Soạn bài Tôi đi học

T

thanhhau0000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Soạn bài Tôi đi học
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

Nhà thơ Thanh Tịnh (1911-1988) quê ở ngoại ô thành phố Huế, tên khai sinh là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh. Thanh Tịnh học tiểu học và trung học ở Huế, từ năm 1933 bắt đầu đi làm nghề hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trên nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học,… song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

2. Về tác phẩm:

a) Đọc toàn bộ truyện ngắn, những kĩ niệm về buổi tựu trường đầu tiên được nhà văn diễn tả theo trình tự:

- Từ hiện tại nhớ về quá khứ: tiết trời cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại.

- Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trở về con đường cùng mẹ tới trưởng.

- Cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn các bạn, lúc nghe gọi tên mình vào lớp.

- Tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.

b) Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

- Con đường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.

- Nhân vật “tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay.

- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.

- Ngạc nhiên thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa.

- Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ.

- Giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình.

- Càng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.

- Nghe những tiếng khóc của bạn, cảm thấy bước vào thế giới khác, xa lạ.

- Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên.

c) Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học:

- Ông đốc là một người lãnh đạo nhà trường rất hiền từ, nhân ái.

- Thầy giáo trẻ niềm nở, tươi cười đón nhận học sinh lớp mới.

- Các bậc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em mình trong buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng dự buổi khai giảng và hồi hộp cùng các em.

Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé trong lần đầu đi học tỏ ra rất có trách nhiệm, tạo ra ấn tượng tốt đẹp trong các em ngay từ bổi đầu tiên đến trường.

d) Đặc sắc về nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn:

- Truyện được cấu tạo theo dòng hồi tưởng, mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian và cảm nghĩ chân thành của nhân vật “tôi”.

- Trong truyện, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức kể và tả. Điều đó giúp cho cảm xúc, tâm trạng của nhân vật được thể hiện một cách tự nhiên, hợp lí.

Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ:

- Tình huống truyện.

- Ý nghĩ ngây thơ của nhân vật “tôi”.

- Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và những nhân vật khác qua lời kể của nhân vật “tôi”.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:

- Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Đó là cảm giác náo nức, hồi hộp, ngỡ ngàng với con đường, bộ quần áo, quyển vở mới, với sân trường, với các bạn; cảm giác vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin và vừa nghiêm trang vừa xúc động bước vào giờ học đầu tiên.

2. Cách đọc:

Văn bản Tôi đi học là một văn bản biểu cảm xen tự sự, thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp dẫn của nó không thể hiện qua các sự kiện, xung đột nổi bật. Người đọc sở dĩ cảm nhận được cái dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường là nhờ ngòi bút trữ tình, giàu chất thơ của tác giả. Vì vậy, khi đọc, cần chú ý:

- Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vừa náo nức vừa bỡ ngỡ,…

- Đọc bài văn bằng giọng điệu nhẹ nhàng, trầm lắng, chú ý những đoạn diễn tả các tâm trạng khác nhau: khi thì háo hức, khi thì hồi hộp, lúc lo âu của cậu bé cũng như của các bạn nhỏ. Những câu đối thoại của “ông đốc” cần đọc chậm rãi, khoan thai, thể hiện sự ân cần, niềm nở của những người lớn khi đón các em vào trường.
 
T

thiensu_yuura

I) Tìm hiểu chung :
1. Đọc : Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, ấm áp, dịu dàng, thể hiện cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của tác giả.
2. Tác giả - Tác phẩm :
a) Tác giả :
- Tên khai sinh là Trần Văn Ninh.
- Sinh ngày 12 tháng 2 năm 1911 tại làng Dương Nỗ, ngoại ô Huế. Ông mất ngày 17/7/1988 tại Hà Nội.
- Năm 1993, ông đi làm ở các sở tư rồi sau đó làm nghề dạy học. Thời gian này, ông bắt đầu viết văn, làm thơ và cộng tác với các báo Phong Hóa, Ngày nay, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ Năm, Thanh Nghị, Tinh Hoa,…
- Các tác phẩm đã được xuất bản của ông :
+ Hận chiến trường
+ Quê mẹ
+ Chị và em
+ Ngậm ngải tìm trầm
+ Xuân và Sinh
+ Sức mồ hôi
+ Những giọt nước biển
+ Đi từ giữa mùa sen
+ Thơ ca
+ Thanh Tịnh đời và văn
- Ông được Giải thưởng Hội văn nghệ VN cho những bài độc tấu xuất sắc, Giải thường Nhà Nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
- Trước 1945, thơ ông mang phong cách lãng mạn đậm nét. Trong những bài tiêu biểu như Tơ trời với tơ lòng, Vì đàn câm tiếng, Muôn bến, Rồi một hôm...đều mượt mà, tinh tế, hàm súc nhưng hơi buồn và in rõ dấu ấn bâng khuâng, thơ mộng của truyền thống văn hóa, tinh thần xứ Huế. Trong các tập truyện ngắn Quê mẹ (1941), Chị và em(1942), Ngậm ngải tìm trầm (1943) đều có nhiều truyện đẹp, trong sáng và gợi cảm. Các sáng tác của ông nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đắm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

b) Tác phẩm :
- Xuất xứ : văn bản được in trong tập "Quê mẹ", xuất bản năm 1941.
- PTBĐ : Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm
- Bố cục :
+ Phần 1 : Từ đầu đến "buổi tựu trường" : giới thiệu về những kỷ niệm ngày tựu trường của tác giả
+ Phần 2 : Tiếp đến "bay cao" : Quang cảnh, con người và sự vật trong ngày đầu đi học của tác giả.
+ Phần 3 : Còn lại : NHững kỷ niệm lại gợi về trong tác giả
- Tóm tắt văn bản :
Cậu bé cảm thấy cảnh vật chung quanh đều thay đổi, vì chính lòng cậu đang có sự thay đổi lớn : Hôm nay "tôi" đi học. Trước quang cảnh và con người trong ngày đầu tiên đến trường đã làm cậu có những ý nghĩ ngây thơ nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Cảm xúc của cậu bé khi lần đầu xa mẹ, không khỏi bỡ ngỡ và ngại ngùng. Dần, cậu cảm thấy quen thuộc và gần gũi với tất cả những điều mới lạ ấy, một sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ. Câu chăm chỉ và đánh vần bài tập viết : "Tôi đi học".

II) Phân tích :
Câu 1 :
- Những điều gơi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên là :
+ Lá thu ngoài đường rụng nhiều và trên ko có những đám mây bàng bạc.
+ Mỗi lần thấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường...
- Toàn bộ truyện ngắn, những kỷ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự :
+ Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ đến trường gợi cho "tôi" nhớ về ngày ấy cũng những kỷ niệm trong sáng.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" trên con đường cùng mẹ tới trường.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
Câu 2 : Những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hỗn hợp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi khi :
- Cùng mẹ đi trên đường tới trường :
+ Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ : chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước
+ Tôi thấy trường Mĩ Lý trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm, sân rộng, mình cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng.
+ Một hồi trống thúc vang.
+ Mấy người học trò cũ đến xếp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
- KHi nghe gọi tên :
+ Ông đốc trường Mĩ Lý gọi tên từng người.
+ Tôi cảm thấy chúng tôi được người ta ngắm nhiều hơn hết
- Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên :
+ Tôi thấy lạ lạ và hay hay.
_ Tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen.
Câu 3 : Cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học là cử chỉ rất quan tâm, lo lắng và dịu dàng với tất cả học sinh.
Câu 4 :
- "Tôi quên thế nào được [...] giữa bầu trời quang đãng" :
+ Là 1 hình ảnh so sánh đẹp, trong sáng và đáng yeu, ngây thơ như chính tâm hồn của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
- "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi [...] ngọn núi" :
+ Là hình ảnh so sánh gần gũi với những người ở nơi đây, nơi núi và gió, mây và trời vô cùng thân thuộc.
Câu 5 :
- Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế, sâu sắc.
- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ :
+ Đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
+ Chất trữ tình tha thiết và trong trẻo.
III) Ghi nhớ : SGK
IV) Luyện tập :
Câu 1 : Nhân vật "tôi" trong văn bản "Tôi đi học" với những ý nghĩ ngây thơ, trong sáng, vô tư của một tâm hồn đầy mơ ước và hồi hộp vào ngày đầu đến trường. Cậu bé cảm thấy quang cảnh đến trường, cái quang cảnh mà cậu đã đi qua beiets bao nhiêu lần nhưng hôm nay cậu cảm thấy cảnh vật chung quanh đều thay đổi, vì lòng "tôi" đang có sự thay đổi lớn : "Tôi" đi học. Cậu bé lúng túng, hồi hộp và bối rối vào khoảnh khắc được thầy giáo gọi tên, chứng tỏ rằng những đứa trẻ ấy còn non nớt và ngây thơ lắm, chúng cần vòng tay của cha mẹ để ôm ấp, vỗ về. Tác giả đã khắc họa nên hình tượng nhân vật "tôi" với những cảm nhận sâu sắc và đẹp đẽ.
Câu 2 : Như bao người khác, hồi ký của tôi bắt đầu từ ngày đầu tiên tôi đi học... Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu đến trường, tôi vẫn còn nhớ... như mọi chuyện mới chỉ xảy ra hôm qua thôi. Ngày ấy, tôi cùng mẹ bước đi trên con đường đất dài, con đường mà đối với tôi đã quá đỗi quen thuộc. Cái cảm xúc mà lần đầu xuất hiện trong tôi, cái cảm giác bồi hồi, xao xuyến và lo lắng mà lần đầu tiên, tôi biết được cũng là vào hôm nay, vào ngày đầu tiên tôi đi học. Tất cả thật đẹp, phải không?
 
Top Bottom