Văn 9 Soạn bài Ánh Trăng

Ats Nguyễn

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười một 2018
116
81
31
19
Hà Tĩnh
THCS Lam Kiều
Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Nhận xét : Bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.
- Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc : Coi vầng trăng như người dưng, thì bỗng mất điện, gặp lại vầng trăng. Trăng vẫn tròn, lặng im soi sáng, không kể gì đến sự vô tình của người đã coi mình là người dưng. Con người bỗng thức tỉnh.
Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Hình ảnh vầng trăng mang những tầng ý nghĩa :
+ Thiên nhiên tươi đẹp gần gũi, gắn bó trong cảnh gian khó.

+ Tuổi thơ ngọt ngào : “Trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ”.
+ Quá khứ thời chiến đấu : quan hệ thân tình khăng khít.
+ Tình nghĩa thủy chung : tình nghĩa trọn vẹn trong sáng năm tháng chiến đấu.
- Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm.
Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
- Kết cấu độc đáo, phát triển theo thời gian. Từ quá khứ hồn nhiên, thân thiết với vầng trăng → hiện tại, về thành phố, sống tiện nghi lãng quên vầng trăng → vô tình gặp lại → nhận ra thái độ sống vô tình của mình, tự soi xét lại.
- Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, trầm lắng suy tư.
→ Góp phần bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.
Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Thời điểm ra đời của bài thơ : sau đại thắng mùa xuân 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố.
- Chủ đề bài thơ : Nhắc về những năm tháng gian lao đã qua của đời người lính.
- Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc "Uống nước nhớ nguồn" gợi đạo lý thủy chung tình nghĩa. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 
Top Bottom