, chế độ phong kiến Xiêm vẫn tồn tại vững chắc.
Như vậy chủ nghĩa tư bản muốn phát triển buộc phải vượt qua những rào cản của chế độ phong kiến.
ở Trung Quốc: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện từ lâu nhưng không có điều kiện phát triển do chính sách “ bế quan tỏa cảng”. Phải sang thế kỷ XIX, bắt đầu từ phong trào Dương Vụ thì quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mới thực sự xâm nhập vào trung Quốc và có điều kiện phát triển với sự hình thành nền công nghiệp dân tộc.
Rõ ràng sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nền kinh tế Nhật Bản mạnh mẽ hơn hẳn so với Xiêm và Trung Quốc, đó là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự khác nhau về thành quả đạt được sau này của các cuộc cải cách.
*xã hội:
Nhật Bản: Những tiền đề về xã hội cho một cuộc canh tân đất nước đó là sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản, sự phá vỡ chế độ đẳng cấp phong kiến, sự bần cùng hóa nông dân và cuộc đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết những mâu thuẫn gay gắt của xã hội phong kiến Nhật Bản trong thời kỳ suy vong của nó.
Xiêm: Cùng với sự xuất hiện của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản ra đời và phát triển những còn yếu ớt và bị chèn ép bởi tư sản nước ngoài. Vì vậy tư sản Xiêm không đủ sức để làm một cuộc cách mạng. Trong khi đó giai cấp thống trị xuất hiện ý thức tự canh tân, đổi mới nhằm bảo vệ nền độc lập của đất nước.
Trung Quốc: Giai cấp tư sản bắt đầu ra đời từ thế kỷ XVIII – XIX, do những yếu tố bên ngoài tác động chứ không phải từ sự phát triển nội tại của đất nước. Thực lực kinh tế của giai cấp tư sản Trung Quốc bạc nhược, cơ sở xã hội hạn hẹp. Do đó nó không có một cơ sở kinh tế vững chắc để tồn tại mà nó luôn chịu sự chi phối rất lớn của đế quốc và phong kiến. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc nhưng triều đình phong kiến vẫn còn khả năng điều hòa được. Giai cấp thống trị Trung Quốc lại thỏa hiệp và các thế lực xâm lược, câu kết với nước ngoài bóp nghẹt phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. Trong xã hội Trung Quốc xuất hiện phái Duy Tân với đại biểu xuất sắc là Khang Hữu Vi và Lương khải Siêu. Tóm lại xã hội Trung Quốc xuất hiện những nhân tố mới nhưng chưa mạnh mẽ, mâu thuẫn xã hội dâng cao nhưng chưa đủ để lật đổ chính quyền phong kiến.