Văn Soạn đề cương ngữ văn 7

Hà Tuấn Anh Tú

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng sáu 2014
513
520
219
Đắk Lắk
THCS NGÔ QUYỀN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người soạn mình một số câu đi nha, mình soạn gần hết rồi còn lại vài câu các bạn những bạn nào thì xong rồi giúp mình nha. Soạn ra hết luôn nha
Câu rút gọn là gì. Tác dụng, sử dụng
Liệt kê
Câu đặc biệt
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Sống chết mặc bay
Làm văn: Nghị luận giải thích tục ngữ
Có công mài sắt có ngày nên kim
Thất bại là mẹ thành cộng
Đi học một ngày học 1 sàn không
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong 1 nước phải yêu nhau cùng
 
  • Like
Reactions: hoangnga2709

Chu Minh Hiền

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng ba 2017
705
312
229
19
~Thế Giới Phép Thuật ~
Câu rút gọn là gì. Tác dụng, sử dụng
Liệt kê
Câu đặc biệt
Rút gọn câu là lược bớt một số thành phần câu , tạo thành câu rút gọn.
+ Mục đích :
- Làm cho câu gọn hơn , thông tin vừa được nhanh, vừa tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
-Ngụ ý hành động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
+chú ý :
-Ko làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã
Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN - VN
+ Tác dụng :
- Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói trong đoạn.
- liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật , hiện tượng
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp.
Làm văn: Nghị luận giải thích tục ngữ
Có công mài sắt có ngày nên kim

Nói về đức tính kiên trì luôn có những câu truyện hay và thú vị. Đã từ lâu, kiên trì trở thành một phẩm chất đáng quí và cần có của mỗi con người. Bởi kiên trì có thể đưa bạn chạm đến cánh cửa thành công dù trong bất cứ lĩnh vực nào. Đối với con người Việt Nam, kho tàng văn học dân gian mang một giá trị to lớn mà không ai có thể chối bỏ. Những kinh nghiệm sống, bài học ứng xử hay những tinh hoa được tích lũy lâu đời luôn được kết tinh trong dòng văn học này. Về đức tính kiên trì, văn học dân gian cũng có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay. Và câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim" là một ví dụ điển hình.
Thêm một dẫn chứng nữa về đặc thù của dòng văn học dân gian. Đó là hình ảnh được sử dụng hết sức bình dị gần gũi với người lao động. Trong câu tục ngữ này là hình ảnh của công việc mài kim. Cái cây kim nhỏ xíu nhưng luôn là vật dụng không thể thiếu của người Việt Nam. Để có được cây kim ấy, người xưa phải mài sắt. Sắt chính là nguyên liệu để tạo ra cây kim bé nhỏ ấy. Nhưng cục sắt thường rất to. Nó to hơn gấp nhiều lần so với chiếc kim – sản phẩm cuối cùng mà ta muốn có được. Do vậy, để có được cây kim – kết quả cuối cùng mà ta mong muốn, người xưa phải trải qua một thời gian rất dài, rất lâu. Có thể nói, để mài thành một chiếc kim, cần bỏ ra rất nhiều công sức. Và để làm được điều đó cần một sự kiên trì. Để khẳng định sự cần thiết đó là đúng đắn, ông cha ta khẳng định "có công mài sắt có ngày nên kim". Một sự khẳng định không còn sự nghi ngờ gì. Cứ có công, có sự kiên trì ắt đạt được kết quả. Nếu để cục sắt ở đó mà không mài dũa thì mãi mãi cũng chỉ là một cục sắt vô tri vô giác, không ích lợi gì. Nhưng nếu ta mài nó thành một cây kim, nó sẽ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta. Điều này muốn nói đến công sức chúng ta bỏ ra sẽ tạo thành một kết quả có ích cho cuộc sống bản thân. Sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, kiên trì cũng như sáng tạo trong lao động sẽ mang đến một thành quả có ích. Dù là trong bất cứ lĩnh vực nào đều cần phải có kiên trì. Trong học tập, ai cũng biết học tập là cả một quá trình dài. Ngay từ ban đầu, ta phải bập bẹ học đánh vần, học viết chữ. Rồi tiếp đến, ta học những bài toán cộng, trừ đơn giản, dần dần học hết tiểu học, đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, rồi đại học, cao học… Phải khẳng định, nếu ai học đến hết bậc đại học, đã mất ít nhất mười sáu năm đèn sách. Mười sáu năm không phải là một khoảng thời gian ngắn. Đương nhiên, có người bỏ cuộc, có người chỉ học đến trung học cơ sở đã không còn muốn đi học nữa. Họ thiếu sự kiên trì. Bởi đường học đâu chỉ bằng phẳng, nó cũng có những chông gai, những khó khăn thử thách. Để vượt qua nó, con người đặc biệt là người học rất cần có lòng kiên trì. Ngày hôm nay ta chưa thành công thì hãy kiên trì làm tiếp cho đến ngày mai. Không ai là lúc nào cũng vấp ngã, vấp ngã nhiều họ sẽ vững chắc, cứng cáp hơn để vượt qua nó. Trường học có chông gai đến đâu cũng không khốc liệt bằng trường đời. Vì vậy, hãy kiên trì từng ngày một để đạt được những điều mình muốn. Đó là học tập, còn những lĩnh vực khác thì sao? Chẳng hạn trong lao động sản xuất, sự sáng tạo luôn là điều giúp người lao động tăng năng suất. Nhưng sự sáng tạo ấy đâu phải là làm được ngay. Một cái máy bóc tách hạt ngô mà người lao động sáng chế ra cũng phải trải qua một quá trình. Họ đã phải thất bại nhiều lần, rút ra kinh nghiệm cho những cái máy tiếp theo. Họ không bỏ cuộc khi gặp thất bại. Họ kiên trì. Và cuối cùng họ cũng làm ra được chiếc máy bóc tách hạt ngô đầu tiên để gúp cho công việc của mình có năng suất cao hơn. Sức mạnh của sự kiên trì đã được lịch sử chứng minh biết bao đời nay. Ngay từ thuở dựng nước, các vua Hùng đã cùng nhân dân kiên trì xây thành Cổ Loa dù cho cứ xây xong lại sập( sự tích thành Cổ Loa). Hay nhân dân ta kiên trì xây dựng một nền văn minh lúa nước, một nền văn hóa của người Việt. Đến buổi giữ nước, trước bao nhiêu cuộc xâm lượ từ phương Bắc, nhân dân ta vẫn kiên trì chống lại. Hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì đứng lên khởi nghĩa giành lại nền độc lập. Đến hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, trải qua một quãng thời gian rất dài, hi sinh biết bao máu và nước mắt, dân ta vẫn kiên trì bền bỉ làm cách mạng, làm kháng chiến đến cùng. Ngày nay, con người Việt Nam lại kiên trì với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chống lại thiên tại dịch họa. Tóm lại sự kiên trì luôn gắn liền với con người Việt Nam ở mọi thời đại.
Tấm gương về lòng kiên trì mà nói cũng rất nhiều. Nổi bật là vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta – Bác Hồ. Bác là một tấm gương sáng về mọi mặt cho người Việt và đặc biệt là giới trẻ noi theo. Bác kiên trì trong rất nhiều lĩnh vực. Từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước, Bác kiên trì học tập, học hỏi, hoạt động tuyên truyền đòi tự do cho người dân An Nam. Mặc dù bị cấm hoạt động, bị từ chối nhưng người vẫn tìm cách để giành lấy con đường đến độc lập cho dân tộc Việt Nam. Bác đã để lại rất nhiều bài học về lòng kiên trì cho giới trẻ. Ví dụ như mấy dòng thơ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Cũng giống như bao câu tục ngũ khác, "có công mài sắt có ngày nên kim" vẫn luôn mang giá trị to lớn dù có trải qua biết bao thời đại, sự thăng tầm và phát triển của xã hội. Giá trị ấy luôn trường tồn với thời gian. Nó không chỉ mang giá trị văn học mà còn là những kinh nghiệm đúc kết lâu dài của thế hệ đi trước. Chúng ta là thế hệ đi sau, những con người trẻ tuổi, được nhận những bài học quý báu ấy hãy biết cách vận dụng chúng để giá trị của nó vẫn được khẳng định và lưu truyền cho thế hệ mai sau
 
  • Like
Reactions: Hà Tuấn Anh Tú

Chu Minh Hiền

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng ba 2017
705
312
229
19
~Thế Giới Phép Thuật ~
Thất bại là mẹ thành cộng
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song đây đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công".

Vậy câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào ? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!

Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!

Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vững vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Hà Tuấn Anh Tú

Hà Tuấn Anh Tú

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng sáu 2014
513
520
219
Đắk Lắk
THCS NGÔ QUYỀN
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song đây đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công".

Vậy câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào ? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!

Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!

Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vững vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!
Bạn ơi, bạn có lấy trên mạng không hay bạn tự làm
 

Chu Minh Hiền

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng ba 2017
705
312
229
19
~Thế Giới Phép Thuật ~
Bạn ơi, bạn có lấy trên mạng không hay bạn tự làm
Mình lấy ở trên mạng ( bạn có thể dựa vào để làm còn nếu muốn mình có thể viết được luôn cho bạn Mình lấy ở trên mạng vì hôm ấy mình bận ôn để kiểm tra nên ko viết được )
 
Top Bottom