Quan sát tranh và SGK : Em hãy xác định nhân vật, sự việc chính trong truyện? So với các truyện ngụ ngôn đã học thì nhân vật trong truyện này có gì đặc biệt?
Nhân vật
cô Mắt
cậu Chân
cậu Tay
bác Tai
lão Miệng
* Các sự việc chính:
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai quyết định chống lại lão Miệng.
Cả bọn mệt mỏi, rã rời, tê liệt.
- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đến chăm sóc lão Miệng và sống vui vẻ.
=> Dùng bộ phận của cơ thể người để nói chuyện người.
? Đang sống hoà thuận, giữa bốn người với lão Miệng bỗng xảy ra chuyện gì?
a) Sự so bì của Mắt, Chân, Tay, Tai với lão Miệng.
- Họ nhận thấy mình phải làm việc vất vả quanh năm. Còn lão Miệng, không làm gì cả chỉ ngồi ăn không.
? Vì sao cô Mắt, cậu Chân , cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
? Các nhân vật bàn tính chuyện gì? Thái độ của họ như thế nào?
Rủ nhau ngừng làm việc.
Thái độ:
+ Hăm hở
+ Không chào hỏi
+ Nói thẳng: "Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa."
-> Họ rủ nhau ngừng làm việc với thái độ đoạn tuyệt.
b) Kết quả của sự so bì.
? Kết quả của sự ngừng làm việc đó là gì?
- Cậu Chân, Tay: không muốn cất mình.
- Cô Mắt: lờ đờ
- Bác Tai: ù ù như xay lúa.
- Lão Miệng: môi khô như rang.
-> Tất cả đều mệt mỏi, rã rời, cất mình không nổi-> Tê liệt.
c) Cách sửa chữa hậu quả.
Câu nói của bác Tai:
"Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được."
? Câu nói của bác Tai có ý nghĩa gì?
Hiểu công việc của lão
Miệng.
- Nhận thấy mối quan hệ
mật thiết giữa mình
với lão.
- Cần tạo sức mạnh
chung.
? Họ sửa chữa sai lầm bằng cách nào? (Hành động và thái độ)
- Hành động: đi đến nhà lão Miệng, vực lão Miệng dậy, kiếm thức ăn cho lão.
Thái độ: tận tình, thân ái.
? Em có nhận xét gì về kết thúc của truyện?
d) Bài học ngụ ý:
? Qua truyện, tác giả dân gian muốn gửi tới chúng ta những bài học gì?
- Không nên ganh tị, so bì.
- Biết nhìn nhận, đánh giá công việc của mình, của người.
- Cần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.
- Phải đoàn kết, gắn bó với tập thể.
- Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi tập thể.
Lời khuyên
"Mỗi người vì mọi người, mọi
người vì mỗi người"
? Từ truyện ngụ ngôn vừa học, em có suy nghĩ gì
về hướng tu dưỡng và rèn luyện của bản thân nhất
là trong đợt thi đua Chào mừng ngày 20- 11 này?
II- Tổng kết
1. Nghệ thuật:
? Truyện sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Nhân hoá, ẩn dụ.
Luyện tập
? Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn? Kể tên những truyện ngụ ngôn đã được học?
Truyện ngụ ngôn: loại truyên kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng