Văn soạn văn

Nguyễn Thị Phanh

Banned
Banned
14 Tháng tám 2017
185
142
36
21
Phú Thọ

machung25112003

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng tư 2017
1,227
1,041
264
Hà Nội
soạn luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
Đề 1 :

Mở bài:

Chuyện xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ. Muốn kể cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm.

Thân bài:

- Giờ kiểm tra 15 phút môn Lịch Sử mình không làm được bài, nhìn sang thấy Lan đang chăm chú làm bài liền hỏi bạn. Lan không trả lời.

- Mình loay hoay định giở vở xem thì cô giáo nhắc.

- Bài kiểm tra đó mình không làm được nên điểm rất thấp, còn Lan được 9 điểm.

- Mình lúc đó vô cùng ghét Lan và đi nói xấu về Lan rằng bạn mở vở chép bài.

- Tin đồn đó đến tai cô, cô phê bình Lan.

- Mãi về sau, Lan vẫn không biết vì sao lại xảy ra điều đó. Lan vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả.

- Lan quyết định chuyển trường. Khi chia tay mình đã nói ra sự thật nhưng Lan chỉ mỉm cười nhẹ nhàng, không có biểu hiện gì là tức giận. Mình nghĩ nhiều về điều đó, xấu hổ, ân hận.

Kết bài:

Khi nghĩ lại chuyện ấy, mình luôn thấy xấu hổ và giận chính mình.

Đề 2 :

Mở bài:

Buổi sinh hoạt định kỳ. Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt lớp với chủ đề: Tình bạn.

Thân bài:

- Lớp trưởng nêu ý kiến trao đổi: Thế nào là người bạn tốt? Ai là người bạn tốt nhất?

- Nhiều ý kiến khác nhau tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi.

- Ý kiến của mình: Nam là người bạn tốt, Nam luôn gần gũi với mọi người; giúp nhiều bạn thoát khỏi trò chơi điện tử bằng cách tổ chức những “trò chơi tiếng Anh”; “ Đi tìm lời giải hay nhất cho bài toán khó”; Suýt “tặng” cho Hùng một quả đấm chỉ vì Hùng trêu chọc một em học sinh lớp dưới; Kiên quyết không cho Tuấn nhìn bài khi làm kiểm tra nhưng lại đến tận nhà Tuấn hướng dẫn Tuấn cách giải bài tập.

Kết bài:

Khẳng định lại Nam là người bạn tốt.

Đề 3 :

- Tôi vốn là con nhà hào phú, đến tuổi trưởng thành, tôi xin mẹ mang trăm lạng vàng hỏi Vũ Nương về làm vợ. Nàng là con nhà nghèo khó nhưng xinh đẹp thùy mị nết na nhất vùng.

- Năm ấy có giặc Chiêm xâm lấn bờ cõi nên tôi bị xung vào đội quân của triều đình đi dẹp giặc trong khi vợ lại mang thai sắp đến kỳ sinh nở.

- Tôi đi khoảng mươi ngày thì Vũ Nương sinh con đặt tên là Đản. Mẹ tôi già yếu, lại vì lo lắng thương nhớ tôi, sinh ra ốm đau. Vũ Nương thay tôi chăm sóc chu đáo nhưng bà vẫn không qua khỏi. Nàng lo ma chay chu đáo.

- Năm sau giặc tan, trở về nhà không còn mẹ, lòng tôi đau xót vô cùng. Bế con ra thăm mộ mẹ thằng bé quấy khóc, tôi phải dỗ dành. Một tối, tôi nghe con nói có người đàn ông đêm nào cũng đến.

- Cơn ghen bừng bừng, tôi tức tối mắng chửi mặc cho Vũ Nương hết lời thanh minh.

- Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự tử. Dù giận nàng, tôi vẫn tìm cách cứu thây nàng nhưng tìm khắp nơi không thấy.

- Đên ấy, Đản chỉ vào cái bóng trên vách và bảo đó là bố nó. Tôi mới đau xót thấu hiểu nỗi oan của vợ, điều này làm tôi ân hận vô cùng.

Nguồn sưu tầm
 
Last edited:

Nguyễn Thị Phanh

Banned
Banned
14 Tháng tám 2017
185
142
36
21
Phú Thọ
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Câu 2 :
a. Những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích :
- Đoạn (a) : Đoạn trích “Lão Hạc” :
...nếu ta không cố tình hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.
- Đoạn (b) : Lập luận trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.
+ Lập luận của Kiều là những lời mỉa mai đay nghiến (xưa nay đàn bà ghê gớm, cay nghiệt càng chuốc nhiều oan trái) :
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan !
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
+ Lập luận của Hoạn Thư :chuyển từ tội hại người thành tội ghen tuông thường tình, từng tha khi Kiều chạy trốn,... nhận lỗi, xin sự rộng lượng khoan hồng :
Rằng : “Tôi chút phận đàn bà
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”

b. Nội dung và vai trò yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự : Làm nội dung tự sự mạch lạc, khúc chiết. Tăng tính triết lí cho câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật.
II.Luyện tập
Câu 1:
Lời văn trong đoạn trích (a), mục I.1 là lời của ông giáo. Ông giáo đang thuyết phục chính mình rằng vợ ông không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
Câu 2:
Ở đoạn trích (b), mục I.1, trình tự lập luận của Hoạn Thư :
- Phận đàn bà, ghen tuông thường tình : xóa sự đối lập trở thành người cùng cảnh ngộ “phận đàn bà”, tôi lớn (hại người) chỉ còn là tội ghen tuông ai cũng có. Từ tội nhân trở thành nạn nhân của chế độ đa thê (chồng chung).
- Kể công từng tha cho Kiều khi Kiều chạy trốn.
- Cuối cùng nhận lỗi và cầu mong sự rộng lượng.

Nguồn: sưu tầm
bạn ơi, bạn ơi nhầm bài rồi ạ
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
- soạn bài đối thoại độc thoại độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- soạn luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
@Anhnguyen2572003
Chào bạn, mình nghĩ việc soạn bài bạn nên đọc bài trong sách trước từ 2-3 lần, hoặc nhiều hơn (nếu bạn có thời gian). Vậy, bạn có thể hiểu bài hơn, sau đó hãy tóm tắt kiến thức chính bài học đó theo cách hiểu của bạn và soạn ra vở, từ đó tuy nhiều chỗ sai nhưng khi lên học bài lớp thì có lẽ bạn sẽ hiểu hơn nhiều đấy!
 

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
- soạn bài đối thoại độc thoại độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- soạn luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
@Anhnguyen2572003

Soạn bài: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

I. Kiến thức cơ bản

a. Trong ba cầu đầu của đoạn trích có hai người tản cư đang nói chuyện với nhau.

Dấu hiệu nhận biết đây là một cuộc trò chuyện qua lại.

- Có hai lượt lời qua lại.

- Nội dung : Hướng tới người tiếp chuyện.

- Hình thức : có hai gạch đầu dòng đứng đầu hai lượt lời qua lại.

b. Câu "Hà, nắng gớm, về nào…" của ông Hai không phải là đối thoại, vì: chỉ có một lượt lời, không tham gia vào câu chuyện.

Câu nói của người đàn bà tản cư: "cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! ... mỗi đứa một nhát!" cũng không hướng tới người đối thoại nào, không có ai đáp lại lượt lời này. Đây là lời độc thoại.

Trên văn bản, khi lời độc thoại vang lên thành tiếng thì nó được đánh dấu bằng dấu gạch đầu dòng. Có thể thấy đặc điểm này qua câu độc thoại khác: "- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!".

c. Câu "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ..." giống với các câu độc thoại trên trừ hai điểm: không vang lên thành tiếng và không được đánh dấu bằng dấu gạch đầu dòng. Đây là lời độc thoại nội tâm.

d. Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu theo giặc, tạo tình huống, đi sâu vào nội tâm nhân vật.

Các hình thức độc thoại và đối thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu sắc tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ôn Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

II. Rèn luyện kĩ năng

Câu 1: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích dưới đây:

- Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa hai vợ chồng ông Hai.

- Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp. Lời thoại đầu của bà Hai, ông Hai không đáp: câu hỏi hai của bà được ông Hai khẽ nhúc nhích đáp lại bằng cách hỏi lại "Gì?" Lần ba ông cũng chỉ đáp lời bà bằng một câu cụt lủn "Biết rồi". Cuộc đối thoại này giúp người đọc nhận ra tâm trạng buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai.

Câu 2: Viết một đoạn văn theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng cả ba hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi dược ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:

- Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!

- Ừ.

Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé!
- Nguồn : Sưu tầm
- Chúc bạn học tốt ! -
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom