Soạn bài "Sự giàu đẹp của tiếng Việt"

A

asuru089

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bác ơi, giúp em với, em học lớp 7 cần soạn bài "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" đây. Sau khi đọc bài này hãy trả lới các câu hỏi:
1/ Tìm bố cục bài, ý chính mỗi đoạn
2/ Cho biết nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay" được giải thích cụ thể trong đoạn đầu như thế nào?
3/ Để cm cho vẻ đẹp tiếng Việt, tác giả đưa ra chứng cứ gì & sắp xếp như thế nào?
4/ Sự giàu có & khả năng phong phú tiếng việt được thể hiện ở những phương tiện nào?
Tìm dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.
Em tìm mãi trên mạng không thấy, tức điên luôn ~X(
Cần gấp, trả lời em sẽ thanks! ;)
 
B

binbon249

Các bác ơi, giúp em với, em học lớp 7 cần soạn bài "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" đây. Sau khi đọc bài này hãy trả lới các câu hỏi:
1/ Tìm bố cục bài, ý chính mỗi đoạn
2/ Cho biết nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay" được giải thích cụ thể trong đoạn đầu như thế nào?
3/ Để cm cho vẻ đẹp tiếng Việt, tác giả đưa ra chứng cứ gì & sắp xếp như thế nào?
4/ Sự giàu có & khả năng phong phú tiếng việt được thể hiện ở những phương tiện nào?
Tìm dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.
Em tìm mãi trên mạng không thấy, tức điên luôn ~X(
Cần gấp, trả lời em sẽ thanks! ;)

Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn .
+ Đoạn 1: " Người Việt Nam ....lịch sử":
Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy .
+ Đoạn 2: Phần còn lại : chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú ( cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp ,sự giàu đẹp ấy cũng là chứng cứ về sức sống của tiếng Việt.
2."Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay".
3. 1. "Tiếng Việt có... thứ tiếng hay": Nêu nhận xét khái quát về phẩm chất tiếng Việt.
2. "Nói thế... cách đặt câu" : Giải thích cái đẹp của tiếng Việt.
3. "Nói thế... các thời kì lịch sử" : Giải thích cái hay của tiếng Việt.
Cách lập luận : Ngắn gọn, rành mạch, đi từ ý khái quát đến ý cụ thể.
Tác dụng : Người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
4. Phương diện :
+ Tiếng Việt đẹp.:..............dẫn chứng............
+ Tiếng Việt hay.:.......................dẫn chứng..........
 
A

asuru089

Bác ơi! Bác trả lời kiểu đó em không hiểu, nhưng em vẫn thanks bác lấy tinh thần.
 
E

emthechiyeuanh_vamotvainguoinua

:-h:-h:-hxin chào các bạn rất vui được gặp các bạn
 
M

meo_map_xau_tinh

soạn nhờ sách giải thì khỏe, bài soạn dài, nhưng chưa chắc hiểu
còn tự soạn thì mệt, bài ngắn (thường là thế :D), nhưng hiểu được phần nào bài mới
 
M

meo_map_xau_tinh

vừa rồi học bài này mới thấy TV đẹp và hay :D
đúng như câu "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN"@-)
 
P

peeswifty_telena

Hướng dẫn soạn bài: Sự giàu đẹp của TV 7

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
Các pạn tham kảo thử nhá, cóa j` đòng góp ý ki`n jum:D:D
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Đặng Thai Mai


I. VỀ TÁC GIẢ
Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:
- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.
- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:
+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;
+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.
2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".
3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.:-SS:-SS:-SS
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao, có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.
 
M

maihuonghg2014

soạn văn bản sự giàu đẹp của tiếng việt

I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Đặng Thai Mai( 1902- 1984 ) Quê ở Thanh Chưng - Nghệ an.
2. Tác phẩm: Trích trong phần đầu bài tiểu luận " Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc ( 1967 ) "
3. Phương thức và mục đích biểu đạt: Nghị luận khẳng định sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
4. Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến thời kì lịch sử
Phần 2: Còn lại
II: Đọc - hiểu văn bản
1. Nhận định " tiếng việt có những thứ đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay "Giải thích:
- Tiếng việt đẹp: Hài hòa về âm hưởng, thanh điệu tế nhị trong đặt câu
- Tiếng việt hay: Có đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm và thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của con người.
2. Chứng minh nhận định: Tiếng việt đẹp, tiếng việt hay
a, tiếng việt đẹp:
- ý kiến nước ngoài: Giàu chất nhạc. rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo
- Nhận xét của tác giả về mặt ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu, giàu hình tượng ngữ âm
b, Tiếng việt hay:
- Dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình ảnh diễn đạt: Từ vựng tăng nhanh theo sự phát triển của xã hội, không ngừng đặt ra những từ ngữ mới. Việt hóa những từ ngữ nước ngoài. Ngữ pháp uyển chuyển hơn, chính xác hơn " đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi !"
-> Tiếng việt hay những diễn đạt tư tưởng tình cảm, phản ánh đời sống phong phú, tinh tế và chính xác. Cái đẹp và cái hay của tiếng việt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật: Theo trình tự lập luận. Sơ kết nhận định, lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng: - Tiếng việt đẹp: ( Hình thức ) Khách quan, chủ quan. Tiếng việt hay ( nội dung ): Từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm.
2. nội dung: Ghi nhớ SGK


:p . Muốn hiểu rõ hơn ;):):D:p:p:|:-*:)>-/:) hãy vào trang Wed của " thư viện bài giảng điện tử " Violet ạ.
 
Top Bottom