Vật lí 12 Sóng dừng

hip2608

Học sinh gương mẫu
Thành viên
25 Tháng chín 2017
2,059
2,338
441
Hà Nội
Hanoi
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

37.Trên một sợi dây đàn hồi dài 67,5cm đang có sóng dừng với hai đầu dây cố định, chu kỳ sóng T. Khi sợi dây duỗi thẳng có các điểm theo đúng thứ tự N, O, M, K và B sao cho N là nút sóng, B là bụng sóng nằm gần N nhất, O là trung điểm của NB, M và K là các điểm thuộc đoạn OB, khoảng cách MK = 0,25cm. Trong quá trình dao động, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để độ lớn li độ của điểm B bằng biên độ dao động của điểm M là T/10 và khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để độ lớn li độ của điểm B bằng biên độ dao động của điểm K là T/15. Số điểm trên dây dao động cùng biên độ và cùng pha với điểm O là?
@taurussa, @Dương Minh Nhựt, @tienlong142, @sonnguyen05 ,,,mọi người giải chi tiết giúp e ạ
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
37.Trên một sợi dây đàn hồi dài 67,5cm đang có sóng dừng với hai đầu dây cố định, chu kỳ sóng T. Khi sợi dây duỗi thẳng có các điểm theo đúng thứ tự N, O, M, K và B sao cho N là nút sóng, B là bụng sóng nằm gần N nhất, O là trung điểm của NB, M và K là các điểm thuộc đoạn OB, khoảng cách MK = 0,25cm. Trong quá trình dao động, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để độ lớn li độ của điểm B bằng biên độ dao động của điểm M là T/10 và khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để độ lớn li độ của điểm B bằng biên độ dao động của điểm K là T/15. Số điểm trên dây dao động cùng biên độ và cùng pha với điểm O là?
@taurussa, @Dương Minh Nhựt, @tienlong142, @sonnguyen05 ,,,mọi người giải chi tiết giúp e ạ
Kaka! Ta chỉ loanh quanh Vật lý THCS thôi, THPT thì chịu!
Thông cảm nhé!
 
  • Like
Reactions: hip2608

Bút Bi Xanh

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng bảy 2018
581
972
126
TP Hồ Chí Minh
THPT Đức Linh - Bình Thuận
37.Trên một sợi dây đàn hồi dài 67,5cm đang có sóng dừng với hai đầu dây cố định, chu kỳ sóng T. Khi sợi dây duỗi thẳng có các điểm theo đúng thứ tự N, O, M, K và B sao cho N là nút sóng, B là bụng sóng nằm gần N nhất, O là trung điểm của NB, M và K là các điểm thuộc đoạn OB, khoảng cách MK = 0,25cm. Trong quá trình dao động, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để độ lớn li độ của điểm B bằng biên độ dao động của điểm M là T/10 và khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để độ lớn li độ của điểm B bằng biên độ dao động của điểm K là T/15. Số điểm trên dây dao động cùng biên độ và cùng pha với điểm O là?
@taurussa, @Dương Minh Nhựt, @tienlong142, @sonnguyen05 ,,,mọi người giải chi tiết giúp e ạ
GIẢI:
* Lấy ý tưởng từ bài Sóng dừng # 10 này, ta giải quyết bài toán sóng dừng này bằng vòng tròn lượng giác.
* N là nút => pha của N là [tex]\pi/2[/tex]
* B là bụng => pha của B là 0
* O là trung điểm của NB nên pha tại O là [tex]\frac{\pi}{4}[/tex]
* Biết khoảng cách MK = 0,25, cho nên muốn tìm được bước sóng thì ta phải tìm được góc quét từ M đến K bằng bao nhiêu !
* Gọi pha của điểm M là : [tex]\varphi_2[/tex]
* Gọi pha của điểm K là: [tex]\varphi_K[/tex]
* Giả thiết: khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để độ lớn li độ của điểm B bằng biên độ dao động của điểm M là T/10, từ dữ kiện này, ta tính được góc quét giữa hai lần đó là [tex]\frac{\pi}{5}[/tex] (Trên hình, biểu diễn hai lần đó tương ứng với các điểm [tex]M_1[/tex] và [tex]M_2[/tex]. Suy ra góc quét từ B đến [tex]M_2[/tex] bằng [tex]\frac{\pi}{10}[/tex]
* Giả thiết: khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để độ lớn li độ của điểm B bằng biên độ dao động của điểm K là T/15, từ dữ kiện này, ta suy ra góc quét giữa hai lần đó là [tex]\frac{2\pi}{15}[/tex] (Trên hình, biểu diễn hai lần đó tương ứng với các điểm [tex]K_1[/tex] và [tex]K_2[/tex]. Suy ra, góc quét từ B đến [tex]K_2[/tex] bằng [tex]\frac{\pi}{15}[/tex]
Tổng hợp hai ý trên, suy ra góc quét từ [tex]K_2[/tex] đến [tex]M_2[/tex] là [tex]\frac{\pi}{10}-\frac{\pi}{15}=\frac{\pi}{30}[/tex] tương ứng với [tex]\frac{\lambda}{60}[/tex] = 0,25 => [tex]\lambda = 15[/tex]
* Vì hai đầu cố định, nên công thức sóng dừng trên dây là: [tex]l = n.\frac{\lambda}{2}[/tex] => n = 9 (bó sóng)
* Lý thuyết: Hai điểm đối xứng với nhau qua bụng sóng thì do động cùng pha; hai điểm đối xứng với nhau qua nút sóng thì dao động ngược pha => giả sử điểm O thuộc bó sóng thứ nhất (bó lẻ), mỗi bó sóng có hai điểm dao động cùng biên độ với điểm O, nhưng đặc biệt là chỉ những điểm dao động cùng biên độ điểm O nào mà nằm trên các bó lẻ thứ 1, 3, 5, 7 và 9 thì mới thỏa điêù kiện: cùng biên độ, cùng pha với O . Vậy nếu tính luôn bó thứ nhất của O thì trên dây có tổng cộng là 9 điểm dao động cùng biên độ, cùng pha với O (không tính điểm O vì trùng tên, nếu tính luôn thì có 10 điểm)
Mặt khác, nếu giả sử O thuộc bó sóng thứ 2, tức là bó sóng chẳn thì trên dây các điểm thuộc bó 2, 4, 6 và 8 là thỏa điều kiện cùng biên độ + cùng pha với O . Vậy nếu tính luôn bó thứ hai thì trên dây tổng cộng 7 điểm cùng biên độ, cùng pha với O (không tính điểm O, nếu tính O luôn thì là 8 điểm)
 
  • Like
Reactions: hip2608
Top Bottom