Văn 8 Soạn văn bản: Cô bé bán diêm. :))

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Bảng phân đoạn:
Phần đầu Giới thiệu cảnh cô
bé bán diêm
Phần trọng tâmNhững mộng tưởng
của cô bé qua mỗi
lần quẹt diêm trong
đêm No-en
  • Lần 1
  • Lần 2
  • Lần 3
  • Lần 4
Phần kếtCái chết của cô bé
bán diêm
  • Mọi người nhìn thấy:
  • Mọi người không biết:
[TBODY] [/TBODY]
- Thời gian, không gian xảy ra câu chuyện như thế nào? Nó gây ấn tượng gì cho người đọc?
- Tìm những hình ảnh tương phản( đối lập,đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) có trong văn bản và cho biết nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản nhằm mục đích gì?
- Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt que diêm (lò sưởi,bàn ăn,cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo trình tự hợp lý.?
- Trong những mộng tưởng của cô bé bán diêm, điều nào gắn với thực tế, điề nào chỉ là mộng tưởng?
- Giá trị nghệ thuật và ý nghĩa.
@Bùi Thị Diệu Linh
@Butterfly Angelic
@Akabane Yuii
@baochau1112
Giúp với ạ!!! hoặc cho xin link các câu trả lời đúng nhất ạ
 
  • Like
Reactions: Butterfly Angelic

Tiểu Minn

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng tám 2018
59
16
11
20
Đà Nẵng
THCS Huỳnh Thúc Kháng
Bố cục

+ Phần 1 (từ đầu đến "cứng đờ ra"): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
+ Phần 2 (tiếp đến "chầu Thượng đế"): Những lần quẹt diêm của cô bé
+ Phần 3 (còn lại): Cái chết thương tâm của em bé và thái độ của mọi người.
Tóm tắt

Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói đang đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé ấy mồ côi mẹ và đã mất đi bà nội - người thương yêu cô nhất. Cô bé không dám về nhà vì sợ sẽ bị bố đánh nếu không bán được bao diêm nào. Vừa lạnh vừa đói, cô bé nép vào một góc tường rồi khe khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Quẹt que thứ hai, cô bé thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que thứ ba, cô bé thấy cây thông Nô-en. Quẹt quẹt que thứ tư, em gặp bà nội hiền từ và phúc hậu. Cô bé vôi quẹt hết cả bao diêm để mong giữ bà lại. Nhưng cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Câu 1: (trang 68 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Ba phần của vă bản nếu lấy việc những lần em bé quẹt diêm làm trọng tâm là:
+ Phần 1 (từ đầu đến "cứng đờ ra"): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
+ Phần 2 (tiếp đến "chầu Thượng đế"): Những lần quẹt diêm của cô bé
+ Phần 3 (còn lại): Cái chết thương tâm của em bé va thái độ của mọi người
- Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé có thể chia phần thứ 2 (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn.
Câu 2: ( trang 68 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Gia cảnh của cô bé bán diêm:
+ Gia cảnh nghèo khó, mồ côi mẹ, bà nội-người thương yêu cô nhất cũng đã mất
+ Sống cùng người bố trong một xó tối tắm, thường xuyên bị mắng nhiếc, chửi rủa
- Thời gian: đêm giao thừa
- Không gian: ngoài đường phố tối tăm và lạnh lẽo.
- Những hình ảnh tương phản được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé là:
+ Cái xó tối tăm, sát mái nhà lạnh lẽo >< ngôi nhà xinh đẹp
+ Em bé đi bán diêm trong đêm giao thừa >< mọi người chuẩn bị đón giao thừa
+ Trời đông giá rét, tuyết rơi >< em bé đầu trần, chân đi đất
+ Ngoài trời lạnh lẽo, tối tăm >< cửa sổ mọi nhà sáng rực đèn
+ Em bé bụng đói >< sực nức mùi ngỗng quay
Câu 3: (trang 68 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Những mộng tưởng của cô bé bán diêm qua những lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí:
+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi và ngỗng quay
+ Muốn được vui chơi, quây quần bên gia đình: cây thông Nô-en
+ Muốn được che chở yêu thương: bà nội hiền từ
+ Muốn được giải thoát nỗi bất hạnh, tìm đến nơi hạnh phức vĩnh hằng: cùng bà bay lên trời.
- Trong các mộng tưởng ấy:
+ Điều gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông
+ Điều thuần túy chỉ là mộng tưởng: gặp bà nội hiền từ và cùng bà bay lên cao
Câu 4: (trang 68 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Cô bé bán diêm có hoàn cảnh đáng thương và tội nghiệp: gia cảnh khó khăn, sống thiếu tình yêu thương của mẹ và bà, phải sống cùng bố thường xuyên mắng nhiếc, chửi rủa.
- Cô bé có ước mơ giản dị, hồn nhiên: muốn được ăn no, mặc ấm, được yêu thương, vui chơi và quây quần bên gia đình.
- Trong đoạn kết truyện, em bé đã chết trong cái đói và rét bên lề đường. Cái chết của em bé vừa có sự bi thương, tội nghiệp nhưng đồng thời cũng mang màu sắc cổ tích, phản ánh ước mơ, khát khao hạnh phúc của con người.
#Nguồn: Vietjack nha!
 

Akabane Yuii

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
1,421
2,260
309
Hà Nội
Loading...
- Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt que diêm (lò sưởi,bàn ăn,cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo trình tự hợp lý.?
Các mộng tưởng của cô bé với các tình tiết theo thứ tự hợp lí. Do trời rét, cô bé lại vừa quẹt que diêm nên nghĩ ngay đến lò sưởi, tiếp đó cô đói nên mộng tưởng đến bàn ăn với ngỗng quay lúc bấy giờ, sau bức tường nhà nhà đang đón giao thừa nên cây thông Nôel hiện lên. Lúc đó cô bé nhớ đến mình từng hạnh phúc lúc có bà, nên hình ảnh bà nội em hiện lên.
- Trong những mộng tưởng của cô bé bán diêm, điều nào gắn với thực tế, điề nào chỉ là mộng tưởng?

Lần 1: Mộng tưởng: Thấy lò sưởi tỏa ra hơi ấm dịu dàng.
Thực tại : Em đang rét (chợt nghĩ lại cha giao cho đi bán diêm).
Lần 2: Mộng tưởng: Thấy bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em
Thực tại :Em đang đói ( phố sá lạnh lẽo, mọi người qua đường thờ ơ, lãnh đạm em ).

Lần 3: Mộng tưởng: hấy cây thông Nô - en với hàng ngàn ngọn nến..
Thực tại : Em đang buồn tủi, cô độc, khổ đau.
Lần 4: Mộng tưởng: hấy bà xuất hiện và đang mỉm cười với em
Thực tại :Em đang thiếu tình yêu thươngvà mái ấm gia đình
Lần 5: Mộng tưởng: Thấy bà to lớn, đẹp lão cầm tay em và hai bà cháu vụt bay lên trời.
Thực tại :Không có bà ảnh ảo biến mất.
- Tìm những hình ảnh tương phản( đối lập,đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) có trong văn bản và cho biết nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản nhằm mục đích gì?
Nghệ thuật tương phản:
+ Ngôi nhà xinh>< xó tối tăm
+Trời rét, tuyết rơi>< đầu trần, chân đất.
+Ngoài trời lạnh buốt>< cửa sổ mọi nhà sáng rực.
+Bụng đói>< sực nức mùi ngỗng quay.
=>Tác giả đã tạo ra những hình ảnh tương phản để làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé.
- Giá trị nghệ thuật

-Với nghệ thuật tương phản làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé. Đồng thời, tác giả muốn tố cáo sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đã vô tình đẩy những người nghèo khổ "cô bé" vào cái chết
Không biết làm ý nghĩa vs vài câu chưa biết, thông cảm ạ ._.
 

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
Các mộng tưởng của cô bé với các tình tiết theo thứ tự hợp lí. Do trời rét, cô bé lại vừa quẹt que diêm nên nghĩ ngay đến lò sưởi, tiếp đó cô đói nên mộng tưởng đến bàn ăn với ngỗng quay lúc bấy giờ, sau bức tường nhà nhà đang đón giao thừa nên cây thông Nôel hiện lên. Lúc đó cô bé nhớ đến mình từng hạnh phúc lúc có bà, nên hình ảnh bà nội em hiện lên.


Lần 1: Mộng tưởng: Thấy lò sưởi tỏa ra hơi ấm dịu dàng.
Thực tại : Em đang rét (chợt nghĩ lại cha giao cho đi bán diêm).
Lần 2: Mộng tưởng: Thấy bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em
Thực tại :Em đang đói ( phố sá lạnh lẽo, mọi người qua đường thờ ơ, lãnh đạm em ).

Lần 3: Mộng tưởng: hấy cây thông Nô - en với hàng ngàn ngọn nến..
Thực tại : Em đang buồn tủi, cô độc, khổ đau.
Lần 4: Mộng tưởng: hấy bà xuất hiện và đang mỉm cười với em
Thực tại :Em đang thiếu tình yêu thươngvà mái ấm gia đình
Lần 5: Mộng tưởng: Thấy bà to lớn, đẹp lão cầm tay em và hai bà cháu vụt bay lên trời.
Thực tại :Không có bà ảnh ảo biến mất.

Nghệ thuật tương phản:
+ Ngôi nhà xinh>< xó tối tăm
+Trời rét, tuyết rơi>< đầu trần, chân đất.
+Ngoài trời lạnh buốt>< cửa sổ mọi nhà sáng rực.
+Bụng đói>< sực nức mùi ngỗng quay.
=>Tác giả đã tạo ra những hình ảnh tương phản để làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé.


-Với nghệ thuật tương phản làm nổi bật hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé. Đồng thời, tác giả muốn tố cáo sự thờ ơ, ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đã vô tình đẩy những người nghèo khổ "cô bé" vào cái chết
Không biết làm ý nghĩa vs vài câu chưa biết, thông cảm ạ ._.
Nguồn ở đâu vậy Yuii
 

Bé Nai Dễ Thương

Học sinh tiến bộ
Thành viên
9 Tháng sáu 2017
1,687
1,785
284
Điện Biên
♦ Tiên học lễ _ Hậu học văn _ Đập đá quay tay ♦ ( ♥ cần chút sức lực ♥)
Lần 1: Mộng tưởng: Thấy lò sưởi tỏa ra hơi ấm dịu dàng.
Thực tại : Em đang rét (chợt nghĩ lại cha giao cho đi bán diêm).
Lần 2: Mộng tưởng: Thấy bàn ăn thịnh soạn có ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em
Thực tại :Em đang đói ( phố sá lạnh lẽo, mọi người qua đường thờ ơ, lãnh đạm em ).

Lần 3: Mộng tưởng: hấy cây thông Nô - en với hàng ngàn ngọn nến..
Thực tại : Em đang buồn tủi, cô độc, khổ đau.
Lần 4: Mộng tưởng: hấy bà xuất hiện và đang mỉm cười với em
Thực tại :Em đang thiếu tình yêu thươngvà mái ấm gia đình
Lần 5: Mộng tưởng: Thấy bà to lớn, đẹp lão cầm tay em và hai bà cháu vụt bay lên trời.
Thực tại :Không có bà ảnh ảo biến mất.
PHần này nè có trên mạng k ý nhỉ để còn chắt lọc ý
 
Top Bottom