Soạn Bài

T

thaoxuvy

Câu 1:
Bài viết ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào học lớp một. Người mẹ hồi hộp, phập phồng cho con và cả tuổi thơ đến trường của chính mình sống dậy.
Câu 2:
Tâm trạng mẹ:
_ không ngủ được
_ Mẹ không được tập chung được việc gì cả, mẹ xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
_ Mẹ lên giường trằn trọc bởi nhớ lại thuở học trò của mình
Như vậy mẹ thao thức không ngủ triền miên suy nghĩ
Tâm trạng của đứa con:
_ Giấc ngủ đến với con thật dễ dàng
_ Không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện mai thức dậy cho kịp giờ
Còn con thì thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư.
Câu 3:
Người mẹ không ngủ được vì:
_ Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên của con. Nhưng đây là buổi lễ long trọng vào lớp một của con. Dù mẹ nói không lo, mẹ tin con không bỡ ngỡ nhưng chắc chắn mẹ có những điều đó.
_ Mẹ nhớ lại những rạo rực, những cảm xúc bâng khuâng ngày nào mình đi học. Muốn con mình cũng có được nhuwngx ấn tượng sâu đậm đó.
_ Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để nlaij dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn của người mẹ đó là "tiếng đọc bài trầm bổng ". "Hằng năm cứ vào cuối thu ... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường dài và hẹp...."
Câu 4:
_ Người mẹ không trục tiếp nói chuyện với con hoặc với ai cả. Nhưng mẹ nhìn con ngủ như muốn tâm sự với con. Nhưng thực ra đang nói với chính mình, đang ôn lại kỉ niệm của riêng mình.
_ Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ khó nói bằng lời bà là một người mẹ giầu cảm xúc giầu tình yêu thương con.
Câu 5:
Câu nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ đó là câu cuôi: "thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là 1 thế giới kì diệu sẽ mở ra"
Câu 6:
* Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu "thế giới kì diệu" đó là thế giới đó có rất nhiều màu sắc lung linh
_ Em biết được rất nhiều vốn tri thức phong phú
_ Em gặp được nhiều bạn bè thân thiết và gặp được các thầy cô, họ như người cha người mẹ của em vậy. Không chỉ thầy cô cho em kiến thức mà họ còn làm cho trái tim tâm hồn của em phong phú và trong sáng
_ Em hoà nhập trong xã hội, hiểu biết và yêu thương hơn thế giới, con người xung quanh mình.

hoặc

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.
2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).
3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.
4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.
5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".
6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Nguồn sưu tầm !
Chú ý không dẫn link trực tiếp!
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

Bạn ơi! Lấy giáo án của thầy cô trên mạng mà áp dụng vào bài soạn! Tham khảo nhé!

Tiết 1 - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

I.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu được tâm trạng của người mẹ khi đứa con lần đầu tiên đến trường, qua đó thấy được tình cảm và tấm lòng của người mẹ dành cho con.
II.Chuẩn bị đồ dùng :
Sách bài tập,Sách Giáo khoa ,Bảng phụ.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định
2.Kiểm tra: vở ghi, vở soạn và SGK của HS
3.Bài mới
Giới thiệu bài: Em hãy nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình, hãy kể lại cảm tưởng ...
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc và chú thích .
? VB này có cách đọc ntn?
Em hãy đọc văn bản.
? Văn bản có xuất xứ ntn ?
H – Giải nghĩa từ: nhạy cảm, háo hức, khai trường ...
? Những từ đó thuộc lớp từ nào đã học
Hoạt động 2 – Tìm hiểu nội dung VB
? VB này là lời của ai? Nói về điều gì?
? Tìm những chi tiết miêu tả việc làm, cử chỉ của mẹ vào đêm trước ngày khai trường
? Qua đó bộc lộ tâm trạng gì của mẹ?


? Vì sao mẹ có những tâm trạng như vậy?

? Qua đó em thấy mẹ là người thế nào?
? Em có biết 1 câu ca dao, danh ngôn hay 1 bài thơ nói về tấm lòng người mẹ
- “Con là mầm đất tươi xanh
Nở trong tay mẹ, mẹ ươm mẹ trồng
Hai tay mẹ bế mẹ bồng
Như con sông chảy nặng dòng phù sa
Mẹ nhìn con đẹp như hoa
Con trong tay mẹ thơm ra giữa đời
Sao tua rua đã lên rồi
Con ơi có cả đất trời bên con
Cho dù đạn réo mưa bom
Con trong tay mẹ vẫn ngon giấc nồng
Vẫn mơ tiếp giấc mơ hồng
Ru con tiếng mẹ bay vòng quanh nôi”
? Người mẹ đang nói chuyện trực tiếp với con không?Theo em người mẹ đang nói với ai?
? Cách viết này có tác dụng gì?




? Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ?
? Hiểu được tqtrọng đó, mẹ đã định nói với con ntn trong buổi ngày mai khi con đến trường?
? Em hiểu “TG kỳ diệu” đó là gì?
? Đọc xong VB, em hiểu thêm điều gì về mẹ và vai trò của nhà trường?
? Tại sao VB có tựa đề “Cổng trường mở ra”-? VB này có cốt truyện và có 1 chuỗi sviệc như ở lớp 6 không?
H- Quan sát đoạn VB nói về ý nghĩ của mẹ về giáo dục nước Nhật
Thảo luận:
- TG của điều hay, lẽ phải, của tình thương và đạo lý làm người
- ... ánh sáng tri trức nhân loại
- ... tình bạn, tình thầy trò cao đẹp
- Vô cùng quan trọng
* Khái quát: Qua VB, em hiểu được sự quan tâm, chăm lo của mẹ dành cho con, hiểu được tqtrọng vô cùng của ngày đầu tiên đến trường – mốc qtrọng của cuộc đời con --> chăm lo về trí tuệ.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập

IV.HDVN:
- Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra”.Soạn văn bản “Mẹ tôi”.
Hoạt động của trò

Đọc, tóm tắt ND, chú thích
Tình cảm, nhẹ nhàng
Khai trường: mở trường buổi đầu tiên

Từ mượn, từ HV


Lời của mẹ nói với con trai ;
Ngắm nhìn con ngủ, nghĩ về những việc con làm, không tập trung trằn trọc, ko ngủ được, nhớ về ngày ktrường đtiên của mình
- Vì mẹ rất yêu con, quan tâm đến con, bởi mẹ đã được hưởng tình yêu thương ấy từ bà ngoại, tình cảm ấy là 1 sự tiếp nối thế hệ, là truyền thống hiếu học.


- “Không có mặt trời thì hoa không nở, không có người mẹ thì cả anh hùng và nhà thơ đếu không có” M.G.

Nguồn sưu tầm!
 
A

anconan5a

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lí Lan)
I. VỀ TÁC PHẨM
Tác phẩm là một văn bản nhật dụng.
Về tính chất, văn bản nhật dụng đề cập những yếu tố gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hằng ngày của con ngư­ời và xã hội đư­ơng đại nh­ư thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khoẻ, quyền trẻ em, hiểm hoạ ma tuý...
Ph­ương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Có thể là bút kí, phóng sự, ghi chép, thư­ tín...
Các bài học: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Mẹ tôi (trích Những tấm lòng cao cả) của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài, Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.
2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).
3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.
4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.
5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".
6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội - nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.
2. Cách đọc
Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:
- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.
- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.
- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.
3. Ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn của mỗi con người. Có thể nêu ra các lí do sau:
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh.
- Háo hức vì được đến học ở ngôi trường mới, được quen nhiều bạn mới, thày cô mới.
- Là dấu mốc đầu tiên đánh dấu một bước trưởng thành của con người.
4. Để viết được đoạn văn cần:
- Chọn lọc chi tiết gây ấn tượng nhất (hoặc quan trọng nhất với bản thân em).
- Kể lại sự vệc, chi tiết ấy.

- Chú ý các biện pháp liên kết câu, các câu mở đoạn, kết đoạn và các câu triển khai sao cho đoạn văn được kết nối rõ ràng, rành mạch và gợi cảm.
 
Top Bottom