Sống phải có ước mơ!

H

hvtp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em rất thụ động cứ cắm đầu cắm cổ học là học. Do đó ở cuối cấp III các em rất lúng túng khi chọn một ngành ở cấp cao đẳng hay đại học.

Chuyện này thật khó tin bởi tuổi trẻ luôn đầy ước mơ. Bé Xuân 10 tuổi muốn làm cô giáo, Phương 15 tuổi mơ trở thành bác sĩ, còn Ti, 5 tuổi thì đang “luyện tập” để trở thành... siêu nhân. Còn cô ở tuổi của Ti khi người lớn hỏi “nữa lớn con làm gì”, cô trả lời không do dự: “Con sẽ bán bì bún”. Đơn giản là lúc đó cô rất ưa món bì bún.

Ước mơ của trẻ con là thế. Khi thì bay bổng, khi thì thực dụng đến buồn cười. Nhưng đó là động lực đẩy chúng đi về phía trước. Ai cũng muốn trở thành một người nào đó, làm cái gì đó thật ý nghĩa. Từ bà bán bì bún khi học cấp III, cô lại muốn trở thành một nhà ngoại giao vì khá sinh ngữ. Lúc ấy cô chỉ nghĩ cho mình. Nhưng khi du học ở Mỹ thì cô bị một “cú sốc” về tình người khi thấy thầy cô luôn tận tâm chăm sóc sinh viên, luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ.

Cô tự hỏi sao mình không trở thành như vậy để lo cho lớp trẻ nước nhà. Và cô đã chọn con đường đến với ngành xã hội học, một ngành khó làm giàu như gia đình cô mong đợi. Cô đã giữ vững lập truờng và giờ đây ở tuổi thất thập cổ lai hi cô thật hạnh phúc khi thấy mình đang thực hiện ước mơ của tuổi đôi mươi. Câu chuyện này cho thấy ước mơ thay đổi và hình thành với nhận thức luôn thay đổi để dừng lại khi nó trở thành khả thi nhất trên cơ sở khả năng và sở thích của mình.

Rồi các cô thầy bàn tiếp. Không phải là tuổi trẻ không có ước mơ, nhưng các em không dám nói ra hay ước mơ bị bóp nghẹt, vì người lớn đã định đoạt hết rồi, nói lên cũng như không. Trong cái xã hội thực dụng ngày nay ai cũng nghĩ tốt nhất cho con mình là chọn một nghề hái ra tiền. Đó là hạnh phúc. Người lớn đã suy nghĩ giùm mình rồi, mình suy nghĩ chi cho mất công. Cứ cắm đầu học, học tới đừ luôn.

Nếu đây là sự thật thì nó trái qui luật vì mỗi chúng ta cần một động lực để đi tới. Động lực đó là ước mơ (có thể ban đầu chưa thực tế lắm). Từ ước mơ ta đặt cho mình một mục đích để vươn tới. Mục đích được chia thành những mục tiêu cụ thể đạt đuợc. Ví dụ muốn trở thành một phiên dịch giỏi thì việc đầu tiên là học ngoại ngữ thật tốt. Kế đó là tìm cơ hội thực hành như tham gia hướng dẫn khách du lịch chẳng hạn...

Nhưng trước tiên phải xác định MÌNH MUỐN GÌ trên cơ sở BIẾT MÌNH có năng khiếu và sở thích nào, mặt mạnh mặt yếu ra sao. Ở các nước tiên tiến chuyện đi làm trắc nghiệm tâm lý để định hướng nghề nghiệp là chuyện bình thường.

Thạc sĩ xã hội học NGUYỄN THỊ OANH
 
Top Bottom